Giáo Dục

Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động

Đề bài: Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động

nghi luan ve cau noi cua bac ho nuoc ta con ngheo muon sung suong thi phai tu luc canh sinh can cu lao dong

Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động
 

I. Dàn ý Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động (Chuẩn)

1. Mở bài

* Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói của Bác Hồ
– Những lời dạy của bác luôn là những bài học quý báu của dân tộc ta
– Trích dẫn lời dạy của Bác
2. Thân bài
– Hoàn cảnh đất nước ta
– Ý nghĩa của câu nói của Bác
– Bình luận câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động tại đây

 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động (Chuẩn)

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một người Cha nhân từ của dân tộc ta. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tôi vẫn còn nhớ đâu đó câu nói của người: “Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đó là câu nói mà tôi thấy vô cùng kính phục của Bác. Trong cuộc đời, lúc nào Bác cũng nghĩ cho dân, cho nước như người Cha, người Bác, người Anh. Và một bài học mà ai cũng biết đến đó là câu nói nổi tiếng của Bác: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động” Tôi thấy thật ý nghĩa và đúng đắn.
Nước Việt Nam ta đã trải qua bao thăng trầm của chiến tranh, thiệt hại biết bao tính mạng, của cải. Những năm tháng hậu chiến tranh là những tháng ngày gian khổ của dân tộc ta, cái nghèo vẫn làm cho dân ta đói khổ. Không những vậy, đất nước ta vốn là đất nước của nông nghiệp, quanh năm vất vả với ruộng đồng. Hình ảnh “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” bao lâu nay gắn liền với người dân lao động vất vả, những người nông dân chất phác cần cù. Bác luôn quan tâm đến cuộc sống lao động vất vả của những người dân nên Bác đã khuyên răn chúng ta cần phải biết lao động chăm chỉ.

Câu nói của Bác đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ bởi muốn có một cuộc sống sung sướng chúng ta ta phải tự lực cánh sinh, không sống dựa dẫm vào vào người khác. Mỗi người chúng ta nếu biết chăm chỉ làm ăn thì sẽ không sống dựa dẫm vào người khác. Trong việc học tập hay như trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, khi chúng ta chăm chỉ, luôn kiên trì với mục tiêu mình đã chọn thì cuộc sống của chúng ta sẽ luôn sung túc và mang lại nhiều giá trị không chỉ về vật chất mà còn cả tinh thần.

Bác nói rằng: “Nước ta còn nghèo đói” Đúng như vậy. Sau hai cuộc chiến tranh ác liệt với hai nước đế quốc Pháp và Mỹ, về mọi mặt đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề. Sau bao nhiêu năm đổi mới giờ đây, đất nước ta đang trong quá trình hướng đến công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta lười biếng, chấp nhận cuộc sống hiện tại. Mỗi người chúng ta đều phải có ý chí nỗ lực vươn lên. Bên cạnh đó, đất nước ta vẫn còn sống dựa vào nền nông nghiệp. Tuy đã đưa máy móc vào sản xuất nhưng vẫn chưa đạt được kết quả cao.
Chính vì biết được tình hình đó mà Bác đã nói: “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh”. Quả đúng là như vậy. Ở đây, Bác nhấn mạnh ở chữ “tự lực”. Để đạt được thành công, chính chúng ta phải tự mình cố gắng, tự mình vươn lên làm ra những của cải vật chất cho riêng mình mà không phụ thuộc vào bất kì ai. Đất nước, dân tộc ta phải tập hợp sức người sức của để tự gây dựng, phát triển đất nước bằng nguồn lực từ bên trong. Trong ca dao xưa, ông cha ta từng nói:

“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”

hay
“Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ”

Như vậy chúng ta đã nhận được một bài học sâu sắc từ Bác đó là Tự lực cánh sinh, thành công của mỗi người phụ thuộc vào ý chí và nỗ lực của người đó trong bất kì hoàn cảnh nào. Một điều nữa mà Bác cũng khuyên chúng ta: “Muốn sung túc, phải cần cù lao động”. Chăm chỉ luôn là đức tính mà mỗi người chúng ta cần có trong cuộc sống này. Chăm chỉ học tập chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt. Chăm chỉ làm việc chúng ta sẽ nhận được những thành quả đáng tự hào. Tục ngữ có câu “Cần cù bù thông minh quả là không sai”. Đã có biết bao tấm gương đáng tự hào mà chính chúng ta phải khâm phục. Những thủ khoa, á khoa của các trường đại học, đa phần trong số họ đều là những bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng các bạn vẫn vươn lên, cố gắng trong học tập và đạt được những thành quả nhất định. Đối với đất nước ta cũng vậy. Dân giàu thì nước mới mạnh. Vậy thay vì nghĩ về những điều lớn lao làm thay đổi cả một đất nước thì mỗi chúng ta hãy vươn lên sống và làm việc chăm chỉ để đất nước lớn mạnh.

Đã có nhiều minh chứng chứng minh điều này và hơn hết chúng mình cùng tìm hiểu một ví dụ điển hình đó là nước Nhật. Như chúng ta đều biết, hiện nay Nhật Bản là một nước tư bản với nền kinh tế đứng thứ ba thế giới chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Đất nước nổi tiếng với sự kỉ luật cùng với sự lao động cần cù, chăm chỉ của người dân nơi đây. Nhưng trước đây trong thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima và Nagasaky. Hậu quả vô cùng nặng nề nhưng sau đó, những người dân Nhật Bản đã cùng nhau chăm chỉ làm việc với một quyết tâm mạnh mẽ, đề cao tính kỉ luật để đưa đất nước phát triển như ngày hôm nay.
Câu nói của Bác Hồ hoàn toàn đúng đắn khuyên chúng ta cần phải tự lực tự cường, tự mình vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Không những vậy cần phải tự mình. Mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó chỉ cần vươn lên mạnh mẽ thì chúng ta đều sẽ sống tốt.
Sự nghèo đói sẽ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, tự mình vượt qua những thử thách sẽ khiến bản thân chúng ta luôn biết vươn lên trong cuộc sống, làm những điều đúng đắn và tốt đẹp hơn. Khi bản thân chúng ta luôn cần cù chăm chỉ thì không có việc gì là khó cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên đẹp và có giá trị.

Câu nói của Bác không chỉ dành riêng cho ai mà cho tất cả những người là con đất Việt. Làm giàu, làm cho sung túc cuộc sống của bản thân cũng chính là làm giàu cho quốc gia, đất nước. Nỗ lực vươn lên, cần cù lao động cũng chính là cách chúng ta đóng góp sức lực để cùng gây dựng một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội giàu đẹp, văn minh.

Có thể nói câu nói của Bác Hồ luôn là bài học quý báu trong mọi thời đại, mang lại cho chúng ta những suy nghĩ về bản thân mình, về những hành động mà chúng ta đang làm. Thật sự có thể nói đó luôn là kim chỉ nam cho mỗi người dân cũng như là toàn Đảng ta.

————————HẾT———————–

Nghị luận về một câu nói hoặc tư tưởng đạo lí là dạng đề quen thuộc trong các đề thi, để nâng cao vốn kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận về câu nói: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới, Nghị luận xã hội về câu nói: Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia, Nghị luận xã hội về thành công qua câu nói :”Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức …, Nghị luận về câu nói Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại.

 

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button