Đề thi học kì 2 Sinh học 9 năm 2021 – 2022 gồm 3 đề kiểm tra chất lượng học kì có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra học kì 2 Sinh 9 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô tham khảo để ra đề thi. Ngoài đề kiểm tra học kì 2 Sinh 9, các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 Ngữ văn 9, đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 9. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 3 đề thi học kì 2 Sinh 9 năm 2021 – 2022, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 9
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ KIẾN THỨC | |||||
NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
1. Sinh vật và môi trường (6 tiết) |
– Khái niệm môi trường, các loại môi trường chủ yếu. – Nêu được được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài. |
– Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái. |
||||
5 câu=2,5 đ =25% |
2 câu = 0,5đ 20% |
1 câu = 1,5đ 60% |
2 câu = 0,5đ 20% |
|
|
|
2. Hệ sinh thái (6 tiết) |
– Khái niệm lưới thức ăn. |
– Đọc được sơ đồ 1 chuỗi thức ăn và xây dựng được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn đơn giản. |
||||
2 câu=2,5 đ 25% |
|
1 câu = 0,5đ 20% |
|
|
|
1 câu = 2,0đ 80% |
3. Con người, dân số và môi trường (5 tiết) |
Khái niệm ô nhiễm môi trường. |
– Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. |
||||
2 câu = 2,0 đ =20% |
1 câu = 0,75 đ 37,5% |
|
1 câu = 1,25đ 62,5% |
|
||
4. Bảo vệ môi trường (6 tiết) |
– Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu; |
– Các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng. – Hiểu được vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường. |
||||
8 câu= 3,0 đ =30% |
3 câu = 1,0 đ 33,3% |
4 câu = 1,0đ 33,3% |
1 câu = 1,0đ 33,3% |
|||
17 câu = 10đ 100% |
5 câu = 1,5đ 15% |
3 câu = 2,75đ 27,5% |
6 câu = 1,5đ 15% |
2 câu = 2,25đ 22,5% |
|
1 câu = 2,0đ 20% |
Đề thi học kì 2 Sinh học 9
Câu 1: (2,0đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu những câu trả lời đúng nhất sau đây:
1. Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào sau đây có lợi cho cả 2 loài sinh vật ?
A. Cộng sinh;
B. Hội sinh;
C. Cạnh tranh;
D. Kí sinh và nửa kí sinh.
2. Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
A. Nhóm sinh vật biến nhiệt;
B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt;
C. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt;
D. Không có nhóm nào cả.
3. Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào sau đây một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không bị hại ?
A. Cộng sinh;
B. Hội sinh;
C. Cạnh tranh;
D. Kí sinh.
4. Ánh sáng có tác dụng trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh ?
A. Hô hấp;
B. Thoát hơi nước;
C. Quang hợp;
D. Cả A, B, và C.
5. Ao, hồ, sông, suối là:
A. Các hệ sinh thái nước ngọt;
B. Các hệ sinh thái nước đứng;
C. Các hệ sinh thía nước chảy;
D. Các hệ sinh thái ven bờ.
6. Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm:
A. Khai thác rừng bừa bãi;
B. Săn bắt động vật hoang dã;
C. Đổ chất thải độc hại ra môi trường;
D. Cả A, B và C.
7. Chương III của Luật Bảo vệ môi có nội dung nào sau đây?
A. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường;
B. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường;
B. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường;
D. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.
8. Việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta là góp phần?
A. Bảo vệ sức khỏe con người;
B. Phát triển bền vững;
C. Bảo vệ môi trường sống cho con người;
D. Cả A, B và C.
Câu 2: (1,0đ) Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau:
1. Tài nguyên ……………………………………………………………… là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
2. Tài nguyên …………………………………………………………………. là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
3. Tài nguyên …………………………………………………………………. gồm năng lược gió, năng lượng mặt trời,… Đó là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng …………………………………………………………………. môi trường.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: (1,5 điểm)
Môi trường sống của sinh vật là gì? Có những loại môi trường chủ yếu nào?
Câu 2: (2,5 điểm)
Lưới thức ăn là gì ? Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: cỏ, dê, thỏ, gà, hổ, cáo, vi sinh vật. Từ các chuỗi thức ăn đó hãy xây dựng thành một lưới thức ăn đơn giản ?
Câu 3: (2,0 điểm)
Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ?
Câu 4: (1,0 điểm)
Vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng ?
Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 ĐIỂM)
Câu 1: (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
B |
B |
C |
A |
D |
A |
D |
Câu 2: (1,0 điểm) Mỗi chỗ trống điền đúng được 0,25đ.
Các cụm từ cần điền lần lượt như sau:
- … không tái sinh…
- … tái sinh…
- … năng lượng vĩnh cửu… … không gây ô nhiễm…..
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)
Câu |
Đáp án – hướng dẫn chấm |
Điểm |
Câu 1 (1,5đ) |
– Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật. |
0,5 |
– Có 4 loại môi trường chủ yếu: |
||
+ Môi trường nước. |
0,25 |
|
+ Môi trường trong đất. |
0,25 |
|
+ Môi trường trên mặt đất – không khí. |
0,25 |
|
+ Môi trường sinh vật. |
0,25 |
|
Câu 2 (2,5đ) |
– Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có ch nhiều mắt xích. |
0,5 |
– Sơ đồ chuỗi thức ăn: |
||
Cỏ Dê Hổ Vi sinh vật |
0,25 |
|
Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật |
0,25 |
|
Cỏ Thỏ Hổ Vi sinh vật |
0,25 |
|
Cỏ Gà Cáo Vi sinh vật |
0,25 |
|
– Lưới thức ăn: |
1,0 |
|
Câu 3 (2,0đ) |
– Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. |
0,75 |
– Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. |
||
+ Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. |
0,25 |
|
+ Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. |
0,25 |
|
+ Các chất phóng xạ. |
0,25 |
|
+ Các chất thải lỏng và rắn. |
0,25 |
|
+ Các sinh vật gây bệnh. |
0,25 |
|
Câu 4 (1,0đ) |
Phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng vì: |
|
– Rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, thuốc chữa bệnh… |
0,25 |
|
– Rừng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn lũ lụt và xói mòn đất… |
0,25 |
|
– Rừng giúp bảo vệ các nguồn gen sinh vật, giữ cân bằng sinh thái. |
0,25 |
|
– Diện tích rừng đang bị khai thác mạnh và ngày càng bị thu hẹp… |
0,25 |
Ghi chú:
Ở câu 2 (phần tự luận), học sinh có thể viết sơ đồ chuỗi thức ăn và lưới thức ăn khác với đáp án trên, nhưng hợp lí thì vẫn được điểm tối đa.
……………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Sinh 9
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)