Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy truyện ngắn Làng của Kim Lân với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.
*********
Sơ đồ tư duy bài Làng – Kim Lân
Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Làng
– Luận điểm 1: Phân tích tình huống truyện
– Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai
+ Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ về cái làng của mình;
+ Ông Hai thường xuyên theo dõi tin tức kháng chiến;
+ Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây;
+ Tâm trạng ông Hai khi tin đồn được cải chính.
Và rồi tin làng ông Việt gian theo Tây đã được cải chính, ông lại rơi vào sư hả hê sung sướng, hạnh phúc vô bờ. Ông lại được khoe về làng, được tự hào về làng thậm chí ông khoe cả cái nhà ông bị Tây đốt cháy, ông kể tỉ mỉ, chi tiết cho bác Thứ nghe về trận đánh hôm Tây nó vào khủng bố, chúng nó cả bao nhiêu thằng chúng ta đánh được bao nhiêu, làng ông chống đỡ, phòng ngự ra sao, như chính ông lão vừa dự trận đánh vậy. Đến đây, ta thấy được nội tâm, tâm trạng ông Hai đã có sự thay đổi rõ rệt, từ tình huống thay đổi mà con người cũng đổi thay, sự đau đớn tột cùng giờ đã chuyển sang hả hê sung sướng. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của nghệ thuật xây dựng tình, huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật đối với một tác phẩm văn học.
>> Xem dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
Luận điểm 1: Tình yêu, niềm tự hào về làng của ông Hai.
Luận điểm 2: Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Luận điểm 3: Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.
Nhân vật ông Hai được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng. Ngôn ngữ nhân vật giản dị, chân thật, giàu cảm xúc. Diễn biến tâm trạng được bộc lộ trực tiếp qua những cảm xúc, suy nghĩ và thông qua cả cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ. Đồng thời quá trình vận động tâm lí cũng hết sức hợp lí từ nhớ nhung, mong mỏi đến bất ngờ, bàng hoàng, chìm trong tủi nhục, đau khổ và cuối cùng là niềm vui mừng vỡ òa, hạnh phúc tột cùng.
Cùng tham khảo một số bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai đặc sắc!
Sơ đồ tư duy cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Luận điểm 1: Ông Hai với tình yêu làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng
Luận điểm 2
: Tâm lý giằng xé của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
Luận điểm 3: Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính
Nhân vật ông Hai là điển hình cho người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Đối với ông, tình yêu làng quê gắn với cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Tất cả buồn vui của ông đều bắt nguồn tù chuyện làng, tin cách mạng. Thói hay khoe làng cho thấy tình yêu và niềm tự hào của lão nông ấy đối với ngôi làng chợ Dầu: ông khoe làng có chòi phát thnah cao bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, khoe đường làng lát toàn đá xanh…Sau cách mạng tháng Tám, ông lại khoe về tinh thần kháng chiến ở làng với niêm kiêu hãnh vô bờ. Yêu làng như thế nên khi phải xa làng, đến nơi tản cư, ông lão nhớ làng lắm, nhớ những ngày đào hầm, đắp ụ, nhớ những khóa bình dân học vụ…Phải có tình cảm gắn bó máu thịt với mảnh đất chôn rau cắt rốn, ông Hai mới mang trong mình nỗi nhớ da diêt đến vậy.
Xem các bài văn mẫu hay nêu cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Sơ đồ tư duy phân tích tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
Luận điểm 1: Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai
Luận điểm 2: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai
Luận điểm 3: Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật
Nhưng phải đợi cho đến lúc ông Hai bộc lộ các cảm xúc buồn vui, yêu ghét một cách mạnh mẽ và quyết liệt của mình trước những tình huống bất ngờ xảy ra ta mới thấy hết được mức độ chuyển biến sâu sắc của người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Bắt đầu bằng việc cái tin làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian qua các người dân đi tản cư mang đến. Tiếp nhận tin dữ đó, ông nghe như tiếng sấm đột ngột nổ bên tai, “cổ họng ông nghẹn ắng hẳn lại” rồi tiếng nói của ông không thoát ra nổi để trở thành “rặn è è trong cổ”. Bên ngoài ông cố tỏ ra bình thường nhưng tâm hồn ông bấn loạn khiến da mặt “tê rân rân” của sự xấu hổ xen lẫn hoài nghi và đau khổ. Cuộc sống của ông thay đổi hoàn toàn, từ lời ăn tiếng nói đến cách cư xử hằng ngày. Hình như ông không muốn ai nhìn thấy sự xuất hiện của mình ở trên đời này, ông đầm ra hay suy luận, bán tín bán nghi… khó có ai thấy lại được con người lao động cởi mở, hồn hậu, ăn to nói lớn của ống trước kia nữa. Ông đau đớn, tủi hổ vì cái làng mà ông tự hào trước đây đã có hành động xấu hổ, nhục nhã như vậy. Những ý nghĩ đen tối, những nỗi đau khổ vật vã túc trực trong ông. Mới trước đấy còn thiết tha hướng về làng quê, chỉ lo không được trở lại làng nữa, vậy mà trong phút chốc ông đau đớn đi đếri quyết định trái ngược lại: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Cuộc trò chuyện tâm tình với đứa con út và những giọt nước mắt của ông đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó, yêu thương làng quê của người nông dân xưa kia không thể tách rời tình yêu Tổ quốc, lòng căm thù không đội trời chung với giặc Pháp xâm lược. Lúc này, yêu làng là phải sát vai, chung sức đánh đuổi quân thù để đất nước được giải phóng, quê hương được yên bình. Nếu làm ngược lại là hành động phản bội không thể tha thứ được !
