Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công
I. Dàn ýViết đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công
– Kế tên người có ý chí, nghị lực mà em biết
– Hoàn cảnh
– Những hành động vượt khó thể hiện ý chí, nghị lực
– Thành tựu, kết quả đạt được của người ấy
– Bài học cho bản thân ( Cảm nghĩ)
II. Đoạn văn mẫu nói về một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công
1. Đoạn văn 1:
Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi là một người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để bước tới thành công. Từ một cậu bé mồ côi cha, sống một tuổi thơ lang bạt, nghèo khổ, phải đi làm thuê tại các bến cảng sầm uất để kiếm kế sinh nhai, ông đã trở thành một doanh nhân có tầm ảnh hưởng. Đã có lúc ông thất bại trắng tay, nhưng nhờ ý chí, ông đã vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt của tàu chở hàng Pháp, Nga, đưa những con tàu do người Việt Nam sáng tạo như Bình Chuẩn, Thống Nhất vào sử dụng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”, là một trong bốn người giàu có nhất của Việt Nam thế kỉ 20.
2. Đoạn văn 2
Một tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực vươn lên hoàn cảnh khó khăn phải nhắc tới thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thuở nhỏ, cậu bé Ký bị liệt cả hai tay. Tàn nhưng không phế, cậu học cách viết chữ bằng chân. Đã biết bao lần đôi chân ấy bị tê dại đi vì cầm bút, bị vọp bẻ, bao nhiêu trang viết đã hỏng, bao nhiêu tờ giấy trắng đã bê bết mực, bao nhiêu lần bật khóc tức tưởi vì không thể viết một cách bình thường. Nhưng nghị lực đã khiến cậu bé quyết tâm vượt lên số phận, kiên cường luyện tập. Cậu bé ấy giờ đây đã trở thành nhà giáo ưu tú, hai lần nhận Huân chương Lao động Hồ Chí Minh.
3. Đoạn văn 3:
Anh Nguyễn Công Hùng, một anh chàng lập trình viên liệt toàn thân, người đã mở ra trang web hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm thông tin việc làm. Thuở nhỏ, vì căn bệnh hiểm nghèo khiến anh liệt toàn thân, nhưng anh không đầu hàng số phận mà vẫn kiên trì đi học. Đến năm 15 tuổi, anh hoàn toàn không thể cử động được các cơ quan trên cơ thể. Bằng nghị lực của mình, Anh vẫn tự học ở nhà, theo đuổi nghề lập trình. Năm 2003, anh mở một trung tâm dạy tin dành cho người khuyết tật, đồng thời sáng tạo trang web giúp người khuyết tật tìm kiếm việc làm phù hợp. Anh được tạp chí eChip trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin.
4. Đoạn văn 4:
Cô Anna Aderson, 26 tuổi người Mỹ mắc hội chứng down dẫn đến tình trạng không thể đọc hay viết. Nhưng thay vì đầu hàng số phận, cô tìm cách thể hiện suy nghĩ của bản thân qua những bức tranh cô vẽ. Anderson dùng màu nước để tạo nên những bức tranh bộc lộ cảm xúc, tư tưởng của bản thân. Những tác phẩm của cô đã được trưng bày tại triển lãm ở Atlanta và nhiều bang khác. Sở trường của cô là những bức vẽ phong cảnh mang tính trừu tượng, sử dụng các khối màu sắc đối lập để miêu tả thế giới dưới góc nhìn họa sĩ. Trong suốt hai năm qua, Dana đã vẽ được hơn 200 bức tranh. Tài năng đặc biệt này đã đưa cô trở thành người họa sĩ khuyết tật đầu tiên của tiểu bang Alabama triển lãm tranh tại nhiều bang khác ở Mỹ.