Giáo Dục

Tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng

Đề bài: Em hãy tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng

ta hinh anh mot bac nong dan dang cay ruong

Tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng

 

I. Tàn ý tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng

1. Mở bài

Em gặp bác nông dân ở đâu, vào thời điểm nào?

2. Thân bài
– Miêu tả hình dáng bên ngoài của bác nông dân:
+ Dáng người, sức vóc
+ Đồ dùng đi cày: nón mũ, ủng, quần áo,…
– Bác nông dân cày ruộng bằng phương tiện gì: cày bằng trâu, bò hay cày bằng máy…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng tại đây

 

II. Bài văn mẫu Tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng

1. Tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng, mẫu số 1:

Một buổi trưa tháng 6 trời nóng oi bức và ngột ngạt, trên đường đi học về em đã nhìn thấy một cảnh tượng rất đỗi cảm thương và xúc động, đó là hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng.

Dù trời đã điểm đã quá trưa, mặt trời đã đứng bóng, dưới cái nắng gay gắt cháy da cháy thịt như thế mà bác vẫn cố cày những đường ruộng cuối cùng. Bác nông dân chỉ mặc bộ quần áo mỏng màu nâu loang lổ những chỗ mồ hôi, chiếc nón lá đội trên đầu cũng đã mục cũ rách tướp mà người ta gọi là “nón mê”, xắn quần lên cao bác nông dân chân trần lội trên bùn đất ngập sâu đến gần đầu gối, có lẽ thêm ủng chỉ thêm phần nặng nề cho đôi chân bác. Cùng bác cày ruộng là một con trâu to khỏe, nhưng sau một buổi làm việc trông nó có vẻ đã đói và uể oải, không còn được sung sức nữa, bác nông dân phải cầm chiếc que nhỏ thi thoảng đánh vào lưng trâu, thúc nó đi nếu không nó cứ đứng trơ trơ giữa đồng. Vừa đánh trâu bác nông dân vừa điều chỉnh lưỡi cày sao cho vừa sâu, vừa thẳng, sát với đường cày cũ. Mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt bác như mưa ướt, quần áo cũng chẳng còn chỗ nào khô, nhìn là biết bác đã vất vả và cực nhọc biết nhường nào, cứ cày xong một đường là bác lại phải cho trâu nghỉ và bác cũng nghỉ.

Thế mới biết để tạo ra được hạt thóc, hạt gạo làm miếng cơm cho chúng ta ăn người nông dân phải vất vả ra sao, chúng ta phải biết quý trọng thành quả lao động của họ, không được hoang phí cơm gạo và coi thường những người nông dân chân lấm tay bùn.

 

2. Tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng, mẫu số 2:

Ngành nghề nào trong xã hội cũng có sự vất vả nhất định, nhưng chắc chắn lao động chân tay sẽ vất vả và cực nhọc hơn lao động trí óc. Chẳng cần ví von ở đâu xa, chúng ta cứ nhìn vào những người nông dân ngoài đồng ruộng kia sẽ thấy rõ điều đó. Em đã có lần chứng kiến cảnh một bác nông dân cày ruộng, khi đó em đã hiểu và cảm thông cho nỗi vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” của người nông dân.

Bác nông dân mà em nhìn thấy vẫn còn cày bằng trâu, bởi có lẽ bác không có điều kiện thuê máy cày để dùng, con trâu của bác to béo, khỏe mạnh đúng kiểu người ta hay gọi là “trâu mộng”. Thế nhưng bác nông dân trông lại mảnh khảnh, gầy ốm, nước da ngăm đen đậm màu sương gió. Thời điểm này là cuối tháng 6, cái nắng chang chang của mùa hè làm khổ hơn nỗi khổ của bác nông dân, phải cày ruộng dưới trời nắng mà trên đầu chỉ đội chiếc mũ cối, mặc chiếc áo mỏng đã rách cả vai, mồ hôi đầm đìa như người vừa mới tắm. Bước chân của bác dưới bùn lầy nặng nhọc biết bao, từng bước từng bước đi theo con trâu và đi theo lưỡi cày, nhìn đường cày thẳng tắp, sâu hoắm là biết bác nông dân đã tốn biết bao công sức. Thỉnh thoảng bác dừng lại giữa đường, cầm nón quạt phe phẩy vài cái rồi tiếp tục, ra đến đầu bờ lại ngồi nghỉ lúc lâu mới cày tiếp được.

Hi vọng với bao công sức đã bỏ ra bác nông dân sẽ có được một vụ mùa bội thu, gặt hái được nhiều thóc lúa.

 

3. Tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng, mẫu số 3:

Được sinh ra và lớn lên ở nơi thành phố nên em chưa từng được biết về công việc đồng áng là như thế nào, rất may trong dịp nghỉ hè năm lớp bốn em đã có cơ hội được về làng quê chơi, tại đây em đã được chứng kiến một hoạt động rất đặc trưng của việc đồng áng, đó là hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng.

Hình ảnh bác nông dân đi cày không gắn với con trâu, con bò như ngày xưa mà thay vào đó là chiếc máy cày, tuy nhiên dù là con vật hay là máy móc thì vẫn phụ thuộc phần lớn vào lao động của con người. Bác nông dân đội chiếc nón lá, bộ quần áo lao động lấm đầy bùn đất và ướt đẫm mồ hôi, chiếc quần xắn cao và đôi chân đất lội dưới bùn đất. Bác có chiếc khăn vắt trên cổ để lau mồ hôi và một chai nước đeo bên hông để uống mỗi khi khát. Chiếc máy cày chỉ thay cho sức trâu bò, cày được nhiều hơn và khỏe hơn còn vai trò của bác quan trọng nhất là cày sao cho đường cày vừa sâu, vừa thẳng, không bỏ qua chỗ đất nào, sau mỗi đường cày các gốc dạ được lật hết lên, đường nào đường ấy thẳng tắp. Đôi khi chiếc máy cũng bị khó đi, bác nông dân lại phải dùng sức đẩy và điều chỉnh tốc độ cũng như cầm lái thật chắc chắn, đôi tay bác mỏi nhừ và rã rời, đôi chân chùng xuống như không thể bước tiếp nữa. Thế nhưng bác nông dân dưới cái nắng gay gắt vẫn miệt mài với đường cày, máy đã khởi động bác phải làm liên tục không ngơi tay.

Em mong sao rồi mai đây trên mảnh ruộng này sẽ là cánh đồng lúa chín vàng nặng trĩu bông mang lại niềm vui được mùa cho bác nông dân.

——————-HẾT——————-

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em xây dựng dàn ý và giới thiệu những bài văn mẫu Tả hình ảnh một bác nông dân đang cày ruộng tuyển chọn. Để rèn luyện kĩ năng viết bài, các em có thể làm quen với một số đề bài khác như: Tả thầy giáo đang giảng bài, Tả bố em đang làm vườn, Tả con chim đang bắt sâu, Tả con mèo đang rình bắt chuột.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button