Giáo Dục

Dàn ý nghị luận xã hội về chữ hiếu

dan y nghi luan xa hoi ve chu hieu

Dàn ý nghị luận xã hội về chữ hiếu
 

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về chữ hiếu (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về chữ hiếu

2. Thân bài

a. Giải thích và nêu biểu hiện của lòng hiếu thảo trong cuộc sống con người.
– “Hiếu” là sự hiếu thảo, tôn trọng, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ – những người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng.
– Biểu hiện: Thể hiện qua việc ngoan ngoãn,lễ phép,vâng lời, chăm sóc ông bà cha mẹ, không bất kính.

b. Trình bày ý nghĩa của lòng hiếu thảo
– Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất quý giá của con người.
– Lòng hiếu thảo là lối sống thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn, sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.
– Lòng hiếu thảo là một trong những cơ sở để hình thành một gia đình hạnh phúc và xây dựng xã hội nhân văn.

c. Lật lại vấn đề
Trong xã hội vẫn tồn tại những người con bất hiếu, bất kính với cha mẹ và vi phạm chuẩn mực đạo đức.
– Khi cha mẹ về già, có một số người đùn đẩy trách nhiệm và không muốn chăm sóc.
– Bất kính, vô lễ, xúc phạm và thậm chí đánh đập những người đã sinh ra mình.

d. Bài học nhận thức và hành động
– Chúng ta cần ghi nhớ, biết ơn công lao trời biển của bậc sinh thành.
– Luôn lễ phép, tôn trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
– Lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống bất kính, bất hiếu.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa của lòng hiếu thảo. Liên hệ bản thân.

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về chữ hiếu (Chuẩn)

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Câu ca dao của người xưa đã thể hiện một bài học sâu sắc về công ơn trời biển của các bậc sinh thành, đồng thời cũng gián tiếp nhắc nhở con người bài học về lòng hiếu thảo. Trong xã hội hiện nay, chữ “hiếu” cũng là một trong những vấn đề đang được quan tâm, bởi những giá trị mà nó mang lại.

Như chúng ta đã biết, “hiếu” có nghĩa là hiếu thảo, lễ phép, tôn trọng đối với những người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục như ông bà, cha mẹ. Lòng hiếu thảo được thể hiện bằng sự thành kính qua những hành động cụ thể như ngoan ngoãn, luôn vâng lời bố mẹ, hay sẵn sàng chăm sóc khi họ già yếu, ốm đau,…

Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất quý giá của mỗi con người. Trong quan niệm ở mọi thời đại, chữ “hiếu” luôn là một trong những phạm trù quan trọng về mặt đạo đức của con người. Khi hiếu thảo, con người đã thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết Nghị luận xã hội về chữ hiếu tại đây.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button