Giáo Dục

Ancol, Phenol và Dẫn xuất Halogen: Bài tập luyện tập – Hóa 11 bài 42

Các em đã tìm hiểu về tính chất vật lý, tính chất hóa học, cách phân loại điều chế và ứng dụng của Ancol, Phenol và dẫn xuất của Halogen trong các bài học trước.

Việc củng cố, hệ thống lại kiến thức về dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol về tính chất hóa học, tính chất vật lý, cách điều chế, ứng dụng và rèn luyện kỹ năng viết phương trình là điều rất cần thiết. Vì vậy chúng ta hãy tham khảo bài viết này.

I. Ancol, Phenol, dẫn xuất Halogen: Kiến thức cần nắm vững

 – Sơ lược tính chất của ancol, phenol và halogen như bảng sau

 

Dẫn xuất halogen

CxHyX

Ancol

CH2n + 1OH

Phenol

C6H5OH

Bậc của nhóm chức

Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm chức

Bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm -OH

 

 

Thế X hoặc OH

CxHyX → CxHyOH

CnH2n+1OH → CnH2n+1Br

2CnH2n+1OH →(to, xt) CnH2n+1O CnH2n+1 + H2O

 

 

Thế H của -OH

 

2ROH + 2Na → 2RONa + H2

R là CnH2n+1 hoặc C6H5

Phản ứng tách HX hoặc H2O

CnH2n+1X → CnH2n + HX

CnH2n+1OH →(to, xt) CnH2n + H2O

 

Phản ứng thế H ở vòng benzen

 

 

C6H5OH  →(+Br2)  Br3C6H2OH

C6H5OH  →(+HNO3/H2SO4) (NO2)3C6H2OH

Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

 

RCH2OH →(CuO, to) RCH=O

RCH(OH)R1 →(CuO, to) RCO R1

 

Điều chế

Thế H của hidrocacbon bằng X.

Cộng HX hoặc X2 và anken, ankin,…

Cộng H2O vào anken.

Thế X của dẫn xuất halohgen.

Điều chế etanol từ tinh bột.

Thế H của benzen.

Oxi hóa cumen.

 

II. Ancol, Phenol và dẫn xuất Halogen: Bài tập luyện tập

* Bài 1 trang 195 SGK Hóa 11: Viết công thức cấu tạo, gọi tên các dẫn xuất halogen có công thức phân tử C4H9Cl; các ancol mạch hở có công thức phân tử C4H10O, C4H8O.

* Lời giải:

– Các dẫn xuất của Halogen có công thức phân tử: C4H9Cl

 CH3-CH2-CH2-CH2-Cl: 1-Clobutan

 CH3-CH2Cl-CH-CH3: 2-Clobutan

 CH3-CH(CH3)-CH2-Cl: 1-Clo-2metylpropan

 CH3-C(CH3)2Cl: 2-Clo-2-metylpropan

– Các ancol mạch hở có công thức phân tử: C4H10O

 CH3-CH2-CH2-CH2-OH: butan-1-ol

 CH3-CH2-CH(OH)-CH3: butan-2-ol

 CH3-CH(CH3)-CH2-OH: 2-metylpropan-2-ol

 CH3-C(CH3)2OH: 2-metylpropan-2-ol

– Các ancol mạch hở có công thức phân tử: C4H8O

 CH2=CH-CH2-CH2-OH: but-3-en-1-ol

 CH3-CH=CH-CH2-OH: but-2-en-1-ol

 CH2=C(CH3)-CH2-OH: 2-metylpropan-2-en-1-ol

* Bài 2 trang 195 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa etyl bromua với dung dịch NaOH đun nóng ; dung dịch NaOH + C2H5OH đun nóng.

* Lời giải:

– Phương trình hóa học của phản ứng giữa etyl bromua với dung dịch NaOH đun nóng

CH3-CH2-Br + NaOH 1632546872yyrv5zzcvc 1 CH3-CH2-OH + NaBr

– Phương trình hóa học của phản ứng giữa etyl bromua với dung dịch NaOH + C2H5OH đun nóng.

CH3-CH2-Br + NaOH 16325468760nqx9zeh8m 1 CH2=CH2 + NaBr + H2O

* Bài 3 trang 195 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu xảy ra) giữa ancol etylic, phenol với mỗi chất sau: natri, natri hiđroxit, nước brom, dung dịch HNO3.

