Nghị luận Vẻ đẹp con sông Việt Nam qua 2 tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và Người lái đò sông Đà

Đề bài: Nghị luận Vẻ đẹp con sông Việt Nam qua 2 tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và Người lái đò sông Đà

nghi luan ve dep con song viet nam qua 2 tac pham ai da dat ten cho dong song va nguoi lai do song da

Nghị luận Vẻ đẹp con sông Việt Nam qua 2 tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và Người lái đò sông Đà
 

I. Dàn ý Nghị luận Vẻ đẹp con sông Việt Nam qua 2 tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và Người lái đò sông Đà

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a. Những nét độc đáo của sông Đà trong Người lái đò sông Đà.

* Hình ảnh:

– Sông Đà mang trong mình một dáng vẻ bí hiểm, nhiều ghềnh đá, thác đá, độ dốc lớn và dòng nước chảy xiết đầy hung hiểm.

* Âm thanh:

– Tiếng “gùn ghè” của một dòng chảy “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy”.
– “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Để lộ ra hầu hết cái ghê gớm, quái dị, với điệu bộ “nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”.
– Những khúc đổ thác, tiếng nước “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa như nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…”
=> Sự giận dữ, điên cuồng của một loài quái thú đang vùng vẫy giữa chốn đại ngàn.

* Những cái hút nước và trùng vi thạch trận:

– Những cái “trùng vi thạch trận” với những cửa sinh, cửa tử, luồng sống, luồng chết gắt gao, lũ đá ở sông có lẽ đã nghìn năm mai phục ở đây mang thật nhiều dáng vẻ, tượng trưng cho tính cách ghê gớm của dòng sông vừa “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, lại “méo mó”, hòn đứng, hòn ngồi, hòn lại nằm, đủ kiểu cách, như đang đe dọa bất cứ kẻ nào lởn vởn không phận sự.
– Những cái “hút nước” kinh hoàng “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, “Mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh”, tựa “Cốc pha lê nước khổng lồ”, và “Từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải”,…
=> Con sông Đà với cái sự bất kham, dữ dội nó đã bao lần làm đau những người lái đò, khiến họ nhiều phen hú vía khi thoát khỏi lưỡi hái tử thần, đồng thời cũng là một chiến trường có nhiều thách thức mà những bàn tay “lái ra hoa” như ông lái đò ham chinh phục và gắn bó vô cùng.

b. Những nét độc đáo của sông Hương:

* Trong rừng già:

– Dòng sông như một “bản trường ca của rừng già”, mang trong mình một dáng vẻ tươi vui, sôi nổi với những khúc sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc,…”.
– Thơ mộng trữ tình với “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
– Quyến rũ, hoang dại tựa như một cô gái Di-gan phóng khoáng với những điệu vũ dễ mê hoặc lòng người với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”.

* Ra khỏi rừng và giữa cánh đồng Châu Hóa:

– Dòng sông hiền từ tựa như “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở” bao đời nuôi dưỡng những đứa con của mình bằng sự “dịu dàng và trí tuệ”.
– Đến cánh đồng Châu Hóa, sông Hương lại chuyển mình quay về thời son trẻ, tựa như một nàng công chúa say ngủ suốt mấy thế kỷ được người tình đánh thức rồi cùng tiến vào tình yêu với những cuộc rượt đuổi, vờn bắt tình tứ.

* Vào Huế:

– Trở nên e lệ như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu, nhẹ nhàng nằm trong lòng người yêu mà thủ thỉ êm đềm.
– Lúc chia xa, dòng sông cũng có cái nỗi lưu luyến, tiếc nuối muốn cạnh người yêu một lần nữa bằng cách “đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao vinh xưa cổ”, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường bảo rằng đó là “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.
=> Sông Hương trong lăng kính cảm quan của tác giả đã hiện lên tất cả những mặt cá tính, tâm hồn, mà người ta thấy nhiều hơn cả ấy là tính nữ, sự tha thiết dịu dàng của một dòng sông đã chảy ngàn năm nhưng tâm hồn vẫn luôn bất tử một sự trẻ trung hiếm thấy.

c. Một số điểm tương đồng trong sáng tác của hai tác giả:

– Viết về sông với hai mặt đối lập, vẻ hùng vĩ, mạnh mẽ và sôi động và sự thơ mộng, trữ tình thật tinh tế.
– Cả hai nhà văn đều biến dòng sông của mình thành những sinh thể có tâm hồn, có cá tính riêng biệt, cảm nhận dòng sông ở nhiều góc độ trạng thái tính cách như một con người.
– Vẻ đẹp của dòng sông không chỉ dừng lại ở những cảm nhận từ việc quan sát thực tiễn, mà nó còn là sự am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực văn hóa, địa lý, lịch sử, mỹ thuật.
 

