Lớp 4

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 4 năm 2021 – 2022

Đề cương học kì 2 môn Địa lý lớp 4 năm 2021 – 2022 mang tới 2 bộ đề cương môn Địa lí 4, cho các em luyện trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận thật nhuần nhuyễn để chuẩn bị thật tốt kiến thức chobài thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao.

Qua đó, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập cuối học kì 2 môn Địa lí 4 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em học sinh cùng tải đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Địa lý lớp 4:

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 4 – Bộ số 1

(Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.)

Câu 1: Ở nước ta, đồng bằng còn nhiều đất chua, đất mặn.

A. Đồng bằng Bắc Bộ.

B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.

C. Đồng bằng Nam Bộ.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là điều kiện để phát triển hoạt động du lịch ở duyên hải miền Trung.

A. Bãi biển đẹp.

B. Khí hậu mát mẽ quanh năm.

C. Nước biển trong xanh.

D. Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?

A. Đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu nắng nóng quanh năm.

C. Có nhiều đất chua, đất mặn.

D. Người dân tích cực sản xuất.

Câu 4: Quan sát bảng số liệu về diện tích và dân số một thành phố năm 2003 sau:

Thành phố Diện tích (km2) Số dân (người)
Hà Nội 921 2 800 000
Hải Phòng 1503 1 700 000
Đà Nẵng 1247 700 000
Thành phố Hồ Chí Minh 2090 5 400 000
Cần Thơ 1389 1 112 000

a. Cho biết năm 2003, thành phố Đà Nẵng có diện tích và số dân là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Cho biết thành phố Đà Nẵng có diện tích và số dân đứng thứ mấy so với các thành phố có trong bảng?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 5: Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là:

A. Đồng, sắt.

B. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt.

C. Dầu khí và khí đốt.

Câu 6: Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm trong bảng sau:

(Trồng lúa, khai thác dầu mỏ, trồng mía lạc, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trồng cây công nghiệp lâu năm, làm muối. )

Tên hoạt động sản xuất Một số điều kiện cần thiết để sản xuất
Nước biển mặn, nhiều nắng.
Biển, đầm phá, sông, người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.
Đất pha cát, khí hậu nóng.
Đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.

Câu 7: Em hãy nêu đặc điểm của khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?

Câu 8: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?

Câu 9: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta?

Câu 10: Em hãy kể tên một số hải sản quý ở vùng biển nước ta?

Câu 11: Đà Nẵng có những điều kiện nào để phát triển du lịch?

Câu 12: Vì sao ở đồng bằng duyên hải miền Trung ngày càng có nhiều du khách đến tham quan?

A. Vì có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh, có nhiều di sản văn hóa.

B. Vì có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh, có nhiều thức ăn ngon.

C. Vì có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều mặt hàng đẹp, có nhiều di sản văn hóa.

Câu 13: Diện tích và số dân của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là:

A. 1095 ki-lô-mét vuông, 4731 nghìn người

B. 2095 ki-lô-mét vuông, 5731 nghìn người

C. 3095 ki-lô-mét vuông, 3731 nghìn người

D. 4095 ki-lô-mét vuông, 5976 nghìn người

Câu 14: Phương tiện đi lại phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ là gì?

A. Ô tô.

B. Xuồng ghe.

C. Xe ngựa.

D. Mô tô

Câu 15: Nêu những điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?

Câu 16: Nêu những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta.

Câu 17: Vì sao ở duyên hải miền Trung khí hậu lại có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam?

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 4 – Bộ số 2

I . PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? Do phù sa của các con sông nào bồi đắp nên?

Trả lời: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta

Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp tạo nên.

Câu 2: Em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ.

Trả lời: Một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ là:

+ Là đồng bằng lớn nhất cả nước, diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ.

+ Phần Tây Nam Bộ có nhiều vùng trũng dễ bị ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

+ Có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, không có đê ven sông để ngăn lũ như ở đồng bằng Bắc Bộ.

+ Mùa khô kéo dài, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.

Câu 3: Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.

Trả lời: + Các dân tộc chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là: Kinh, Khơ –me, Chăm, Hoa.

+ Những lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ là: lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, lễ tế thần cá Ông.

Câu 4: Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?

Trả lời: + Nhà cửa đơn sơ, làm bằng gỗ, tre, lá.

+ Nhà được làm dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

+ Ngày nay nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang được xây dựng ngày càng nhiều.

Câu 5: Em hãy nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước.

Trả lời: Những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước:

+ Có đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm, diện tích rộng lớn.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, có thể làm nhiều vụ lúa mỗi năm.

+ Nguồn nước sông ngòi dồi dào, thuận lợi làm thủy lợi

+ Người dân cần cù lao động.

