Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2020 – 2021 gồm 6 đề thi, có bảng ma trận kèm theo đáp án. Qua đó giúp thầy cô tham khảo, ra đề thi học kỳ 2 cho học sinh của mình dễ dàng.
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn được biên soạn bám sát với chương trình học môn Ngữ văn lớp 9, giúp các em dễ dàng ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Bên cạnh đề thi môn Ngữ văn, các em có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Lịch sử, Sinh học… để kỳ thi học kỳ 2 đạt kết quả cao.
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 – Đề 1
Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Phần I: Đọc – hiểu |
Nhớ được tác giả, tác phẩm đoạn trích |
Hiểu được phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ |
Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn thơ |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5% |
2 1,5 15% |
1 2 20% |
4 4 40% |
|
Phần II: Làm văn (Nghị luận về tác phẩm truyện) |
Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về nhân vật văn học. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 6 60% |
1 6 60% |
|||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
2 1 10% |
1 1 10% |
1 2 20% |
1 6 60% |
5 10 100% |
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021
Phần I: Phần đọc- hiểu (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)
b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)
c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)
Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Câu 1 (4 điểm). Học sinh thực hiện được:
– Đoạn thơ trên trích trong văn bản“ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải (0,5 điểm)
– Chỉ ra được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng của biện pháp đó
+ Phép nhân hóa: Đất nước “vất vả”,“gian lao”-> Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang dáng vóc tảo tần, cần cù của người mẹ, người chị. (0,5 điểm)
+ Phép so sánh: Đất nước với “…vì sao, cứ đi lên phía trước”-> nhà thơ sáng tạo hình ảnh đất nước khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ: Là một vì sao nhưng ở vị trí lên trước dẫn đầu, đó cũng là hình ảnh của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử.(0,5 điểm)
+ Điệp từ “đất nước”, cùng phép so sánh, nhân hóa góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng sâu sắc về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả. (0,5 điểm)
2. HS viết đoạn văn nghị luận đảm baỏ bố cục rõ ràng có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, lời văn mạch lạc…
– Nội dung
* Mở đoạn: giới thiệu vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung khổ thơ (0,25đ)
* Thân đoạn: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu trong khổ thơ làm rõ nội dung ca ngợi đất nước Việt Nam anh hùng, gian nan, vất vả nhưng rất đỗi gần gũi, yêu thương và đáng tự hào. “Đất nước như vì sao” khiêm nhường mà tráng lệ “cứ đi lên” sánh vai cùng các cường quốc năm châu (1đ)
*Kết đoạn: Suy nghĩ của bản thân về đất nước (0,25đ)
* Liên hệ: Cho dù còn nhiều khó khăn nhưng đất nước ta vẫn đang ngày càng phát triển đi lên, hội nhập cùng sự phát triển của Quốc tế, đạt nhiều thành tựu tiến bộ trên mọi mặt….(0,5đ)
Câu 2 (6 điểm)
PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Ý |
Kiến thức, kĩ năng cần đạt được |
Điểm |
a |
Đảm bảo cấu trúc bài văn: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu cảnh được tả; Thân bài Tả quang cảnh, cảnh vật chi tiết theo thứ tự; Kết bài :Phát biểu cảm tưởng về quang cảnh , cảnh vật đó. |
0,25 |
b |
Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả một người thân yêu nhất với em |
0,25 |
c |
Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về câu chuyện Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |
0,25 0,25 |
* Phần mở bài: – Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm . – Khái quát được nét đẹp về nhân vật Phương Định. |
0,5 |
|
· Phần thân bài: Vẻ đẹp của Phương Định – Tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên tươi trẻ. – Tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh, vượt lên mọi nguy hiểm. – Có tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm. ( Các ý có kết hợp phân tích dẫn chứng trong tác phẩm) |
2 |
|
– Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc về tấm gương thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mỹ. |
1 |
|
Nghệ thuật – Truyện kể theo ngôi thứ nhất, thể hiện chân thực tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật; – Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với diễn biến của chiến trường ác liệt. |
1 |
|
*Phần kết bài: – Khẳng định những nét đẹp của nhân vật và giá trị của tác phẩm. – Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay. |
0,5 |
Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 – Đề 2
Ma trận đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Nội dung | Mức độ cần đạt | Cộng | ||||
Chủ đề | Nguồn ngữ liệu | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | |||||
I. ĐỌC – HIỂU |
Ngữ liệu: Đoạn trích Bàn về đọc sách |
– Nhận biết được hình thức liên kết câu. |
– Nêu dược vấn đề nghị luận trong đoạn văn. |
– Giải thích được vì sao muốn tích luỹ kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước tiên cần phải biết chọn lựa sách mà đọc. |
||
Số câu | 1 | 1 | 1 | 3 | ||
Số điểm | 1,0 điểm | 1,0 điểm | 1,0 điểm | 3,0 điểm | ||
Tỉ lệ | 10 % | 10 % | 10 % | 30 % | ||
II. LÀM VĂN |
Câu 1. Viết đoạn văn. – Khoảng 8 – 10 câu – Nêu suy nghĩ về lợi ích của việc đọc sách. |
Viết đoạn văn 8 – 10 câu |
||||
Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 2,0 điểm | 2,0 điểm | ||||
Tỉ lệ | 20 % | 20 % | ||||
Câu 2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. |
Viết bài văn phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” |
|||||
Số câu | 1 | 1 | ||||
Số điểm | 5,0 điểm | 5,0 điểm | ||||
Tỉ lệ | 50 % | 50 % | ||||
Tổng cộng | Số câu | 1 | 1 | 2 | 1 | 5 |
Số điểm | 1,0 điểm | 1,0 điểm | 3,0 điểm | 5,0 điểm | 10,0 điểm | |
Tỉ lệ % | 10 % | 10 % | 30 % | 50 % | 100 % |
Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn năm 2021
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”.
