Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu chơi chữ là gì? Các kiểu chơi chữ trong Tiếng Việt? Hướng dẫn cách chơi chữ đơn giản, hiệu quả,…
Chơi chữ là gì ?
Chơi chữ là lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, châm biếm… làm câu văn thêm phần hấp dẫn và thú vị hơn.
– Ví dụ minh họa:
Anh về câu rạo anh đi.
Mai sau trải lẻ, ta thì kết đôi.
==> Các từ chơi chữ gồm: câu rạo – > Cạo râu, trải lẻ – > trẻ lại.
Các kiểu chơi chữ trong Tiếng Việt
Chơi chữ bằng biện pháp nói lái
– Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, nó có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc bông đùa…
==> Loại này không phải người đọc nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.
+) Trong câu đối, ca dao
- Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho cuộc sống.
Ví dụ minh họa:
– “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.
– “Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp”.
+) Trong thơ ca
- Dùng để ẩn dụ hay châm biếm hiện thực khách quan, con người…
Ví dụ minh họa:
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.
Trái gió thành ra phải lộn lèo!
(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).
Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm
– Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm, thường được gọi là từ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
==> Cách chơi chữ này mang nhiều hàm ý và nghĩa thường châm biếm, đả kích là chính.
Ví dụ minh họa:
+) Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông
+) Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy.
Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa
– Là các từ khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau
Ví dụ minh họa:
+) Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp
+) Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu
– Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.
Ví dụ minh họa:
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
Mộng mị mỏi mòn mai một một
Mỹ miều may mắn mấy mà mơ
Chơi chữ bằng chiết tự
– Một kiểu từ Hán Việt được sử dụng trong thơ ca thời xưa, loại nay tương đối khó nhận biết nếu bạn không có nhiều kiến thức về từ điển Hán Nôm.
Ví dụ minh họa:
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.
Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.
Lung khai trúc sản, xuất chân long.
Một số câu chơi chữ vui, dí dỏm
1. Hồn nhiên như con điên.
2. Già như trái cà
3. Đuối như trái chuối
4. Đói như con sói
5. Chán như con gián
6. Ngây thơ như bò đeo nơ.
7. Hãy cho tôi một điểm tựa…tôi đuối quá!!!
8. Ngu như con cóc,ngốc như con milu.
9. Sành điệu như củ kiệu
10. Thà nhịn đói chứ không nhịn nói.
11. Muốn nhanh thì cứ phải từ từ.
12. Luôn luôn lắng nghe lâu lâu mới hiểu.
13. Chuẩn ko cần chỉnh.
14. Thà đầu hàng chứ không chịu chết
15. Tôi từng có nhiều ham muốn.Ham muốn nhất bây giờ là bỏ được các ham muốn khác
16. Cao nhân tắt thở vô phương trị.
17. Xấu mà biết phấn đấu.
18. Xấu xấu nhưng kết cấu nó hài hoà.
19. Nhìn vào tấm gương sáng,rọi vào đó mới thấy thân xác hoang tàn… nhưng đẹp trai.(Kiếp đẹp trai cờ bạc của bác Mạnh:D)
20. Giàu đi xe hơi uống bia ôm,Nghèo đi xe ôm uống bia hơi.
21. Thứ 7 máu chảy về tim,lim dim đi tìm chỗ ngủ.
22. Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi,Hãy tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo.
23. Dân thường chơi đẹp, đè bẹp dân chơi
24. Tắt điện sản xuất….tương lai.
25. Chả biết gì về điện mà đòi đi sửa…ống nước.
26. Sống đơn giản cho đời thanh thản.Cứ hồn nhiên rồi sẽ bình yên
27. Tôi yêu Việt Nam “đồng”
28. Nhớ đến em anh vững vàng tay lái.Nhớ đến mẹ anh nhẹ nhàng tay ga An toàn là bạn …tai nạn là …vào hòm.
29. Số lượng gái cua được tỉ lệ thuận với dung tích xilanh xe bạn chạy
30. ” Khi tôi ăn cơm…Cả quán dõi theo từng động tác.Tự Tin – Gắp Nhanh – Phong Cách. Tôi thích cơm bụi.Cơm bụi rất lôi cuốn.Lôi cuốn là phải ăn nhanh.Ăn nhanh là sạch sẽ. Tôi là…Sinh Viên Nghèo!!!! ”
31. ” Khi tôi chạy…Mọi người dõi theo từng bước chạy của tôi. Mạnh Mẽ – Tự Tin – Thần Tốc. Chạy rất lôi cuốn.Lôi cuốn là phải chạy nhanh.Chạy nhanh thì mới thoát tôi.Tôi là…Cướp !!!
32. ” Nói xấu là một nghệ thuật và người nói xấu dễ là…thương binh.
33. Phong độ là tạm thời-Đẹp trai là vĩnh viễn
34. ” Còn thời lên ngựa bắn cung Hết thời xuống ngựa lấy thun bắn ruồi
35. ” Còn nói còn tát
36. Học cho lắm, tắm hổng có quần thay.
Học cho hay ,tắm thay hoài cái quần cũ.
37. ” Sống là phải cho đi! Hãy cho đi tất cả những gì bạn có,để rồi hối hận nhận ra rằng đòi lại sẽ rất khó!
38. Trèo cao ngã đau ,trèo thấp ngã cũng đau.
39. ” Không bao giờ bán đứng bạn bè khi chưa được giá.
40. ” Tiền túng,tình tan,tư tưởng tồi tàn,tiến tới tự tử.
41. Đời là bể khổ mà chúng sanh thì thường… không biết bơi!
