Giáo Dục

Cách chia đa thức cho đơn thức, Phát biểu quy tắc, Ví dụ và Bài tập chia đa thức cho đơn thức – Toán lớp 8

Cách chia đa thức cho đơn thức, Phát biểu quy tắc, Ví dụ và Bài tập chia đa thức cho đơn thức . Các em đã biết cách chia đơn thức cho đơn thức, biết khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B, thì cách chia đa thức cho đơn thức hiểu đơn giản là dạng nâng cao hơn của chia đơn thức cho đơn thức.

Vậy cách chia đa thức cho đơn thức thực hiện như thế nào? Quy tắc chia đa thức cho đơn thức ra sao, phát biểu như thế nào? cho ví dụ chia đa thức cho đơn thức và bài tập vận dụng? sẽ được chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đa thức chia cho đơn thức

Với A là đa thức và B là đơn thức, B≠0. Ta nói A chia hết cho B nếu tìm được một biểu thức Q (Q có thể là đa thức hoặc đơn thức) sao cho A= B.Q.

Trong đó:

A là đa thức bị chia.

B là đơn thức chia.

Q là thương.

Kí hiệu: Q= A : B hoặc ec42b0e5af94d17fcd610289e976b488 3

2. Phát biểu quy tắc đa thức chia cho đơn thức

Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

* Lưu ý: Trường hợp đa thức A có thể phân tích thành nhân tử, thường ta phân tích thành nhân tử trước để rút gọn cho nhanh.

3. Ví dụ thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức

* Ví dụ 1: Thực hiện phép tích chia đa thức cho đơn thức:

(12x4y3 + 8x3y2 – 4xy2) : 2xy

* Lời giải:

– Ta có: (12x4y3 + 8x3y2 – 4xy2) : 2xy

= (12x4y: 2xy) + (8x3y: 2xy ) – (4xy: 2xy)

= 6x4 – 1.y3 – 1 + 4x3 – 1.y2 – 1 – 2x1 – 1.y2 – 1

= 6x3y2 + 4x2y – 2y

* Ví dụ 2: Thực hiện phép tích chia đa thức cho đơn thức:

(-2x5 + 6x2 – 4x3) : 2x2

* Lời giải:

– Ta có: (-2x5 + 6x2 – 4x3) : 2x2

= (-2x5:2x2) + (6x2:2x2) – (4x3:2x2)

= -x5 – 2 + 3x2 – 2 – 2x3 – 2

= – x3 – 2x + 3.

4. Bài tập chia đa thức cho đơn thức

* Bài tập 1: Thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức:

(3a2x4 + 8ax3 – 4ax2 ): (-4ax2)

* Bài tập 2: Thực hiện phép chia đa thức cho đơn thức:

(x – 4)  + 3(3x2 – x) : (-3x) – (2x + 1)

* Bài tập 3: Tìm số tự nhiên m để đa thức A chia hết cho đơn thức B với:

A = 7xm – 1y5 – 5x3y4;

B = 5x2ym

* Hướng dẫn:

Ta có A:B = ( 7xn – 1 y5 – 5x3y4 ):( 5x2yn ) = (7/5)xn – 3 y5 – n – xy4 – n

Theo đề bài đa thức A chia hết cho đơn thức B

ec42b0e5af94d17fcd610289e976b488 1 2

Vậy giá trị m cần tìm là m = 3 hoặc m = 4 hay: m ∈ {3; 4}

* Bài tập 4: Tìm đa thức A biết: A.4x4 = 24x9 – 32x8 + 12x5

 

Hy vọng với bài viết Cách chia đa thức cho đơn thức, Phát biểu quy tắc, Ví dụ và Bài tập chia đa thức cho đơn thức Toán lớp 8 ở trên giúp các em giải các bài tập dạng này một cách dễ dàng. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button