Giáo Dục

Dàn ý thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết

dan y thuyet minh ve mam ngu qua ngay tet

Dàn ý thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết
 

I. Dàn ý thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về mâm ngũ quả ngày Tết: Mỗi khi xuân về tết đến, bên cạnh bánh chưng, bánh giầy, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên một mâm ngũ quả.

2. Thân bài

– Năm loại quả trên mâm ngũ quả đều là sản phẩm trồng trọt, chăm sóc của người nông dân, là trái thơm, quả ngọt mà thiên nhiên đất trời ban tặng → Thức quả quý giá con cháu dâng ông bà, tổ tiên ngày đầu năm.
– “Ngũ” có nghĩa là năm, quả là cây trái, “quả” cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành.
– Năm loại quả có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết ngũ hành trong thế giới vật chất là kim, mộc, thủy, hoả, thổ.
– Năm loại ngũ quả cũng thể hiện ước mơ của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh.
=> Mang tấm lòng thành kính của con cháu, chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc.
– Ở miền Nam mâm ngũ quả gồm: Dừa, xoài, đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị “cầu vừa đủ sung túc”.
– Ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với ước mơ êm ấm, đủ đầy – Mâm ngũ quả thường được bày chính giữa bàn thờ ở mâm cao nhất, bên cạnh là các thức quà khác như mứt, trà, bánh,..
– Cách lựa chọn cẩn thận và tinh tế từng loại trái cây trong mâm ngũ quả.

3. Kết bài
Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp hồn hậu trong văn hóa dân tộc. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm ngũ quả khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết (Chuẩn)

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, mỗi dịp xuân về nhà nhà ai cũng đều náo nức chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh bánh chưng, bánh giầy, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả ngày tết.

Mâm ngũ quả không chỉ tạo nên những hình thù đẹp mắt trưng bày trên bàn thờ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hoá, tín ngưỡng đẹp đẽ. Khi mùa xuân đến, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc, hoa quả càng nở rộ. Những loài hoa, loại quả đều từ công bàn tay chăm sóc của người nông dân và kết tinh từ những tinh hoa mà đất trời và thiên nhiên ban tặng. Những thức quả đều đẹp, đều quý, con cháu dâng lên ông bà như bày tỏ niềm thành kính đến ông cha, tổ tiên mình cũng là dâng lên đất trời nhưng hương hoa tinh túy nhất để cầu bình an, phúc lành cho năm mới. Đó là một nét đẹp nhân văn trong ngày tết truyền thống được lưu giữ qua bao đời, ngày nay vẫn tiếp tục được trân trọng và phát huy.

Vì sao người ta thường gọi đó là “mâm ngũ quả”? “Ngũ” có nghĩa là năm, quả là cây trái, “quả” cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết tại đây.

———————–HẾT———————–

Ngoài Dàn ý Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết, các em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 9 khác như: Thuyết minh về cây lúa, Thuyết minh về cây dừa, Thuyết minh về cây hoa đào; Thuyết minh về cây phượng; Thuyết minh về cây tre;… 

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button