Giáo Dục

Tả cái bút máy em đang dùng

Đề bài: Tả cái bút máy em đang dùng

ta cai but may em dang dung

Tả cái bút máy em đang dùng

I. Dàn ý Tả cái bút máy em đang dùng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về chiếc bút mực

2. Thân bài

– Giới thiệu chung về chiếc bút mực”
+ Chiếc bút là món quà của mẹ nhân dịp năm học mới
+ Chiếc bút màu xanh đậm có hoa văn tinh tế
+ Dài khoảng 15 cen ti mét
+ Thân bút cứng cáp

– Cấu tạo của chiếc bút:
+ 2 phần: Thân bút và nắp bút…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Tả cái bút máy em đang dùng tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Tả cái bút máy em đang dùng

Mỗi ngày đến trường, em được gặp biết bao người bạn mới. Nhưng có một người bạn đặc biệt, luôn thầm lặng giúp đỡ em, đó chính là “cậu bạn” bút mực.

Chiếc bút mực là món quà mẹ tặng em nhân dịp năm học mới. Thoạt nhìn, em đã bị thu hút ngay bởi “bộ y phục” bằng sắt màu xanh đậm được điểm những hoa văn tinh tế của nó. Chiếc bút mực của em dài chừng 15 cen – ti – mét, bằng một gang tay. Chẳng giống những cậu bút chì mảnh mai, bút mực mang vẻ mập mạp hơn, cứng cáp hơn. Vẻ cứng cáp khiến em rất tò mò khám phá cấu tạo của chiếc bút.

Chiếc bút mực gồm hai phần là thân bút và nắp bút. Chúng có vẻ gắn bó khăng khít với nhau lắm, bao giờ cũng đi liền để chở che cho nhau. Thân bút dài gấp đôi nắp bút. Nó được tạo thành từ lớp vỏ bằng ống sắt tròn rỗng. Giữa thân ống sắt là dòng chữ màu vàng đậm: “Kim Thành 56”. Bên trong, ruột bút gắn liền với vỏ bằng một khớp nhỏ. Mỗi lần cần bơm mực, em chỉ cần khẽ vặn xoay, ruột bút sẽ rời ra. Ruột bút là một ống nhựa đựng mực và phần ngòi bút. Ngòi bút màu trắng bạc, sáng bóng. Em ấn tượng nhất là chiếc lưỡi gà nho nhỏ áp sát vào ngòi. Cô giáo em bảo chiếc lưỡi gà của bút mực chính là bộ phận giúp cho mực ra đều hơn. Phần trên ngòi bút là những đường viền tròn uốn quanh bút. Có lẽ, người ta thiết kế ra những viền tròn đó để giúp người viết có thể cầm bút một cách chắn chắn nhất. Hằng ngày, em đều bơm mực đầy ống, lau ngòi bút cẩn thận. Chỉ có như vậy, chiếc bút mới có thể giúp em viết những dòng chữ sạch đẹp và nắn nót nhất.

Sau mỗi lần viết, em đều dùng nắp bút nắp lại để ngòi bút không bị chạm vào đâu. Chiếc nắp cũng được làm từ một ống sắt rỗng. Hai đầu của nó được khắc những ngôi sao năm cánh màu vàng lấp lánh. Nắp bút còn được in hình những chiếc lá dài uốn lượn vô cùng đẹp mắt. Người ta còn khéo léo thiết kế cho chiếc nắp một cái cài nho nhỏ. Nhờ có cái cài này, em có thể cài bút vào quyển vở ô li của mình.

Em rất quý trọng người bạn đặc biệt này của mình. Em sẽ gìn giữ chiếc bút cẩn thận để nó luôn đồng hành cùng em trong những ngày đến trường.

——————–HẾT——————-

Bên cạnh Tả cái bút máy em đang dùng các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Tả cái bàn học,  Tả cái hộp bút của em, Tả cái đồng hồ treo tường, Tả cái mũ em dùng hàng ngày.  nhằm củng cố kiến thức của mình.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button