Đề bài: Phân tích hình ảnh gia đình có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt
Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh gia đình có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt
Bài làm
Gia đình có người vợ nhặt.
a. Anh Tràng
– Hình dáng: xấu (bộ mặt thô kệch, đầu trọc nhẵn…).
– Hoàn cảnh: quá nghèo (mặc cái áo nâu cũ nát, ở cái nhà rúm ró với tấm phên rách trong nhà và những búi cỏ dại ngoài vườn…), lại là dân ngụ cư (thường bị khinh rẻ).
– Tâm trạng: khá phức tạp. Chợt vui, chợt buồn (Vui khi đưa về qua lối xóm: mặt phớn phở, hai mắt sáng lấp lánh. Trước đó, khi chưa “nhặt” được vợ thì hai con mắt gà gà đắm vào bóng chiều. Buồn khi đưa vợ về đến nhà thấy cảnh nhà quạnh vắng, bừa bộn xơ xác). Tràng vui vì hoàn cảnh bản thân gia đình như vậy mà bỗng dưng có vợ. Nhưng anh cũng buồn vì không biết bà mẹ có chấp nhận không và liệu có vượt qua được cái đói, cái nghèo không.
Rồi tâm trạng Tràng chuyển biến: Anh thấy yêu thương, vui sướng và điều quan trọng hơn, anh thấy mình “nên người”. Sự gắn bó trong cảnh khổ, mối yêu thương, hạnh phúc gia đình khiến Tràng có cuộc sống của một con người có trách nhiệm (Trước đó chắc hẳn Tràng thường uống rượu mỗi ngày thể hiện trong dáng đi “ngật ngưỡng”, và cũng chẳng gắn bó vun vén gì với cái nhà rách nát, cô quạnh của mình). Từ đây, con người lao động nghèo cực này hướng tới một tương lai biến đổi tốt lành (Trong óc anh, hai lần hiện ra lá cờ đỏ rất to, rất đẹp và đám người đi phá kho thóc). Chiều xuống, xu thế tất yếu Tràng là nhập vào đám người cùng khổ đó.
b. Người vợ
Từ chỗ bốp chát, khá chua ngoa đã trở nên hiền hậu, chịu thương chịu khó trong vai trò nàng dâu mới.
c. Bà mẹ Tràng
Khi biết con có vợ, bà đã ai oán xót thương (không biết có sống được qua cơn đói khát này). Rồi bà cụ mừng vì con có gia đình và mở rộng lòng thương yêu đùm bọc (qua lời chấp nhận con dâu và khuyên nhủ hai con). Hơn thế nữa, người mẹ giàu lòng nhân hậu này còn vui sướng khác thường (qua vẻ tươi tỉnh và khuôn mặt vốn bủng beo, u ám đã rạng rỡ hẳn lên). Từ đó giữa hiện tại xám xịt, bà cụ Tứ đã hình dung ra một tương lai khá hơn (qua lời bàn chuyện mua đôi gà và sẽ có đàn gà).
Tóm lại, chớm vào hạnh phúc nghiệt ngã, bà mẹ già mừng mừng tủi tủi, muốn vun vén trong cảnh nghèo còn người con trai dường như lại hướng tới cuộc đấu tranh. Truyện thể hiện tính nhân đạo độc đáo: trong đói khổ cận kề với cái chết, con người vẫn thương yêu đùm bọc nhau, vẫn muốn gây dựng hạnh phúc. Tính nhân đạo sâu xa còn ở chỗ: sự đùm bọc con người đã biến đổi con người, làm con người NGƯỜI hơn và muốn thay đổi hoàn cảnh, cuộc đời. Cuộc khởi nghĩa của Việt Minh, của những người như vợ chồng Tràng cấp bách phải đến (Đến một bà già nông dân cũng hiểu tội ác của bọn xâm lược bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, bắt đóng thuế; một phụ nữ ít học – người vợ nhặt – cũng biết đến việc phá kho thóc, đến Việt Minh).
——————-HẾT——————–
“Vợ nhặt” là một tác phẩm nổi tiếng của văn học hiện thực Việt Nam, tái hiện thành công sự nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của con người trước nạn đói năm 1945. Cùng với việc phân tích hoàn cảnh gia đình có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt, để hiểu rõ hơn về nội dung, giá trị nhân văn của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu liên quan đế tác phẩm vợ nhặt trên trang Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội như: Phân tích bối cảnh nhặt vợ trong truyện Vợ nhặt, Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Vợ nhặt, Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt, Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo,…
Tiếp theo, để ôn tập, làm tốt đề văn phân tích truyện vợ nhặt, các em cần nắm được phương pháp làm mở bài hay, lôi cuốn. Nếu gặp khó khăn chưa biết bắt đầu từ đâu, các em có thể tham khảo 4 cách mở bài truyện Vợ nhặt của Kim Lân trong bài viết của chúng tôi và tìm ra các gợi ý hay để bổ sung vào bài làm của mình.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)