Giáo Dục

Sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng – trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Để nắm được các kiến thức cơ bản về đoạn trích Chí khí anh hùng, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng – trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) do Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

*******

Sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng

Sơ đồ tư duy đoạn trích Chí khí anh hùng

Luận điểm 1 : Khát vọng lên đường của người anh hùng Từ Hải.

+ Hoàn cảnh của Kiều và Từ Hải lúc chia tay

+ Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

+ Tư thế ra đi của Từ Hải

Luận điểm 2 : Cuộc đối thoại xúc động giữa Thúy Kiều và Từ Hải

+ Lời của Kiều

+ Lời của Từ Hải

+ Lời hứa của Hải với Kiều

Luận điểm 3 : Quyết tâm ra đi của người anh hùng Từ Hải.

so do tu duy phan tich chi khi anh hung

Mặc dù trong thời gian sáu tháng, tình yêu của họ luôn nồng nàn, cháy bỏng nhưng với chí lớn và khát khao công danh nghiệp lớn Từ Hải thoắt đã “động lòng bốn phương”. “Lòng bốn phương” ở đây là hình ảnh tượng trưng, ước lệ cho chí nguyện lập công danh, sự nghiệp của Từ Hải. Hình ảnh “trời bể mênh mang” cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Chúng như một sự ước lệ tạo nên một tầm vóc lớn lao, phi thường cho Từ Hải. Có thể nói tình yêu hay bất cứ một cái gì cũng không đủ sức để ngăn cản được bước chân của chàng. Trong cả một tác phẩm dài, Nguyễn Du chỉ dành duy nhất một từ “trượng phu” cho Từ Hải như thể khẳng định một chí khí lớn ở chàng. Hình ảnh “thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” diễn tả một phong thái ung dung của người “trượng phu” trên con đường gây dựng sự nghiệp ấy.

Xem chi tiết dàn ý và bài văn mẫu: Phân tích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Sơ đồ tư duy cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

Luận điểm 1: Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

Luận điểm 2: Lời hứa của Từ Hải với Kiều

Luận điểm 3: Sự dứt khoát, tư thế ra đi, lên đường hiên ngang, làm chủ vũ trụ của Từ Hải.

Sơ đồ tư duy cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

Nguyễn Du để cho Từ Hải ngồi trên yên ngựa với tư thế đã sẵn sàng lên đường rồi mới nói với Kiều những lời tiễn biệt. Có thể thấy đây là một cuộc chia tay rất khác thường. Cuộc đời Kiều đã trải qua nhiều cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay với Kim Trọng âm thầm, lưu luyến “khách đà lên ngựa người còn ghé theo” – của đôi nam nữ thanh tú mới gặp nhau lần đầu mà đã “tình trong như đã mặt ngoài còn e”; đó là cuộc chia tay bịn rịn với Thúc Sinh “người lên ngựa, kẻ chia bào”. Trong cuộc chia tay lần này, Từ Hải đã ở trong tư thế sẵn sàng của con người dứt lòng ra đi vì nghĩa lớn, vì lí tưởng, vì sự nghiệp của mình. Tiếng gọi của sự nghiệp đã lay động chàng. Từ không thể đắm mình trong chốn phòng khuê và Kiều cũng không thể ngăn chàng thực hiện khát vọng lập nghiệp của mình. Sự nghiệp đối với Từ là điều trên hết. Đó không chỉ là ý nghĩa sự sống của chàng mà còn là điều kiện để chàng thực hiện những khát vọng, ước ao mà người tri kỉ đã gửi gắm ở chàng. Vì thế mà Từ đã quyết dứt áo ra đi, dường như không một chút bịn rịn, lưu luyến.

Xem chi tiết: Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Luận điểm 1: Từ Hải với những ý chí, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất

Luận điểm 2: Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường

Luận điểm 3: Từ Hải với tình yêu và khát vọng hạnh phúc phi thường

Luận điểm 4: Từ Hải con người dứt khoát, tự tin, đầy bản lĩnh

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Khát vọng lớn lao của nhân vật Từ Hải còn được thể hiện ở lời khẳng định chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi sẽ hoàn thành sự nghiệp lớn để trở về. Đối với một người nam nhi làm sự nghiệp lớn, gây dựng cơ đồ chỉ trong một năm quả là quá ngắn ngủi. Qua lớn khẳng định đó cho thấy sự bản lĩnh, tự tin của Từ Hải vào tài năng của mình. Thông qua lời đối thoại với Thúy Kiều đã khắc họa rõ nét, chân thực những khát vọng lớn lao, cao cả, mạnh mẽ và cả tình yêu tha thiết Từ Hải dành cho Thúy Kiều.