(Trích Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9)
Câu 1. Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết nào ? (1,0 điểm)
Câu 2. Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là gì ? (1,0 điểm)
Câu 3. Theo em, vì sao muốn tích luỹ kiến thức, đọc sách có hiệu quả thì trước tiên cần phải biết chọn lựa sách mà đọc ? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. (2,0 điểm)
Câu 2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (5,0 điểm)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) |
1 |
Các từ học vấn, nhân loại, thành quả, sách thuộc hình thức liên kết: lặp từ ngữ. |
1,0 |
2 |
Vấn đề nghị luận trong đoạn trích trên là: tác giả Chu Quang Tiềm bàn về việc đọc sách và nhấn mạnh đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”. |
1,0 |
|
3 |
Vì sách có nhiều loại, nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, giải trí, giáo khoa…Mỗi chúng ta cần biết mình ở độ tuổi nào, có thế mạnh về lĩnh vực gì. Xác định được điều đó ta mới có thể tích luỹ được kiến thức hiệu quả. Cần hạn chế việc đọc sách tràn lan lãng phí thời gian và công sức… |
1,0 |
|
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) |
1 (2 điểm) |
HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, HS viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ về lợi ích của việc đọc sách. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức |
|
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn |
0,25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề : lợi ích của việc đọc sách. |
0,25 |
||
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Thực hiện tốt phương thức lập luận. Có thể viết đoạn văn theo các ý sau: |
1,0 |
||
– Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. – Sách với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. – Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. – Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. – Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống. |
|||
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề |
0,25 |
||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 |
||
2 (5 điểm) |
Viết bài văn thuyết minh Đề: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. |
||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. Sử dụng phương pháp lập luận phân tích. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng đối tượng phận tích (Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương). |
0,25 |
||
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: |
|||
1. Mở bài. – Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ Viếng lăng Bác. – Giới thiệu giá trị đặc sắc của bài thơ. |
0,25 |
||
2. Thân bài * Khổ thơ thứ nhất – Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác: + Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác. + Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất nước đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa. + Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt chia li. + Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác. – Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. + Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. + Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc. – Hai câu thơ đầu: “Ngày ngày …..trong lăng rất đỏ.” + Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên. + Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ. + Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác. – Ở hai câu thơ tiếp theo: “Ngày ngày ……mùa xuân” + Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu. + Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác. + Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác. * Khổ thơ thứ ba – Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng: “Bác nằm trong ….. dịu hiền” + Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên. + Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết… ở trong tim… + Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế. + Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến viếng lăng Bác. * Khổ thơ cuối Cảm xúc của nhà thơ khi trở lại miền Nam đối với Bác vô cùng chân thành và xúc động Mai về miền Nam thương trào nước mắt. + Câu thơ như bộc lộ rất chân thành nỗi xót thương vô hạn bị kèm nén cho tới phút chia tay và tuôn thành dòng lệ. + Trong cảm xúc nghẹn ngào, tâm trạng lưu luyến ấy, nhà thơ như muốn được hoá thân để mãi mãi bên Người: “Muốn làm…. chốn này” Điệp ngữ muốn làm được nhắc tới ba lần cùng với các hình ảnh liên tiếp con chim, đoá hoa, cây tre như để nói lên ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn là Bác yên lòng, muốn đền đáp công ơn trời biển của Người. Nguyện ước của nhà thơ vừa chân thành, sâu sắc đó cũng chính là những cảm xúc của hàng triệu con người miền Nam trước khi rời lăng Bác sau những lần đến thăm người. |
3,5 |
||
3. Kết bài. – Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. – Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ. |
0,25 |
||
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc |
0,25 |
||
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 |
||
Tổng điểm |
10,0 |
…………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)