Đề bài: Trong đoạn đầu bài thơ Con cò những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng đó
Trong đoạn đầu bài thơ Con cò những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng đó
I. Dàn ý Trong đoạn đầu bài thơ Con cò những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng đó
1. Mở bài
Bài thơ Con cò của nhà thơ Chế Lan Viên không chỉ thành công về nội dung mà còn đạt nhiều giá trị nghệ thuật, đặc biệt là việc sử dụng hình ảnh con cò mang tính biểu tượng và vận dụng hệ thống ca dao dân ca vào trong thơ.
2. Thân bài
Bài ca dao 1:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng”
– Gợi lên khung cảnh thanh bình của đất nước từ làng quê đến thành thị.
– Đời sống sinh hoạt nhịp nhàng, thong thả của người dân lao động…(Còn tiếp)
>> Xem Dàn ý Trong đoạn đầu bài thơ Con cò những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng đó chi tiết tại đây.
II. Bài văn mẫu Trong đoạn đầu bài thơ Con cò những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng đó
Bài thơ “Con cò” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chế Lan Viên viết vào giai đoạn sau 1945, in trong tập thơ “Hoa ngày thường – chim báo bão”. Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, đặc biệt là tấm lòng lớn lao của người mẹ dành cho con và ý nghĩa những lời rủ ngọt bùi đối với cuộc đời mỗi con người. Bên cạnh nội dung, bài thơ còn đạt nhiều thành công về mặt nghệ thuật, đặc biệt là việc sử dụng hình ảnh con cò mang tính biểu tượng và vận dụng hệ thống ca dao dân ca vào trong thơ.
Đoạn đầu bài thơ có hai bài ca dao về con cò được vận dụng. Bài ca dao thứ nhất là bài:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”
Với bài ca dao này, tác giả vận dụng hình ảnh cánh cò để gợi lên một khung cảnh thanh bình từ chốn làng quê Việt Nam đến thành thị xa xôi, nơi đây có cánh cò trắng bay thẳng cánh, tự do, mải miết giữa bầu trời xanh yên bình. Cánh cò bay nhịp nhàng, mải miết, thong thả như đời sống sinh hoạt người lao động vậy. Họ miệt mài, chăm chỉ, làm chủ cuộc sống của mình.
Bài ca dao thứ hai là:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!”
Hình ảnh con cò ở đây ẩn dụ cho cuộc sống của người lao động, cánh cò vốn gắn bó với đồng ruộng, cũng như người nông dân quanh năm bên ruộng lúa, bờ mương. Họ cần mẫn cuốc cày chẳng quản khó nhọc, nắng mưa đêm ngày, gặp bao khó khăn của thời tiết, bao lo toan rủi ro trong mùa vụ, mệt mỏi vẫn vươn lên, lao động hăng say. Là lời mong ước của những người nông dân chân lấm tay bùn, họ thật thà, chân chất, bình dị mộng cho cuộc sống được yên bình. Đó còn tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ chịu những nhọc nhằn, vất vả sớm trưa, tối ngày trong mưu sinh để nuôi con thơ. Là tình thương yêu bao la, sự chở che của người mẹ dành cho con, lo sợ rằng con sẽ vì thương xót mẹ mà đau lòng.
Hình ảnh cánh cò đi vào bài thơ Con cò của Chế Lan Viên một cách tự nhiên, trong những lời ru ngọt ngào của mẹ đi vào tiềm thức còn thật gần gũi, tự nhiên và bình dị như thế. Tuổi thơ con và cánh cò trắng bên lời ru của mẹ đã dìu bước, nâng đỡ con vào đời.
——————-HẾT——————-
Để thấy được hết những đặc sắc về nghệ thuật cũng như nội dung của bài thơ Con cò, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, Cảm nhận của em về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, Phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Con cò, Phân tích hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao và đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)