Giáo Dục

Đáp án câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2021 lần thứ nhất

Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2021 kì I

Thực hiện Kế hoạch số 1835/KH-BTP ngày 31/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2021”, Bộ Tư pháp đã tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” lần thứ nhất năm 2021 với chủ đề “Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”. Mời các bạn cùng tham khảo Đáp án câu hỏi Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến” năm 2021 lần thứ nhất được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sưu tầm và đăng tải.

ĐÁP ÁN BỘ CÂU HỎI THI
TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN KỲ I

Chủ đề: Quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Câu 1. Nội dung nào không thuộc nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?

A. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản

B. Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với các quy định của pháp luật được khuyến khích

C. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực

D. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Đáp án: B (Theo Điều 3)

Câu 2. Ai có thẩm quyền tuyên bố một người là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ cho người này?

A. Uỷ ban nhân dân cấp xã

B. Uỷ ban nhân dân cấp huyện

C. Tòa án nhân dân

D. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện

Đáp án: C (Theo Điều 23)

Câu 3. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 đâu không phải là tài sản?

A. Vật

B. Giấy tờ không có giá

C. Giấy tờ có giá và quyền tài sản

D. Tiền

Đáp án: B (Theo khoản 1, Điều 105)

Câu 4. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về ai?

A. Nhà nước

B. Ủy ban nhân dân cấp xã

C. Người phát hiện tài sản

D. Người quản lý tài sản

Đáp án: C (Theo Điều 228)

Câu 5: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi thỏa mãn điều kiện nào?

A. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

B. Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện

C. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

D. Khi thỏa mãn đủ cả 3 điều kiện nêu tại phương án A, B, C

Đáp án: D (Theo Điều 117)

Câu 6. Sau khi nhặt được chiếc máy tính xách tay do người khác bỏ quên, Bình đã bán cho An (chủ cửa hàng mua bán máy tính) với giá năm triệu đồng. Hùng đã đến cửa hàng của An mua chiếc máy tính đó với giá sáu triệu đồng. Giao dịch nào bị coi là vô hiệu?

A. Giao dịch mua bán chiếc máy tính xách tay giữa Bình và An

B. Giao dịch mua bán chiếc máy tính xách tay giữa An và Hùng

C. Cả giao dịch mua bán chiếc máy tính xách tay giữa Bình với An và giữa An với Hùng đều vô hiệu

D. Cả giao dịch mua bán chiếc máy tính xách tay giữa Bình với An và giữa An với Hùng đều không bị coi là vô hiệu

Đáp án: A

Theo Điều 117 và Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật Dân sự.

Câu 7. Khi nào việc sử dụng hình ảnh cá nhân không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ?

A. Hình ảnh được sử dụng trong các hoạt động xã hội vì cộng đồng

B. Hình ảnh được sử dụng trong các hội nghị, hội thảo mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh

C. Hình ảnh được sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ

D. Hình ảnh được sử dụng trong các tác phẩm báo chí xuất bản

Đáp án: B (Theo khoản 2, Điều 32).

Câu 8. Việt nhặt được chiếc ví có 05 triệu đồng nhưng không biết của ai, vậy khi nào thì Việt được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó?

A. Ngay tại thời điểm Việt nhặt được chiếc ví đó

B. Sau 01 năm, kể từ thời điểm Việt nhặt được chiếc ví đó

C. Không được xác lập quyền sở hữu mà phải sung công quỹ

D. Sau 01 năm, kể từ ngày Việt thông báo công khai về việc nhặt được 05 triệu đồng mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận

Đáp án: D (theo Điều 230)

Theo Điều 230 BLDS năm 2015: Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì Việt sẽ được xác lập quyền sở hữu đối với chiếc ví đó do đây là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Câu 9. Hưởng ứng khởi nghiệp sáng tạo, Nam (16 tuổi) có ý tưởng phát triển phần mềm. Là chỗ chị em thân thiết, Nam hỏi vay chị C số tiền 30 triệu đồng để đầu tư xây dựng phần mềm. Tin tưởng vào năng lực của Nam, chị C đã cho Nam vay 30 triệu đồng mà không hỏi ý kiến bố mẹ Nam. Do không bán được phần mềm nên đến hẹn, Nam không có khả năng trả chị C số tiền đã vay. Trường hợp này ai chịu trách nhiệm phải trả nợ khoản vay 30 triệu đồng cho chị C?

A. Nam

B. Bố mẹ Nam

C. Cả Nam và bố mẹ Nam

D. Cả Nam, bố mẹ Nam và chị C

Đáp án: A (Theo khoản 4, Điều 21).

Theo Khoản 4 Điều 21: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản giữa Nam và chị C là tiền, không phải là bất động sản, cũng không phải là động sản phải đăng ký và cũng không thuộc giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Vì vậy, Nam được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản với Chị C mà không cần sự đồng ý của bố mẹ A. Hơn nữa, khi cho Nam vay tài sản, Chị C cũng không hỏi ý kiến bố mẹ Nam mà vẫn cho Nam vay nên trong trường hợp này Nam phải chịu trách nhiệm trả nợ.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button