Giáo Dục

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tường Tam

Nhà văn Nguyễn Tường Tam

Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Nguyễn Tường Tam qua tác phẩm nổi tiếng của ông để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tiểu sử nhà văn Đoàn Giỏi

Tiểu sử nhà văn Lê Minh Khuê

Tiểu sử nhà văn Phạm Duy Tốn

Tóm tắt lý lịch Nguyễn Tường Tam

Nhà văn Nguyễn Tường Tam sinh ngày 25-7-1906 tại Tỉnh Hải Dương, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Quảng Nam, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Sư Tử, cầm tinh con (giáp) ngựa (Bính Ngọ 1906). Nguyễn Tường Tam xếp hạng nổi tiếng thứ 50004 trên thế giới và thứ 31 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.

Tiểu sử Nhà văn Nguyễn Tường Tam

Nhà văn Nguyễn Tường Tam quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, sinh ra trong một gia đình gồm sáu người con trai, và một người gái. Ông còn có các bút danh Nhất Linh, Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng du, Tân Việt, Đông Sơn (khi vẽ); và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Ông là người thành lập Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm, từng là Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Về sau, ông còn là người sáng lập Đại Việt Dân chính Đảng, từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân chính Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

  • Nho phong (năm 1924)
  • Đời mưa gió (cùng Khái Hưng, năm 1934)
  • Thế rồi một buổi chiều (năm 1934-1937)
  • Gánh hàng hoa (cùng Khái Hưng, năm 1934)
  • Thương chồng (năm 1961)
  • Giòng sông Thanh Thủy (năm 1960-1961)
  • Viết và đọc tiểu thuyết (năm 1952-1961)
  • Anh phải sống (cùng Khái Hưng, năm 1932 – 1933)
  • Lạnh lùng (năm 1935-1936)
  • Đi Tây (năm 1935)
  • Nắng thu (năm 1934)
  • Đoạn tuyệt (năm 1934-1935)
  • Đôi bạn (năm 1936-1937) – Bướm trắng (1938-1939)
  • Xóm cầu mới (năm 1949-1957)
  • Hai buổi chiều vàng (năm 1934-1937)
  • Người quay tơ (năm 1926)
  • Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo năm 1960, xuất bản 1974)

Nguyễn Tường Tam thời trẻ

Nguyễn Tường Tam theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, sau đó học trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội.

Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu. Ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Cũng trong thời gian này, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nguyên.

Năm 1924, ông theo học ngành Y và Mỹ thuật, được một năm thì bỏ.

Năm 1926, ông vào Nam. Sau đó ông sang Pháp du học năm 1927. Đến năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước.

Năm 1932, Nguyễn Tường Tam mua lại tờ tuần báo Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, và trở thành Giám đốc. Cùng năm, ông và các cộng sự quyết định thành lập Tự Lực văn đoàn.

Tháng 6/1935, báo Phong Hóa bị nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button