Giáo Dục

Lập dàn ý tóm tắt câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng – lớp 6

Lập dàn ý tóm tắt câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng – lớp 6

Bên cạnh thể loại truyện truyền thuyết, cổ tích, trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam còn có hai thể loại truyện rất lí thú là truyện ngụ ngôn và truyện cười. Chùm truyện ngụ ngôn mà các em tìm hiểu trong chương trình văn học lớp 6 sẽ giúp các em sáng tỏ những đặc điểm và giá trị chủ yếu của loại truyện này. Mở đầu chùm truyện mang ý ẩn bên trong này là Ếch ngồi đáy giếng. Sau đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ giúp các em lập dàn ý tóm tắt câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhé!

Dàn ý truyện Ếch ngồi đáy giếng

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta mang ý nghĩa rất sâu sắc: Dù chỉ là nói chuyện của loài vật nhưng mục đích chính là nói chuuyện loài người. Bất kì ai khi đọc câu chuyện này cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích nhất cho cuộc sống của mình.

Nội dung chính


Dàn ý tóm tắt câu chuyên ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng


1. Mở bài

– Giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn: Là loại truyện có ngụ ý, tức là truyện có 2 nghĩa:

  • Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện dễ nhận thấy.
  • Nghĩa bóng: là ý sâu kín gửi gắm trong câu chuyện thường được diễn đạt như một bài học cho con người trong csống, đây là mục đích chính của người sáng tác, người kể chuyện

– Giới thiệu về truyện “Ếch ngồi đáy giếng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…): Mục đích chính của truyện là mượn câu chuyện để thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo à là điều muốn nói thêm sâu sắc, có tính thuyết phục, cố gắng mở rộng hiểu biết bằng mọi cách, cố gắng nhìn xa trông rộng. Ngụ ý không ai được chủ quan kiêu ngạo, nếu không sẽ trả giá đắt (có khi là cả tính mạng).

=> Bài học này nhằm nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Các yếu tố về cái giếng, bầu trời, con ếch…chỉ là ẩn dụ ứng với nhiều hoàn cảnh của cuộc sống con người.

Dàn ý truyện Ếch ngồi đáy giếng


2. Thân bài


  • Ếch khi còn ở trong giếng

Với hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: sống trong một cái giếng, xung quang ếch chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung còn mình là một vị chúa tể nên rất kiêu ngạo.

Do môi trường sống rất nhỏ bé, ếch chưa bao giờ sống thêm ở một môi trường khác,  nên tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh của nó rất nhỏ bé, ếch ít hiểu biết, nhưng một sự hiểu biết lâu ngày lại ăn sâu vào nó chính là sự chủ quan kiêu ngạo.

→ Sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn dẫn đến việc ếch chủ quan, huênh hoang


  • Ếch khi ra khỏi giếng

Môi trường sống của ếch thay đổi sau một trận mưa lớn: môi trường mới rộng lớn, nhiều thứ mới lạ. Lưu ý rằng do trời mưa à nước dâng à ếch lên bờ chỉ là do hoàn cảnh, không phải là nguyên nhân; mà nguyên nhân của kết cục bi thảm sau này của ếch đó là do ếch chủ quan kiêu ngạo.

Thái độ của ếch khi ra khỏi giếng: thái độ nhâng nháo, không thèm đế ý đến xung quanh, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp

– Kết quả: ếch đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp → Kết cục này chính là do sự chủ quan, kiêu ngạo nên bị trả giá quá đắt


  • Bài học rút ra

– Môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp sẽ hạn chế tầm hiểu biết, cho nên khi sống lâu ở môi trường ấy, nếu không lo học tập mở rộng thì hiểu biết sẽ trở nên nông cạn.

– Sự kiêu ngạo, chủ quan sẽ phải trả giá, cần phải cố gắng mở rộng hiểu biết, tầm nhìn. Khi thay đổi môi trường sống thì cần thận trọng, khiêm tốn để thích nghi với cuộc sống mới.

Dù môi trường sống, hoàn cảnh sống có hạn chế thì vẫn phải cố gắng mở rộng hiểu biết của bản thân bằng mọi cách, cố gắng nhìn xa trông rộng. Không được chủ quan kiêu ngạo, nếu không sẽ trả giá đắt có khi là cả tính mạng.

=> Bài học này nhằm nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Cái giếng, bầu trời, con ếch…chỉ là ẩn dụ ứng với nhiều hoàn cảnh của con người.


3. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

+ Nội dung: nhằm phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp nhưng lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

+ Nghệ thuật: mượn câu chuyện của con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, xây dựng hình tượng gần gũi, quen thuộc…

+ Bài học cho bản thân: khuyên răn chúng ta không được chủ quan, kiêu căng, phải luôn cố gắng học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân mình.

Trên đây, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội vừa giúp các em tóm tắt dàn ý nội dung câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Hy vọng các em nhanh chóng nắm được cốt truyện và rút ra được bài học cho bản thân mình. Chúc các em học tốt!

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button