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

II. Bài văn mẫu Nghị luận Vẻ đẹp con sông Việt Nam qua 2 tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và Người lái đò sông Đà

Đất nước Việt Nam ta khởi nguồn văn hóa từ nền văn minh lúa nước và gắn bó chặt chẽ với những con sông chảy khắp mọi miền đất nước. Sông là người mẹ dịu hiền bao dung nuôi những đứa con đất Việt bằng dòng sữa phù sa ngọt ngào, bằng dòng nước trong xanh mát rượi, bằng dòng chạy dịu êm hiền hòa, đưa con đi khắp mọi miền Tổ quốc. Chính vì sự gắn bó mật thiết với đời sống con người từ bao đời, thế nên chúng ta, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ khi nhìn, khi nghĩ về những dòng sông vẫn thường mang những tình cảm tha thiết đặc biệt, đối với mỗi con người Việt Nam sông chính là quê hương, là người thân thiết ruột thịt, sông cũng có những tính cách và vẻ đẹp cho riêng mình, chúng có những cái tên riêng và những nét cá tính độc đáo. Điều đó thấy rõ nhất ở hai tác phẩm viết về sông ngòi nổi tiếng ấy là Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám vốn dĩ đã là người ưa chủ nghĩa “xê dịch”, với ngòi bút, uyên bác, tài hoa của mình, nhà văn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một trong những tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đến sau cách mạng, trước sự thắng lợi vẻ vang sau 80 năm giời nô lệ đã mở ra cho Nguyễn Tuân những đường sáng tác mới rộng mở hơn, không chỉ quanh quẩn nhớ nhung về những vẻ đẹp đã cũ, hay sự mỉa mai, phản ánh, căm hờn trước thời cuộc. Mà lúc này đây Nguyễn Tuân đã có nhiều cơ hội được đi khắp miền đất nước, trở thành một nhà văn kiểu mới, bắt đầu hướng đến ca ngợi vẻ đẹp của Tổ quốc, đồng thời tìm tòi khai thác cả chất tài hoa nghệ sĩ trong đời sống nhân dân bình thường. Người lái đò sông Đà là một đoạn trích trong tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân, viết nhân dịp ông có cơ hội đi thực tế ngược về vùng rừng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp hoang sơ, dữ dội của con sông chốn đại ngàn đã để lại trong tác giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt điểm khiến người ta chú ý nhất ở con sông ấy là dáng vẻ hung bạo, hùng vĩ của con sông khúc thượng nguồn, làm nổi bật lên cái sự trái tính trái nết của một dòng sông ẩn mình giữa chốn đại ngàn, mà điều đó đã thể hiện khéo léo qua lời đề từ “Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”. Khúc thượng nguồn sông Đà mang trong mình một dáng vẻ bí hiểm, đó là một dòng sông với cơ man nào là ghềnh đá, thác đá đá, độ dốc lớn và dòng nước chảy xiết đầy hung hiểm, mà bất cứ ai đứng trên bờ nhìn xuống cũng lén cảm thấy rùng mình về sự bành trướng dữ dội của dòng sông. Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện cấp nghệ sĩ Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông với một loạt các hình ảnh chốn thượng nguồn như “cảnh đá bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, “chẹt lòng sông như yết hầu”, “con nai nai con hổ đã có lần vọt qua bờ bên kia”,”đang màu hè mà cũng cảm thấy lạnh”. Không chỉ dừng lại ở hình ảnh, sự dữ dội, hiểm hóc của dòng sông còn được bộc lộ thông qua những âm thanh ghê gớm, mà có lẽ người thường trong đời chẳng có mấy khi tưởng tượng ra. Đầu là cái tiếng “gùn ghè” của một dòng chảy “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió” mà tác giả tưởng đó là một tên đòi nợ cục cằn “như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy”. Ấy rồi ở một đoạn khác chỗ có những cái xoáy nước sâu hoắm ở khúc Tà Mường Vát dưới Sơn La, dòng sông lại bật ra những tiếng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. Để lộ ra hầu hết cái ghê gớm, quái dị, với điệu bộ “nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, khiến bất cứ kẻ nào có ý định qua sông cũng phải dè chừng. Đặc biệt ở những khúc đổ thác, tiếng nước “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa như nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…” dường như cho thấy cái sự giận dữ, điên cuồng của một loài quái thú đang vùng vẫy giữa chốn đại ngàn, vì đói, vì cuồng nộ hay vì một cái gì khác không ai biết. Nhưng bấy nhiêu cũng đủ khiến người ta phải ấn tượng mãi không thôi về cái cách mà dòng sông bành trướng thế lực. Sông Đà của Nguyễn Tuân không chỉ có vậy, nó không hẳn chỉ thích đe dọa và phô trương thế lực mà nó còn cho người ta thấy cái vẻ lợi hại của mình bằng những cái “trùng vi thạch trận” với những cửa sinh, cửa tử, luồng sống, luồng chết gắt gao, mà không phải là một người lái đò đã có nhiều lần kinh nghiệm chinh chiến hẳn là sẽ rơi vào một cái xoáy nước nào ấy rồi tan xác cả thuyền cả người mất thôi. Con sông trong mắt Nguyễn Tuân hiện lên với đủ vẻ gian ác, xảo trá và hung hiểm khôn lường, cái lũ đá ở sông có lẽ đã nghìn năm mai phục ở đây và chỉ đợi có một chiếc thuyền nào lớ ngớ đi qua là quật cho tan xác. Những hòn đá ấy mang thật nhiều dáng vẻ, tượng trưng cho tính cách ghê gớm của dòng sông vừa “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, lại “méo mó”, hòn đứng, hòn ngồi, hòn lại nằm, đủ kiểu cách, như đang đe dọa bất cứ kẻ nào lởn vởn không phận sự. Đặc biệt kinh sợ nhất có lẽ phải kể đến những cái “hút nước” kinh hoàng “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, “Mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh”, tựa “Cốc pha lê nước khổng lồ”, và “Từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải”,… Với lăng kính đặc biệt của mình Nguyễn Tuân đã cho những cái xoáy nước của sông Đà một vẻ đẹp thật hiếm có, thế nhưng ở đời phàm là cái gì càng đẹp, càng hấp dẫn thì người ta lại càng phải để ý đến những sự độc ác, gian trá của nó. Và con sông Đà này, với cái sự bất kham, dữ dội nó đã bao lần làm đau những người lái đò, khiến họ nhiều phen hú vía khi thoát khỏi lưỡi hái tử thần, đồng thời cũng là một chiến trường có nhiều thách thức mà những bàn tay “lái ra hoa” như ông lái đò ham chinh phục và gắn bó vô cùng.

