Giáo Dục

Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng

Đề bài: Em hãy trình bày cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.

cam nghi ve bai tho thien truong van vong

Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng
 

I. Dàn ý Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” hay “Thiên Trường vãn vọng” là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông – một vị vua, nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

2. Thân bài

– Cảm nhận về khung cảnh thôn quê trong hai câu thơ đầu:
+ Không gian thôn trước, thôn sau ẩn hiện nửa hư nửa thực, nửa có nửa không trong màn sương trắng xoá.
+ Chiều muộn thôn quê thanh bình, thơ mộng và yên ả…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng (Chuẩn)

Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” hay “Thiên Trường vãn vọng” là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông – một vị vua, nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Thiên Trường là địa danh quê cũ của Trần Nhân Tông, bài thơ được sáng tác vào dịp tác giả trở về thăm quê, cảnh tượng buổi chiều nơi đây ánh lên sự hòa hợp giữa thiên nhiên và cuộc sống con người, sự gắn bó máu thịt với quê hương.

Thiên Trường – thời xưa là một huyện của tỉnh Nam Định, hay nói cách khác đây là một làng quê nông thôn Bắc Bộ, hai câu thơ đầu cũng chính là lời giới thiệu về mảnh đất quê hương của tác giả:

“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên”

(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không)

Với đặc điểm thiên nhiên – khí hậu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, vào buổi chiều tà khi mặt trời đã lặn thường có sương xuống, đặc biệt là vào mùa thu, lớp sương dày đặc bao bao phủ cả bầu trời, trùm lên những ngôi làng. Lớp sương phủ trắng xóa ấy được nhà thơ ví “tựa khói lồng” bởi sự len lỏi, bao trùm và hòa quyện của sương khói, trong lớp sương ấy thôn trước, thôn sau ẩn hiện nửa thực nửa hư, nửa có nửa không. Ta cảm nhận được một không gian chiều muộn thôn quê thanh bình, thơ mộng và yên ả, cảm nhận được tình yêu, tấm lòng gắn bó với quê hương của nhà thơ. Bức tranh làng quê Bắc Bộ đã hiện hữu trước mặt người đọc qua những cảm nhận của nhà thơ, đó là một bức tranh đặc tả khung cảnh thiên nhiên để rồi từ đó hiện lên hình ảnh của con người, của cuộc sống sinh hoạt dân giã:

“Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền”

(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu để thổi sáo làm cho khung cảnh làng quê trở nên sinh động, đồng thời khơi dậy tình quê gắn bó trong mỗi con người. Những tiếng cười nói vui vẻ xen lẫn những tiếng sáo trong văng vẳng của cô bé, cậu bé chăn trâu làm cho không gian bức tranh như bừng tỉnh, rõ nét và tươi sáng hơn. Đàn trâu thong dong đi về gợi nên sự thư thái, thong thả, một nhịp sống từ tốn, nhẹ nhàng nơi thôn dã, cho ta cảm nhận rõ sự yên ả của làng quê là sự yên bình chứ không phải vắng vẻ, đìu hiu. Hình ảnh đàn cò trắng từng đôi liệng xuống đồng, vừa diễn tả một không gian thoáng đãng, cao rộng lại vừa tô điểm cho bức tranh quê một vẻ đẹp nên thơ. Tác giả Trần Nhân Tông, vốn là một vị vua nhưng qua từng câu chữ, từng lời thơ và đặc biệt là từng dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả mà ta cảm nhận sâu sắc tình yêu quê hương, tấm lòng yêu thương gắn bó của Trần Nhân Tông với quê hương thôn dã. Dù có đang ở địa vị tối cao của một đất nước nhưng điều đó không làm mất đi tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông.

Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” đã gợi nhắc trong lòng người đọc những xúc cảm tinh tế khi nhớ về quê hương, dù chẳng còn thấy mục đồng chăn trâu hay cò trắng bay từng đàn nhưng quê hương vẫn luôn thanh bình, trầm lặng và là nơi mà ta luôn muốn được gắn bó, được trở về.

——————–HẾT——————-

Trên đây là bài Cảm nghĩ về bài thơ Thiên trường vãn vọng, để có thêm kiến thức bài học đồng thời rèn luyện kĩ năng làm văn, các em có thể tham khảo thêm: Vẻ đẹp thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng hay bài Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng, Cảm nhận khi đọc bài thơ Thiên trường vãn vọng.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button