Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên
I. Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Du là nhà thơ lỗi lạc của nền văn học Việt Nam.
+ Tác phẩm Trao duyên thể hiện diễn biến tâm lí phức tạp, sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho Kim Trọng.
2. Thân bài
– Bối cảnh trao duyên:
+ Sau khi bị thằng bán tơ hãm hại, gia đình gặp gia biến, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh để cứu cha và em trai bị bắt giam
+ Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình hoàn thành lời hứa với Kim Trọng
– Lời nói, hành động của Thúy Kiều:
+ Sử dụng những từ “cậy”, “chịu và có những hành động “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên tha thiết.
+ Thúy Kiều tâm sự với Thúy Vân về mối tình dang dở của mình với chàng Kim
+ Thúy Kiều đã trao lại cho Thúy Vân những kỉ vật tình yêu của mình với Kim Trọng.
3. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung: “Trao duyên” đã thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc khắc họa tâm trạng đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi quyết định trao duyên.
>> Xem thêm các mẫu Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên tại đây.
II. Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn Trao duyên (Chuẩn)
Trong văn học trung đại Việt Nam, các tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội và bộc lộ các giá trị nhân đạo nhân văn còn chưa thực sự được chú ý, bởi đó là những vấn đề nhạy cảm và thường vướng phải sự chỉ trích, tranh cãi của nhiều người. Đặc biệt là các tác phẩm viết về người phụ nữ, viết về nỗi đau thân phận, về khao khát hạnh phúc lứa đôi vẫn được xem là tầm thường, tủn mủn, không đáng nhắc đến và Truyện Kiều chính là một trong số các tác phẩm vướng phải nhiều tranh cãi khi viết về Thúy Kiều – một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng mang thân phận kỹ nữ nhiều đớn đau. Chỉ đến vài trăm năm sau, những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm này mới được công nhận và làm sáng rõ, trở thành một trong những kiệt tác của cả nền Văn học Việt Nam. Có thể nói, Truyện Kiều là một tác phẩm gói trọn tất cả những nỗi đau của người phụ nữ trong chế độ phong kiến, ấy là nỗi đau thân phận bọt bèo, những day dứt giữa chữ hiếu và chữ tình, nỗi xót xa cho tình yêu yểu mệnh, nỗi khổ sở cho kiếp chồng chung, nỗi đau sinh tử phân ly,…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài Cảm nhận về đoạn Trao duyên tại đây.
———————HẾT———————-
Để hiểu được tâm trạng đau khổ, bế tác của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích được giới thiệu trong tuần học thứ 29 SGK Ngữ văn lớp 10. Bên cạnh Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên, mẫu số 2 các em có thể tham khảo thêm một số bài viết như: Cảm nhận về đoạn Trao duyên, Phân tích đoạn trích Trao duyên, Bình giảng đoạn Trao duyên trích trong Truyện Kiều, Soạn văn Trao duyên trích Truyện Kiều ngắn gọn, Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên;…
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)