Giáo Dục

Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên, mẫu số 1

dan y cam nhan ve doan trich trao duyen

Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên

I. Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả và đoạn trích trao duyên
+ Nguyễn Du ( 1765-1820) tự là Tố Như quê ở Hà Tĩnh
+ Là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta
+ Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong đó nổi bật là đoạn trích “Trao duyên”
+ Với tài nghệ miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của Nguyễn Du, đoạn trích Trao duyên ca ngợi tình yêu sâu sắc của Thuý Kiều đối với Kim Trọng qua việc thể hiện nỗi đau đớn tột cùng mà nàng phải chịu đựng khi phải trao duyên; qua đó thể hiện lòng cảm thông, thương yêu sâu sắc của Nguyễn Du đối với con người “bạc mệnh”.

2. Thân bài

– Kiều trao duyên:
+ Kiều trao cho Vân tình yêu đầu đời mặn nồng và tha thiết của mình
+ Tình yêu sâu đậm nhưng không thể đến được với nhau đành trao lại cho em
+Tác giả sử dụng từ ” cậy”, ép Vân vào một thế dù không muốn cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao
–> Thể hiện niềm tin, niềm hi vọng của Kiều ở Vân
+ Lời lẽ cậy nhờ của Kiều rất đẹp đẽ và chính xác, chặt chẽ

– Kiều đưa ra lí do trao duyên hết sức thuyết phục
– Kiều trao kỉ vật cho Vân
+ Kiều trao những kỉ vật gắn bó mình với Kim Trọng cho Vân: Chiếc thoa, bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền
+ Tình yêu mặn nồng, thắm thiết
+ Kiều và Trọng đã thề non hẹn biển rất nhiều

– Kiều coi như mình đã chết, cái chết trong chính tâm hồn kiều
– Dù trao duyên cho em nhưng Kiều có nỗi buồn chất cứa và đau thương
– Tình yêu của mình dù không muốn nhưng Kiều vẫn trao lại cho em, để em giữu gìn những kỉ niệm tốt đẹp nhất của mình.

3. Kết bài

– Đoạn trích nói lên được số phận bất hạnh của nàng Kiều về tình yêu, không được hưởng tình yêu chọn vẹn.
– Tính hiện thực, nhân đạo của Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích “Nỗi thương mình”
– Nghệ thuật miêu tả nội tâm, khám phá nội tâm nhân vât đặc sắc
– Đoạn trích trao duyên cho ta thấy một tình yêu đẹp của mình dành cho Kim Trọng. Thúy Kiều tin tưởng vào tình yêu của mình dành cho Kim trọng và nhờ cậy vào người em thân thiết của mình.

>> Xem thêm các mẫu Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn Trao duyên

Trong văn học trung đại Việt Nam, các tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội và bộc lộ các giá trị nhân đạo nhân văn còn chưa thực sự được chú ý, bởi đó là những vấn đề nhạy cảm và thường vướng phải sự chỉ trích, tranh cãi của nhiều người. Đặc biệt là các tác phẩm viết về người phụ nữ, viết về nỗi đau thân phận, về khao khát hạnh phúc lứa đôi vẫn được xem là tầm thường, tủn mủn, không đáng nhắc đến và Truyện Kiều chính là một trong số các tác phẩm vướng phải nhiều tranh cãi khi viết về Thúy Kiều – một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng mang thân phận kỹ nữ nhiều đớn đau. Chỉ đến vài trăm năm sau, những giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm này mới được công nhận và làm sáng rõ, trở thành một trong những kiệt tác của cả nền Văn học Việt Nam. Có thể nói, Truyện Kiều là một tác phẩm gói trọn tất cả những nỗi đau của người phụ nữ trong chế độ phong kiến, ấy là nỗi đau thân phận bọt bèo, những day dứt giữa chữ hiếu và chữ tình, nỗi xót xa cho tình yêu yểu mệnh, nỗi khổ sở cho kiếp chồng chung, nỗi đau sinh tử phân ly,…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài Cảm nhận về đoạn Trao duyên tại đây.

————————HẾT———————–

Trong tuần học thứ 29 SGK Văn lớp 10, các em đã học đến bài đoạn trích Trao duyên của tác giả Nguyễn Du. Một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm truyện Kiều. Cùng với Dàn ý cảm nhận về đoạn Trao duyên, mẫu số 1. Chúng tôi còn cung cấp cho các em những bài viết khác: Phân tích đoạn trích Trao duyên, Bình giảng đoạn Trao duyên trích trong Truyện Kiều, Soạn văn Trao duyên trích Truyện Kiều ngắn gọn, Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật qua đoạn Trao duyên, Cảm nhận về đoạn Trao duyên;…

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button