Giáo Dục

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió – trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét – Soạn văn 8

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

(Trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê  Xéc-van-tét)

Bạn đang xem: Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió – trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét
– Soạn văn 8

I. TÁC GIẢ – TÁC PHẨM

1. Tác giả:

Xéc-van-tét (1547 – 1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông viết tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê khi thời đại của lối sống hiệp sĩ đã qua rồi. Trong thời đại công nghiệp, không ai còn sống theo kiểu đó nữa. Tuy nhiên, trong xã hội lúc bấy giờ, không ít người nuối tiếc quá khứ một thời, cố bám víu lấy nó bằng cách xây dựng cho mình những ảo vọng, những lí tưởng phù du, xa rời thực tế. Họ say mê đọc những cuốn tiểu thuyết hiệp sĩ được bày bán nhan nhản trên hè phố khiến cho đầu óc ngày càng mê muội. Xéc-van-tét nhận thấy rõ căn bệnh xã hội này và tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê ra đời là một thông điệp của nhà văn trước hiện tượng đó.

2. Tác phẩm:

Tóm tắt:

Trên đường đi thực hiện những ý định viển vông, hai thầy trò phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ, và quyết giao chiến. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê càng hăng máu xông vào. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng. Kết cục, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: “con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau”.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Hiệp sĩ Đôn-Ki-hô-tê: 

 Đọc nhiều sách kiếm hiệp nên đầu óc Đôn Ki-hô-tê hoang tưởng nhìn thấy những chiếc cối xay gió thành những tên khổng lồ ghê gớm => Quyết giao chiến giết hết bọn chúng; “bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy” => Điều này cho thấy sự tĩnh táo và tầm nhận thức của Đôn Ki-hô-tê rất nhân văn trước cuộc đời.

 Đúng là nghệ thuật lượng hóa vì trong con người Đôn Ki-hô-tê có cả phần điên và phần tĩnh. 

 Bảng thống kê hành động của Đôn Ki-hô-tê trước và sau trận đấu.

 

Trước trận đấu

Sau trận đấu

Thét lớn

Dịu giọng

Cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a

Không nhắc gì đến nàng

Lăm lăm ngọn giáo

Ngọn giáo gãy tan tành

Thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới

Cả người lẫn ngựa ngã chõng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Điên vì đánh nhau với cối xay gió. 

+ Tĩnh vì khao khát cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn. 

 Tiếng cười của câu chuyện toát ra từ đâu?

 – Từ hành động đánh nhau với cối xay gió của Đôn Ki-hô-tê. 

– Từ sự tương phản trước và sau trận đấu. 

– Từ sự tương phản giữa hai thầy trò. 

– Từ những bàn luận về sách vở 

– Từ thái độ trước nỗi đau đớn trước việc ăn ,uông, ngủ nghỉ  

Ngoại trừ những nét điên rồ, Đôn Ki-hô-tê có những đặc điểm sau: 

– Sống có lý tưởng: quét sạch mọi giống xấu xa khỏi mặt đất. 

– Sẵn sàng liều mình vì lý tưởng cao đẹp. 

– Thất bại không nãn lòng. 

2. Giám mã Xan-chô Pan-xa: 

Bảng so sánh những tương
phản giữa hai thầy trò.

 

Sự vật, hiện tượng

Đôn Ki-hô-tê

Xan-chô Pan-xa

Cối xay gió

Khổng lồ xấu xa

Cối xay gió

Cánh quạt

Cánh tay dài ngẵng

Chỉ là cánh quạt

Thất bại

Vì pháp sư Phơ-ren-xtôn

Vì đánh nhau với cối xay gió

Đau đớn

Không rên la

Mặc sức rên la

Quan niệm sống

Vì lý tưởng công bằng và tự do
cho mọi người.

Thực dụng vì bản thân mình

Mục đích sống

Xả thân vì lý tưởng đến cùng

Hưởng thụ cá nhân

Bản tính

Ưa phiêu lưu mạo hiểm

Nhát gan, lười biếng

Sách vở

Tôn sùng nhất nhất tuân theo

Không biết gì về sách vở

Suy nghĩ

Viễn vông

Thực tế

 

Những đặc điểm của nhân vật Xan-cho Pan-xa:

– Sống thực dụng 

– Ngay thẳng. 

– Thích hưởng lạc thú (ăn, ngủ…) 

 Tác dụng của nghệ thuật tương phản ấy như thế nào ?

 ->Xây dựng cặp nhân vật theo lối tương phản. Sự tương phản ấy lại bổ trợ tính cách cho nhau (tính thực tế của giám mã – tính viễn vông của hiệp sĩ) 

* Bài học rút ra từ cặp thầy trò này :

– Làm người phải biết sống có ước mơ, lí tưởng và can đảm thực hiện ước mơ lí tưởng.

– Phải biết sống lạc quan

– Phải yêu sách vở nhưng đừng quá mê muội đến mức xa rời thực tế, viển vông, điên rồ

– Không quá thực dụng, không nên ích kỷ

III. TỔNG KẾT

– Nghệ thuật tương phản có tác dụng khắc họa tính cách hai nhân vật : Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quy; Xan chô Pan – xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.

 

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button