>> Xem thêm: Cảm nhận về tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Tìm hiểu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng
I. Tác giả Kim Lân
– Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài
– Quê quán: Huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh
– Sự nghiệp sáng tác
+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bắt đầu viết từ năm 1941
+ Tác phẩm của ông được đăng trên các báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật.
+ Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
+ Những tác phẩm tiêu biểu: “Vợ nhặt”, “Làng”, “Nên vợ nên chồng”…
– Phong cách sáng tác: Ông chuyên viết truyện ngắn nên ngòi bút của ông luôn vững vàng, ông hay viêt về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
II. Truyện ngắn Làng
A. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
2. Tóm tắt truyện ngắn Làng
Ông Hai là một người nông dân sống ở làng Chợ Dầu, do chiến tranh nên ông phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn tự hào về cái làng của mình và mang nó khoe với mọi người. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, xấu hổ tới mức cứ cúi gằm mặt xuống mà đi. Suốt mấy ngày ở nhà, ông chẳng dám đi đâu, mang nỗi ám ảnh nặng nề, đau đớn, tủi hổ, bế tắc, tuyệt vọng. Tâm trạng ông bế tắc khi mụ chủ nhà nói sẽ đuổi hết người làng Chợ Dầu khỏi nơi sơ tán. Rồi cái tin cải chính khiến ông sung sướng đi khoe về làng mình với tâm trạng như lúc ban đầu, ông hạnh phúc khi khoe Tây nó đốt nhà mình.
3. Bố cục
– Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
– Phần 2 (Từ tiếp đến “ đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc
– Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính
4. Giá trị nội dung
Truyện ngắn Làng đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực , sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.
5. Giá trị nghệ thuật
Tác giả đã rất thành công trong việc phân tích tình huống truyện ngắn làng: tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.
B. Tìm hiểu chi tiết
1. Hoàn cảnh đặc biệt của ông Hai
+ Xuất thân là một người nông dân quanh năm gắn bó với lũy tre làng
+ Một người yêu làng nhưng phải rời làng đi tản cư
2. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư
a. Tình cảm của ông Hai với làng
– Ông đau đáu nhớ về quê hương, nghĩ về “những ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng
– Ông khoe về làng: giàu và đẹp, lát đá xanh, có nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh, phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre
– Ông luôn đến phòng thông tin nghe ngóng tình hình về ngôi làng của mình
b. Tình cảm của ông Hai với đất nước, với kháng chiến
– Ông Hai yêu nước và giàu tinh thần kháng chiến
+ Đến phòng thông tin đọc báo, nghe tin tức về kháng chiến.
+ Lúc nào cũng quan tâm đến tình hình chính trị thế giới, các tin chiến thắng của quân ta
+ Trước những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan cứ múa cả lên
⇒ ngôn ngữ quần chúng, độc thoại ⇒ Tự hào, vui sướng, tin tưởng khi nghe tin về cuộc kháng chiến, đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc
2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc.
a. Khi vừa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
– Khi mới nghe tin, ông sững sờ, xấu hổ:
+ “Cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân”
+ Lặng đi không thở được, giọng lạc đi
+ Lảng chuyện, cười nhạt, cúi gằm mặt xuống mà đi
⇒ Nghệ thuật miêu tả tầm lí nhân vật ⇒ bẽ bàng, xấu hổ, ê chề nhục nhã.
b. Về đến nhà trọ.
– Nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt giàn ra.
– Ông tự hỏi và buồn thay cho số phận những đứa con của mình: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”
– Ông nắm chặt tay, rít lên: “chúng bay … mà nhục nhã thế này”
⇒ Nghệ thuật miêu tả tâm trạng qua hành động, thái độ, cử chỉ ⇒ Nỗi cay đắng tủi nhục, uất hận trước tin làng theo giặc
c. Những ngày sau đó.
– Không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, chột dạ, nơm nớp, lủi ra một góc, nín thít.
⇒ Nỗi ám ảnh nặng nề, biến thành sự sợ hái thường xuyên.
– Khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi: ông bế tắc, tuyệt vọng.
– Ông băn khoăn trước quyết định “hay là về làng” nhưng cuối cùng ông đã gạt bỏ ngay ý nghĩ bởi đối với ông: “làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ”
– Ông trò chuyện với đứa con út để khẳng định thêm : “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”
3. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.
– Thái độ ông Hai thay đổi hẳn:
+ “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”
+ mồm bỏm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy
+ Chạy đi khoe khắp nơi về làng của mình
⇒ Vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không theo giặc, cũng đồng thời thấy được tình yêu làng, yêu nước của người nông dân như ông Hai
Xem thêm tài liệu tham khảo về truyện ngắn Làng của Kim Lân:
- Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai
- Đóng vai ông Hai kể lại truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
- Tuyển tập các đề văn về bài Làng
*********
Trên đây là sơ đồ tư duy truyện ngắn Làng của Kim Lân do Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Tham khảo ngay sơ đồ tư duy bài Làng của Kim Lân, hệ thống kiến thức về truyện ngắn Làng ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)