Giáo Dục

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phản ứng oxi hóa khử giữa kim loại đồng và dung dịch axit HNO3 sản phẩm khử sinh ra là khi đinito oxit. Tài liệu sẽ giúp các bạn viết và cân bằng đúng phương trình hóa học. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO

4Cu + 10HNO3 → 4Cu(NO3)2 + N2O + 5H2O

2. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với dung dịch HNO

Không có

3. Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O

Cu0 + HN+5O3 → Cu+2(NO3)2 + N+12O + H2O

4x

1x

Cu0 →  Cu+2 + 2e

2N+5 + 2.4e → 2N+1(N2O)

Phương trình phản ứng: 4Cu + 10HNO3 → 4Cu(NO3)2 + N2O + 5H2O

4. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3

Cho vào ống nghiệm 1,2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3

5. Hiện tượng Hóa học

Lá đồng màu đỏ Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch axit HNO3 và sinh ra khí đinito oxit N2O.

6. Bài tập vận dụng minh họa

Câu 1. Cho ba kim loại là Al, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho?

A. Al.

B. Fe.

C. Cu.

D. Không kim loại nào.

Đáp án D

Không kim loại nào vì cả 3 kim loại đều đứng sau Mg trong dãy điện hóa → Cả 3 kim loại đều không khử được ion Mg2+ trong muối.

Câu 2. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :

A. Cu, Al, Mg.

B. Cu, Al, MgO.

C. Cu, Al2O3, Mg.

D. Cu, Al2O3, MgO.

Đáp án D

CO khử được các oxit kim loại của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa thành kim loại và khí CO2.

→ CO chỉ khử được CuO thành Cu; Al2O3 và MgO không bị khử.

Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành khi thoát ra ngoài ít gây ô nhiễm môi trường nhất là

A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2

B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước

C. nút ống nghiệm bằng bông khô

D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.

Đáp án A: Do khí thoát ra chủ yếu là NO2 nên dùng chất kiềm tẩm vào bông nút chặt ống nghiệm sẽ phản ứng với NO2 tạo muối, không thoát ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.

Câu 4. Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây?

A. Nhường electron và tạo thành ion âm.

B. Nhường electron và tạo thành ion dương.

C. Nhận electron để trở thành ion âm.

D. Nhận electron để trở thành ion dương.

Đáp án B

Câu 5. Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Fe + Cu(NO3)2.

B. Cu + AgNO3.

C. Zn + Fe(NO3)2.

D. Ag + Cu(NO3)2.

Đáp án D

Ag đứng sau Cu trong dãy điện hóa → Ag không thể khử ion Cu2+.

Câu 6. Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

A. AgNO3.

B. HNO3.

C. Cu(NO3)2.

D. Fe(NO3)2.

Đáp án A

Ta ngâm vào lượng dư dung dịch AgNO3 vì Cu phản ứng với AgNO3 tạo thành dung dịch muối và đẩy kim loại Ag ra khỏi muối.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

Câu 7. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1 .

Đáp án D

nCu(NO3)2 ban đầu = 0,035 mol.

Gọi nCu(NO3)2 phản ứng = x mol

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

x → x → 2x → 0,5x

Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí bay đi

=> mNO2 + mO2 = 2x.46 + 0,5x.32 = 6,58 – 4,96

=> x = 0,015 mol

Hấp thụ X vào nước :

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

0,03 → 0,0075 → 0,03

=> [ H+ ] = 0,03/0,3 = 0,1M => pH = 1

………………………………

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: 

    Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã gửi tới bạn phương trình hóa học Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phản ứng oxi hóa khử, đối phản ứng khi cho đồng tác dụng với dung dịch axit nitric loãng sản phẩm thu được là muối đồng nitrat và thoát ra khí có màu nâu đỏ NO2.

    Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,….

    Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Quyết tâm đỗ Đại Học Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

    Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
    Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

    Nguyễn Thị Hương Thủy

    Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button