nghi luan ve dep tru tinh cua song da va song huong

Văn mẫu nghị luận về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà và Sông Hương trong 2 tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và Người lái đò sông Đà

Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nhà văn gốc Huế nên đặc biệt gắn bó tha thiết với mảnh đất cố đô và với dòng Hương giang nghìn năm vẫn chảy. Cùng là sông thế nhưng có lẽ sông Hương mang nhiều nét dịu dàng và lặng lẽ hơn cả, nói đúng ra sông Đà mang tính nam còn sông Hương lại có nhiều tính nữ. Trái hẳn với cái sự hùng vĩ, dữ dội và hung bạo của sông Đà, thì sông Hương dẫu ở khúc thượng nguồn vẫn rất hiền hòa, thấm đượm với nhiều cảm tình. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khéo léo so sánh dòng sông như một “bản trường ca của rừng già”, nó cũng mang trong mình một dáng vẻ tươi vui, sôi nổi với những khúc sông “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc,…”. Đồng thời cũng rất thơ mộng trữ tình với “vẻ dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Có thể nói rằng sự hùng vĩ, tráng lệ với sự dịu dàng, đằm thắm đã tạo nên cho dòng sông những dáng vẻ rất ấn tượng, mà đôi lần người ta mường tượng đến hình ảnh của những người con xứ Huế đương độ thanh xuân, sôi nổi nhất của cuộc đời. Tuy nhiên không ở một dáng vẻ quá lâu, sông Hương có nhiều mặt tính cách, từ cái sự hồn nhiên sôi nổi, dịu dàng dòng sông đã nhanh chóng khoác vào cái vẻ quyến rũ, hoang dại tựa như một cô gái Di-gan phóng khoáng với những điệu vũ dễ mê hoặc lòng người với “bản lĩnh gan dạ tâm hồn tự do và trong sáng”. Tuy nhiên, sự trẻ trung mê hoặc ấy dòng sông không phô bày quá lâu, mà nhẹ nhàng cất giấu nó như một sự riêng tư kín kẽ của tâm hồn trước khi khi ra khỏi rừng già bằng việc “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa vào lòng sâu của vực thẳm dưới núi Kim Phụng”. Ra khỏi rừng, người ta thấy dòng sông hình như khoác lên mình một lớp áo mới mẻ, bỏ đi cái hồn nhiên, hoang dại, phóng khoáng, dòng sông hiền từ tựa như “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở” bao đời nuôi dưỡng những đứa con của mình bằng sự “dịu dàng và trí tuệ”. Có thể thấy rằng dưới ánh mắt trìu mến và tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương không chỉ đơn thuần là một dòng sông mà nó còn là một sinh thể, có sức sống, có tâm hồn, có những cá tính riêng và luôn mang trong mình những tình yêu rất ngọt ngào, bao dung. Đến cánh đồng Châu Hóa, sông Hương lại chuyển mình quay về thời son trẻ, tựa như một nàng công chúa say ngủ suốt mấy thế kỷ được người tình đánh thức rồi cùng tiến vào tình yêu với những cuộc rượt đuổi, vờn bắt tình tứ. Mà từ trên cao sông chỗ ấy như một dải lụa xanh thật mềm, chuyển dòng liên tục, “vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Đồng thời nó cũng không ngại phô ra những vẻ đẹp phong phú và đa dạng, “”Có khi sắc nước trở nên xanh thẳm”, rồi theo từng mốc thời gian mà đổi sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Khi dạo qua những di tích lịch sử, những chốn của ông hoàng bà chúa khi xưa, sông Hương dường như cũng có linh tính mà chảy chậm một chút, như để nhắc nhở, hoài niệm về một thời hoàng kim dĩ vãng. Rẽ bước vào đến cố đô, sông Hương đã thôi cái việc rượt bắt đều lạc thú của tình yêu mà trở nên e lệ như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu, nhẹ nhàng nằm trong lòng người yêu mà thủ thỉ êm đềm. Rồi đến lúc chia xa, dòng sông cũng có cái nỗi lưu luyến, tiếc nuối muốn cạnh người yêu một lần nữa bằng cách “đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao vinh xưa cổ”, mà Hoàng Phủ Ngọc Tường bảo rằng đó là “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Có thể thấy rằng, sông Hương trong lăng kính cảm quan của tác giả đã hiện lên tất cả những mặt cá tính, tâm hồn, mà người ta thấy nhiều hơn cả ấy là tính nữ, sự tha thiết dịu dàng của một dòng sông đã chảy ngàn năm nhưng tâm hồn vẫn luôn bất tử một sự trẻ trung hiếm thấy.

