Tiểu sử nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Nguyễn Huy Tưởng

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6-5-1912 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con (giáp) chuột (Nhâm Tý 1912). Nguyễn Huy Tưởng xếp hạng nổi tiếng thứ 59489 trên thế giới và thứ 49 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình nho giáo ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ông là người sáng lập đồng thời là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, khi ông mới 48 tuổi. Tên của ông được đặt cho một phố của thủ đô Hà Nội.

* Giải thưởng: Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

* Các tác phẩm:

  • Vũ Như Tô (năm 1943)
  • An Tư công chúa (năm 1944)
  • Bắc Sơn (năm 1946)
  • Ký sự Cao Lạng (ký, năm 1951)
  • Những người ở lại (năm 1948)
  • Bốn năm sau (năm 1959)
  • Sống mãi với Thủ Đô (năm 1961)
  • An Dương Vương xây thành ốc
  • Truyện anh Lục
  • Đêm hội Long Trì (năm 1942)
  • Chiến sĩ ca-nô
  • Cột đồng Mã Viện (năm 1944)
  • Tìm mẹ
  • Truyện Anh Lục (năm 1955)
  • Anh Sơ đầu quân (tập kịch, năm 1949)
  • Lũy hoa (năm 1960)
  • Truyện phim Lũy hoa (năm 1961)
  • Lá cờ thêu sáu chữ vàng về Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản
  • Lá cờ thêu sáu chữ vàng
  • Năm 2006 NXB Thanh Niên tập hợp nhật ký của ông và phát hành thành mang tên Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

Nguyễn Huy Tưởng thời trẻ

Năm ông lên bảy tuổi thì cha mất, mẹ gửi ra Hải Phòng ở với gia đình người chị, học tiểu học ở trường Bonnal.

Ông bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên học sinh ở Hải Phòng năm 1930.

Năm 1932, đậu bằng thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán.

Ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế quan) ở Hải Phòng năm 1935, sau đó quay về Hà Nội.

Năm 1938 ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng.

Ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật năm 1943 và được bầu làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên.

Tháng 6/1945, Nguyễn Huy Tưởng tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc. Đến tháng 8 cùng năm, ông đi dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Ông còn là đại biểu văn hóa cứu quốc, giúp biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên Phong. Tiếp đó ông giữ chức vụ Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới. Cách mạng Tháng Tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội văn hóa cứu quốc.

Nguyễn Huy Tưởng là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Tháng 4/1946, vở kịch Bắc Sơn của ông được công diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội đem lại thành công lớn. Đến tháng 7, ông được bầu là Phó thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Tháng 12 năm 1946, toàn quốc kháng chiến, ông tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến lên Việt Bắc. Tiếp tục hoạt động văn hóa, ông là ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, sau đó làm thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng.

Năm 1951, ông tham gia chiến dịch biên giới. Trong hai năm 1953, 1954 ông công tác giảm tô trong cải cách ruộng đất.

Hòa bình lập lại 1954, ông làm Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button