Câu 6: Em hãy nêu dẫn chứng cho thấy ĐBNB có công nghiệp phát triển nhất nước ta.

Trả lời: ĐBNB có công nghiệp phát triển nhất nước ta thể hiện:

+ Hàng năm, đồng bằng tạo ra được hơn một nửa giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Các ngành công nghiệp nổi tiếng: Khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, may mặc,..

Câu 7: Em hãy mô tả chợ nổi trên sông ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời: Chợ nổi trên sông ở đồng bằng sông Cửu Long thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Từ sáng sớm, việc buôn bán đã diễn ra tấp nập.

Mọi thứ hàng hóa đều có thể mua bán trên xuồng ghe.

Câu 8: Em hãy kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi, giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời: + Một số ngành công nghiệp chính của thành phố Hồ Chí Minh là: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng…

+ Một số nơi vui chơi, giải trí của thành phố Hồ Chí Minh là:

– Thảo Cầm Viên

– Đầm Sen

– Suối Tiên

Câu 9: Em hãy nêu đặc điểm vị trí thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Đặc điểm vị trí thành phố Cần Thơ

+ Ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nằm bên bờ sông Hậu

+ Giáp các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

+ Có thể giao thông thuận lợi với nhiều tỉnh khác bằng đường ô tô, đường sông, đường biển và đường không.

Câu 10: Em hãy nêu một số đặc điểm địa hình của các đồng bằng duyên hải miền Trung.

Trả lời: Một số đặc điểm địa hình của các đồng bằng duyên hải miền Trung.

Diện tích nhỏ, hẹp.

Ven biển thường có các cồn cát cao 20-30m, có các đầm, phá.

Đất kém màu mỡ hơn đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

Câu 11: Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.

Trả lời: Đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Phía Bắc dãy núi Bạch Mã có mùa đông lạnh, phía Nam dãy núi Bạch mã nóng quanh năm.

+ Mùa hạ thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt.

Câu 12: Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung? Ở đây có các dân tộc nào?

Trả lời: Dân cư tập trung khá đông đúc tại đồng bằng duyên hải miền Trung vì ở đây có điều kiện đất đai, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc sinh hoạt, sản xuất

+ Ở đây có người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác.

Câu 13: Em hãy kể tên một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung.

Trả lời: Một số ngành công nghiệp có ở các tỉnh duyên hải miền Trung là: đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền, sản xuất đường mía, chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 14: Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch?

Trả lời: Huế được gọi là thành phố du lịch vì:

+ Có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp: sông Hương, núi Ngự…

+ Có nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao, được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

+ Nổi tiếng với các làn điệu dân ca độc đáo.

Câu 15: Vì sao Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch?

– Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch bởi có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước ( còn gọi là Ngũ Hành Sơn), có bảo tàng Chăm với những hiện vật của người Chăm cổ xưa.

Câu 16: Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta?

Trả lời: Vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta:

Điều hòa khí hậu làm cho mùa hè bớt khô, mùa đông bớt lạnh.

Là kho muối vô tận cho đời sống nhân dân, cho công nghiệp.

Cung cấp khoáng sản (dầu, khí), hải sản để phát triển công nghiệp, xuất khẩu…

Tạo thuận lợi cho việc giao thông giữa nước ta với các nước khác trên thế giới.

Thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nuôi thủy sản.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào trước câu trả lời đúng

Câu 1: Đồng bằng lớn nhất nước ta là?

a. Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Đồng bằng duyên hải miền Trung.

c. Đồng bằng Nam Bộ.

Câu 2: Những loại đất nào có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ?

a. Đất phù sa, đất mặn.

b. Đất mặn, đất phèn.

c. Đất phù sa, đất phèn.

Đất phù sa, đất mặn, đất phèn.

Câu 3: Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ là:

a . Người Kinh, Thái, Mường.

b. Người Kinh, Khơ –me, Chăm, Hoa.

c. Người kinh, ba- na, Ê-đê.

Câu 4: Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân miền Tây Nam Bộ là:

a.Xe ngựa.

b . Xuồng, ghe.

c. Ô tô

Câu 5: Nơi sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước ta là:

a. Thành phố Đà Nẵng.

b. Đồng bằng Bắc Bộ

c. Đồng bằng Nam Bộ.

Câu 6: Chợ nổi có ở:

a. Vùng núi phía Bắc

b. Đồng bằng ven biển miền Trung.

c. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7: Các ngành công nghiệp nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ:

a. Khai thác dầu khí, sản xuất điện.

b. Hóa chất, phân bón, cao su

c. Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may mặc

d. Tất cả các ý trên.

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button