42. ” Quay đầu là bờ…Ai ngờ là Thái Bình Dương
43. Có công mài sắt có ngày…… chai tay .
44. Cho không lấy-Thấy không thèm- Lơ là xẹt!!!
45. Tiền là giấy … thấy là lấy
46. Trình độ có hạn – Khốn nạn có thừa.
47. Ngó lên mình chẳng bằng ai Ngó xuống thì cũng chẳng ai hơn mình
48. thất tình tự tử đu dây điện điện giật tê tê chết từ từ
49. Yêu cho đến chết, lết thì hết yêu.
50. Dù bạn không trắng nhưng người khác vẫn phải kiếm tìm
51. ” Một lần ngã là một lần… đau !
52. ” Người khóc chắc quái gì đã khổ ! Tui cười nhưng lệ chảy trong tim.
53. ” Từ đôi bàn tay trắng, tui tạo nên…vô số nợ
54. Có khi nào trên đường đời tấp nập.Tôi vô tình vấp phải xấp đô la.
55. Thuận vợ thuận chồng ……con đông mệt quá . 56. ” Hút thuốc là có lợi cho …”vá” phổi
57. Con nhà tông không giống lông …..đỡ giống khỉ. 58. ” Đẹp trai, nhà giàu, có … xe đạp riêng
59. Quýnh nhau là tinh thần thể thao. Đạp nhau xuống ao là tinh thần bơi lội.
60. Hồng Nhan Bạc Triệu
61. Không phải ai xăm mình cũng xấu, nhưng những người xấu đều xăm mình
62. ” Có tiền nên làm fiền thiên hạ!!!
63. ” Phong độ là nhứt thời.Đẳng cấp mới là mãi mãi !
64. ” Ngu không phải là cái tội mà cái tội là không biết mình ngu!
65. Yêu nhiều ốm ôm nhiều yếu.
66. Cây nghiêng không sợ…chết đứng
67. Bình tĩnh tự tin ko cay cú.Âm thầm chịu đựng trả thù sau.
68 . Mập đẹp, ốm dễ thương,cao sang,lùn quý phái,bình thường mới…thấy ghê.
69 . Thằng cho vay là thằng dại.
Thằng trả lại là thằng ngu!
70 . Trăng hôm nay cao quá ,
Anh muốn hôn vào má .
Trăng hôm nay cao tít ,
Anh muốn hôn vào …..
Trăng hôm nay mới nhú,
Anh muốn hôn vào …..
Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo
1. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
=> Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.
2. Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
(Hồ Xuân Hương – Khóc Tổng Cóc)
=>Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê Quý Đôn: sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa: cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái.
3. Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.
=> Một câu thơ đủ cả 4 mùa, nhưng mùa xuân lại là tên cô gái: Xuân. Cá thu và chợ còn đông là những đồng âm khác nghĩa của từ mùa thu và mùa đông, người sáng tác đã khéo vận dụng tài tình.
4. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
=> Đây cũng là câu thơ sử dụng cách chơi chữ dùng từ đồng âm. Đủ tên 4 con vật lớn: hươu, nai, nghé, bò. Hai địa danh được lấp ra phần sau (thành tố sau của một từ gồm hai thành tố) đồng âm với tên hai con vật nai và nghé.
Bài tập chơi chữ
Bài 1:
Đọc bài ca dao sau đây và trả lời câu hỏi:
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
1. Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này?
2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa trên hiện tượng gì của từ ngữ.
3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?
Trả lời:
1.
– Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.
– Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.
2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ
3. Cách vận dụng như thế gây cảm giác bất ngờ thú vị. Câu trả lời của thầy bói tuy đượm chút hài hước nhưng không cay độc.
Bài 2:
Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các câu dưới đây:
1. Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
(Tú Mỡ)
2. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
(Tú Mỡ)
3. Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
4. Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
Trả lời:
(1) Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng là vị tướng giỏi được lưu danh; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.
(2) Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm “m” tới 14 lần ⟹ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
(3) Nói lái: Cá đối nói lái thành cối đá – Mèo cái nói lái thành mái kèo ⟹ nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
(4) Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
+ Sầu riêng – danh từ – chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ
+ Sầu riêng – tính từ – chỉ sự phiền muộn riêng tư của con người.
Bài 3:
Trong bài thơ trên, cho biết tác giả đã dùng các từ ngữ nào để chơi chữ?
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra,
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
(Lê Quý Đôn)
Lời giải chi tiết:
– Liu diu, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, lưng, lổ… là tên các loài rắn.
– Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:
+ liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)
+ Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.
Bài 4:
Mỗi câu sau đây có những tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?
– Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
– Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.
Lời giải chi tiết:
Câu 1: thịt, mỡ, giò, nem, chả.
Câu 2: nứa tre, trúc, hóp.
Cách nói này cũng là một lối chơi chữ.
Bài 5:
Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo.
Lời giải chi tiết:
– Thay đổi trật tự các chữ (hay nói ngược):
Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.
Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.
– Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:
Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.
Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.
Bài 6:
Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trống cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ này, Bác Hồ đã chơi chữ bằng các từ đồng âm: cam. Thành ngữ Hán việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến)
Nghĩa bóng của thành ngữ này là hết khổ sở đến lúc sung sướng. “Cam” trong “cam lai” và “cam” trong gói “cam” là đồng âm.
Qua bài viết ở trên, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã giúp các em học sinh hiểu rõ chơi chữ là gì? Các kiểu chơi chữ trong Tiếng Việt? Ví dụ về các câu chơi chữ phổ biến nhất hiện nay? Hướng dẫn các em giải bài tập Tiếng Việt chơi chữ,… Các em học sinh có thể truy cập website Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)