* Lời giải:

– Ancol và phenol đều tác dụng với Na theo PTHH sau:

 2CH3-CH2-OH + Na → 2CH3-CH2-ONa + H2

 2C6H5-OH + 2Na → 2C6H5-ONa + H2

– Ancol etylic (C2H5OH) không phản ứng với ba chất còn lại, chỉ có phenol phản ứng:

 C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

 C6H5OH + 3Br2 1632546880g040koq7q4 1 C6H2OHBr3 + 3HBr  (Br ở thế ở vị trí 2,4,6)

 C6H5OH + 3HNO3 1632546880g040koq7q4 1 C6H2OH(NO2)3 + 3H2O (NO2 ở vị trí 2,4,6)

* Bài 4 trang 195 SGK Hóa 11: Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cạnh các câu sau:

a) Hợp chất C6H5– CH2-OH không thuộc loại hợp chất phenol mà thuộc ancol thơm.

b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước.

c) Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hidro.

d) Phenol có tính axit yếu nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.

e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan.

g) Phenol tan trong dung dịch NaOH chỉ là sự hòa tan bình thường .

h) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.

* Lời giải:

a) Đ;    b) Đ;    c) Đ;     d) Đ;

e) Đ;     g) S;     h) S.

* Bài 5 trang 195 SGK Hóa 11: Hoàn thành các dãy chuyển hóa sau bằng các phương trình hóa học:

a) Metan giflatexsmallspacexrightarrow 1632546887 1 Axetilen 16325468910u5ptqiobv 1 Etilen 1632546894g5e94yvnhi 1 Etanol 16325468984imvuggdaa 1 Axit Axetic

b) Benzen giflatexsmallspacexrightarrow 1632546887 1 Brombenzen 16325468910u5ptqiobv 1 Natri phenolat 1632546894g5e94yvnhi 1 Phenol 16325468984imvuggdaa 1 2,4,6-tribromphenol

* Lời giải:

a) Ta có các PTHH sau:

 2CH4163254691634cxz1borx 1 C2H2 + 3H2

 CH≡CH + H2 pbc 1632546920 1 CH2=CH2

CH2=CH2 + HOH 1632546923tcvkjvvpc3 1 CH3-CH2OH

CH3-CH2OH 1632546927kkgqaxu0cf 1 CH3COOH + H2O

b) Ta có các PTHH sau:

 C6H6 + Br2 1632546931ffrwn723pb 1 C6H5Br + HBr

 C6H5Br + 2NaOH(đặc) 16325469344lk4y4btbu 1 C6H5ONa + NaBr + H2O

 C6H5ONa + CO2 + H21632546872yyrv5zzcvc 1  C6H5OH + NaHCO3

 C6H5OH + 3Br2 1632546931ffrwn723pb 1 C6H2OH(Br3)↓(trắng) + 3HBr  (Br thế vào vị trí 2,4,6) 2,4,6-tribromphenol

* Bài 6 trang 195 SGK Hóa 11: Cho hỗn hợp gồm etanol và phenol tác dụng với natri (dư) thu được 3,36 lít khí hidro ở đktc. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng của 2,4,6-tribromphenol.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng.

* Lời giải:

Ta gọi x, y lần lượt là số mol của etanol và phenol.

a) Các PTHH xảy ra:

 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2↑   (1)

 x(mol)                                     x/2

 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑   (2)

 y(mol)                                     y/2

 2C6H5OH + 3Br2 → 2C6H2OH(Br3)↓(trắng) + H2↑   (3)

 y(mol)                     y(mol)

C6H2OH(Br3) là: 2,4,6-tribromphenol

b) Tính thành phần phần trăm khối lượn

– Khi cho hỗn hợp etanol và phenol, phản ứng với Na thì xảy ra pư (1) và (2), khi đó số mol khí H2 thu được là:

 1632546945g7zr6ftijt 1

mà theo PTPƯ (1) và (2), ta có: 1632546949tv1fdkl9ro 1 (*)

– Khi hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa, chỉ có phản ứng (3), số gam kết tủa thu được chính là của 2,4,6-tribromphenol;

Theo PTHH (3) ta có: 1632546953vme99xcvw4 1

Thay vào pt(*) ta được: x = 0,24.

Vậy khối lượng etanol C2H5OH trong hỗn hợp là: mC2H5OH = 0,24.46 = 11,4(g)

Vậy khối lượng phenol C6H5OH trong hỗn hợp là: mC6H5OH = 0,06.94 = 5,64(g)

1632546957x6g6olvapu 1

1632546960qz16ddickf 1

* Bài 7 trang 195 SGK Hóa 11: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. phenol;       B. etanol;

C. đimetyl ete;     D. metanol

* Lời giải:

– Đáp án: A. phenol;

Trong các chất trên thì phenol có nhiệt độ sôi cao nhất (khối lượng phân tử càng lớn nhiệt độ sôi càng cao).

Hy vọng với phần bài tập luyện tập về Ancol, Phenol, dẫn xuất của halogen ở trên giúp các em hệ thống lại phần kiến thức này một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại ở phần bình luận để Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button