Giáo Dục

Dàn ý nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt

dan y nghi luan ve hien tuong me tin qua da cua nguoi viet

Dàn ý nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt

I. Dàn ý nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt

1. Mở bài

– Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, thờ tự là những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp và đặc sắc của dân tộc cần được lưu giữ và trân trọng.
– Thế nhưng cho đến ngày hôm nay, những nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp ấy dần bị bóp méo, làm sai lệch, xấu xí bởi một bộ phận những con người thiếu hiểu biết, mê tín quá đà, điều này ta có thể thấy rõ ràng thông qua các lễ hội chùa chiền hằng năm.

2. Thân bài

* Giải thích về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, thờ tự của người Việt:
– Là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở thái độ tôn kính, trân trọng các vị thần, phật nhằm đem lại cảm giác yên tâm, tin tưởng về một cuộc sống yên bình.
– Thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc bề trên, các vị anh hùng, thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn người Việt Nam.

* Thực trạng mê tín quá đà ngày nay tại các lễ hội:
– Văn hóa tâm linh ở các lễ hội chùa chiền dần bị “biến dạng” làm xấu đi hình ảnh chốn linh thiêng, hủy hoại đi những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
– Điều đó xuất phát từ những hành động mê tín quá đà của một bộ phận những con người thiếu cả ý thức lẫn đạo đức, trở thành vấn nạn chung cho toàn xã hội, là vấn đề cần phải giải quyết và ngăn chặn cấp bách.
+ Cho rằng cứ phải mâm cao cỗ đầy, rượu thịt các loại, hương khói nghi ngút mới là tỏ lòng thành kính.
+ Lúc khấn vái thì ra điệu bộ thành kính nhưng toàn cầu những điều dung tục tầm thường, như mong được giàu có, được thuận lợi trong đường công danh,…
+ Người người chen lấn xô đẩy, chỉ để tranh lộc, nhét tiền vào tay, chân Phật, xoa tiền vào chuông đồng, rồi thì tranh nhau rải tiền, rải gạo khắp nơi, để chốn liêng thiêng thành một nơi lộn xộn đầy rác thải.
+ Cãi vã, xô xát, những tiếng chửi rủa, tục tĩu được vô tư phát ra ngay dưới mắt Phật mà họ không hề thấy xấu hổ, sám hối hay ngượng miệng.
+ Vô tư cười đùa, xả rác, chơi bài, đánh bạc, viết vẽ bậy trong khuôn viên chùa.
+ Bỏ công bỏ việc, bỏ nhà bỏ cửa chỉ để hối hả, chen lấn, lặn lội đến một ngôi chùa nào đó mà nghe nói là rất “thiêng”, để tiếp tục cầu nguyện khấn vái cho lòng tham hư vinh, vật chất của mình.

* Bàn luận:
– Hành động mê tín quá đà như rải tiền, rải gạo, chen lấn xô đẩy dâng hương không đem lại của cải vật chất mà chỉ chứng minh lòng tham vô đáy của con người.
– Cuộc sống là một chuỗi những quy luật nhân quả và do chính bản thân chúng ta nắm bắt và quyết định.
+ Sống lương thiện, chăm chỉ làm ăn thì ắt nhận được những đền đáp xứng đáng.
+ Chăm chỉ chùa chiền lễ phật nhưng lười biếng, ăn ở thất đức thì ắt gặp quả báo, mạt vận.

* Liên hệ bản thân:
– Nhận thức được những điều mê tín dị đoan quá đà, tránh phạm phải
– Ra sức tuyên truyền cho bạn bè người thân cùng biết.

3. Kết bài

– Suy cho cùng, việc mê tín quá đà ở một bộ phận người dân đã gây ra những tác động tiêu cực trong nhận thức, làm xấu đi hình ảnh chốn liêng thiêng, là vấn nạn chung khó giải quyết của toàn xã hội.
– Là công dân Việt Nam, chúng ta cần cố gắng tu dưỡng đạo đức, học tập thật giỏi, có nhận thức đúng đắn về các hoạt động văn hóa tâm linh, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, đồng thời ngăn chặn các hành động vô ý thức, xấu xí làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội, đất nước.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt

Từ xa xưa đến nay, việc thờ tự cúng bái hay đi lễ chùa vào ngày lễ tết, ngày rằm đã trở thành một phong tục không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Đó vốn là những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp và đặc sắc của dân tộc cần được lưu giữ và trân trọng. Thế nhưng, cho đến ngày hôm nay, những nét văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp ấy dần bị bóp méo, làm sai lệch, xấu xí bởi một bộ phận những con người thiếu hiểu biết, mê tín quá đà, điều này ta có thể thấy rõ ràng thông qua các lễ hội chùa chiền hằng năm, nơi tụ tập nhiều du khách từ thập phương đổ về cúng bái, vãn cảnh.

Ông cha vẫn thường có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc cúng bái tổ tiên, hay lễ lộc chùa chiền vào những ngày Tết nhất trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, nó chỉ dừng lại ở thái độ tôn kính, trân trọng các vị thần, Phật nhằm đem lại cảm giác yên tâm, tin tưởng về một cuộc sống yên bình, đồng thời thể hiện tấm lòng thành kính với các bậc bề trên, các vị anh hùng, thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn người Việt Nam. Đó là tấm lòng luôn hướng về Phật tổ, hướng về cái thiện, hướng về vẻ đẹp toàn diện chân – thiện – mỹ trong cuộc đời. Điều đó chẳng có gì đáng chê trách, bởi nó khiến cho cuộc sống và tâm hồn của con người trở nên đẹp đẽ, trong sáng và tích cực hơn cả…(Còn tiếp)

>> Bài văn mẫu đầy đủ Nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt

 

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button