Với những cảm nhận và lối diễn tả về hai con sông khác nhau, in đậm dấu ấn cá nhân, thì người ta vẫn tìm được ở Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân những đặc điểm chung nhất khi nói về sông nước trên đất Việt. Trước hết ấy là vẻ hùng vĩ, mạnh mẽ và sôi động của chúng ở khúc thượng nguồn, những lúc còn ẩn mình trong rừng già sâu thẳm. Rồi bên ngoài cái vẻ hùng vĩ, ghê gớm thì mỗi dòng sông cũng mang trong mình sự thơ mộng, trữ tình thật tinh tế. Ví như sông Đà với dòng chảy “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa Ban, hoa Gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Một con sông tuy mang nhiều tính nam, sự giận dữ khúc thượng nguồn nhưng cũng có lúc hiền lành và e ấp đến lạ. Còn với sông Hương thì không cần bàn cãi, bởi lẽ phần lớn người ta thấy nó luôn mang những vẻ đẹp rất trữ tình và êm ái, giống hệt một nàng thơ xứ Huế. Hơn thế nữa, cái làm cho người đọc có những cảm tưởng khó quên về hai dòng sông ấy là cái cách mà cả hai nhà văn biến dòng sông của mình thành những sinh thể có tâm hồn, có cá tính riêng biệt, cảm nhận dòng sông ở nhiều góc độ trạng thái tính cách như một con người. Điều ấy khiến dòng sông trở nên rõ ràng và sắc nét hơn trong tâm trí người đọc. Đồng thời cũng bộc lộ tinh thần kính nghiệp, tấm lòng gắn bó, yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết của cả hai tác giả. Bởi lẽ nếu không yêu, không thương, người ta chẳng thể nào có những cảm nhận tinh tế, đặc sắc đến vậy. Cuối cùng, có thể nhận ra rằng cả hai dòng sông đều được các tác giả viết nên bằng những ngòi bút tài hoa và uyên bác. Vẻ đẹp của dòng sông không chỉ dừng lại ở những cảm nhận từ việc quan sát thực tiễn, mà nó còn là sự am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực văn hóa, địa lý, lịch sử, mỹ thuật. Sông Đà gắn với núi rừng Tây Bắc, nên mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, dữ dội, lại có một cuộc đời trải qua nhiều sự gian khó, khắc khổ, vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, trải qua hơn 400km lưu lạc nơi xứ người, rồi với về đến Việt Nam chính thức nhập tịch vào nước ta tại Mường Tè, Lai Châu. Còn với sông Hương, đó là một dòng sông của văn hóa lịch sử, tác giả không chỉ nhìn và phân tích trên phương diện địa lý, mà nhấn mạnh đến vẻ đẹp lịch sử ngàn năm soi bóng kinh thành Phú Xuân, chứng kiến biết bao đổi thay, biến động của đất nước. Thế nên dòng sông này thường có nhiều lúc thật trầm tư lắng đọng, hiền dịu tựa như con người xứ Huế vậy.

Qua hai tác phẩm Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông vẻ đẹp của những dòng sông quê hương đã phần nào hiện lên một cách rõ ràng trong trí nhớ của độc giả. Sự tinh tế và tài hoa trong khả năng sáng tác của cả hai tác giả trong thể loại ký đã để lại cho nền văn học Việt Nam ta những tác phẩm văn học thật quý giá, người ta sẽ tránh khỏi cái cảm giác bị nhàm chán, ngán ngẩm khi đọc về những con sông chảy trên đất mẹ. Bởi lẽ trong từng câu chữ không chỉ đơn thuần là kể, tả mà còn là tình cảm của người viết với dòng sông, chính cái sự tha thiết, am hiểu tường tận đã khiến cho dáng hình những con sông Việt Nam trở nên thật hấp dẫn và sinh động. Và người đọc lại càng yêu thêm những dòng sông quê hương, mảnh đất quê hương máu thịt này.

——————–HẾT——————-

Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông là những tác phẩm hay và sâu sắc về đề tài sông nước, để tìm hiểu thêm về hai tác phẩm này mời các em tìm đọc thêm các bài  Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà, Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

3 Comments

  1. Earth and its many wonders are a never-ending source of wonder. From its vast oceans and its lush forests to its seemingly endless night sky, there is something awe-inspiring about this beautiful planet. Unfortunately, we are increasingly aware of the damages that humankind has done to the planet over the years. Climate change, air pollution, and water contamination are sadly becoming more and more prevalent, yet we also have the capability to take action and be stewards of our beloved planet. We can conserve energy, use clean and renewable energy sources wherever possible, and reduce our overall carbon footprint. By working together, we can ensure the future health and beauty of the Earth for generations to come. her fucking pussy when all out

  2. Our world is ever-changing; every day brings new experiences and challenges. No matter what is going on in our lives, it is important to stay positive and focus on the things that bring us joy. One way to do this is to find moments of gratitude, no matter how small. Take time to appreciate the little things in life, such as a warm cup of tea or a beautiful sunset. These can bring a sense of contentment and peace. It is easy to get discouraged in this chaotic world, but finding the things that make us smile can be immensely powerful. cute teenie filmed with a dildo in the ass

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button