Xem thêm: Dàn ý phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

Sơ đồ tư duy chí khí anh hùng của Từ Hảitrong Chí khí anh hùng

Luận điểm 1: Ý chí, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất

Luận điểm 2: Chí khí, hoài bão lớn lao, phi thường

Luận điểm 3: Tình yêu và khát vọng hạnh phúc phi thường

Luận điểm 4: Con người dứt khoát, tự tin, đầy bản lĩnh.

Sơ đồ tư duy chí khí anh hùng của Từ Hải trong Chí khí anh hùng

Mạnh dạn, dứt khoát và nhanh nhạy là vì nghĩa của hai câu thơ mang hình ảnh ước lệ trên. Đã một lần người đọc biết hành động cao đẹp nhanh gọn dứt khoát không tính toán của Từ Hải khi chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh. Nay cũng với tính cách ấy, Từ Hải hành động không chỉ vì tương lai của chàng mà còn vì cả Thúy Kiều. Trước mắt người đọc, hình ảnh Từ Hải cùng tinh binh phóng ngựa tiến về phía trước để lại đằng sau đám bụi mù thay cho hình ảnh ước lệ chim bằng bay lên cùng gió mây.

Xem chi tiết: Phân tích chí khí anh hùng của Từ Hải trong Chí khí anh hùng

Sơ đồ tư duy 14 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng

Luận điểm 1: Cuộc đối thoại đầy xúc động giữa Thúy Kiều và Từ Hải

Luận điểm 2: Quyết tâm ra đi của Từ Hải

Sơ đồ tư duy 14 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng

Trước lời xin đi theo của Thúy Kiều, Từ Hải như trách Kiều: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”‘, đó cũng như một lời khuyên Kiều đừng xem nặng quá vấn đề “lấy chồng là phải theo chồng”, hãy xem nhẹ chuyện tình cảm vì sự nghiệp lớn lao của chồng. Với một quyết tâm, chí khí lớn lao, Từ Hải nói như hứa hẹn sẽ gây dựng được một cơ đồ to lớn, nắm chắc trong tay “mười vạn tinh binh” và chàng sẽ trở về để đón Kiều trong “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp trời”. Lúc thành công quay trở lại cũng là lúc Từ Hải sẽ “rước nàng nghi gia”, đem lại địa vị và danh phận cho người mà chàng xem là tri âm tri kỉ. Những lời của Từ Hải vào khoảnh khắc tiễn biệt này càng làm rõ “chí khí anh hùng” của nhân vật này, thay vì những lời nói thể hiện sự bịn rịn, quyến luyến khi chia tay thì là những ước mơ, sự khẳng định nhất định sẽ thành công của chàng.

Xem bài văn mẫu: Phân tích 14 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng

Tìm hiểu về đoạn trích Chí khí anh hùng

A. Tác giả Nguyễn Du

Xem về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

B. Đoạn trích Chí khí anh hùng

I. Tìm hiểu chung

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải

– Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều

– Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải

3. Giá trị nội dung

Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí

4. Giá trị nghệ thuật

– Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật

– Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu đầu)

– Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống hạnh phúc “hương lửa đương nồng”

– Hình ảnh Từ Hải:

+ Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng

→ Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải

+ Thoắt: dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng

+ Động lòng bốn phương: trong lòng nao nức chí tung hoành bốn phương

+ Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch

→ Một tư thế đẹp, hiên ngang, không vướng bận của người quân tử sẵn sàng lên đường

⇒ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh

2. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)

a) Lời của Thúy Kiều

– Xưng hô: chàng – thiếp

→ Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết

– Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng

– Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải

⇒ Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng

b) Lời của Từ Hải

– Lời đáp của Từ Hải:

+ Từ chối mong muốn của Thúy Kiều

+ Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ anh hùng

+ Coi Kiều là tri kỉ, là người hiểu mình

→ Tính cách anh hùng của Từ Hải

– Lời hứa của Từ Hải:

+ Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Đó chính là niềm tin vào bản thân, vào sự nghiệp của mình

+ Rước nàng về dinh: hứa đón Kiều trở về

→ Người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa lí trí, khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với tri kỉ

+ Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp

+ Lời hẹn”một năm”: mốc thời gain cụ thể, nhanh chóng

→ Lời hẹn ước dứt khoát, ngắn gọn, tự tin

⇒ Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà còn là người rất tự tin vào tài năng của mình

3. Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải (2 câu còn lại)

– Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi

→ Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí anh hùng

– Hình ảnh chim bằng: hình ảnh tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ

⇒ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du

Tham khảo thêm một số tài liệu học tập về đoạn trích Chí khí anh hùng:

  • Các đề văn về đoạn trích Chí khí anh hùng
  • Tuyển tập mở bài Chí khí anh hùng

*******

Trên đây là sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng do Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 được cập nhật đầy đủ tại Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều (Nguyễn Du), hệ thống kiến thức về đoạn trích Chí khí anh hùng ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 10 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button