Giáo Dục

Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

Kính hiển vi lần đầu xuất hiện ở Hà Lan vào khoảng cuối thể kỉ XVI ở dạng thô sơ. Ngày nay, kính hiển vi có thể giúp con người quan sát và chụp ảnh được những vật thể cực nhỏ như: các tế bào, các vi khuẩn,…

Vậy kính hiển vi có cấu tạo ra sao? công dụng của kính hiển vi là gì? ảnh tạo bởi kính hiển vi có đặc điểm gì? số đo bội giác của kính hiển vi được tính theo công thức nào? chúng ta sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây.

I. Công dụng và cấu tạo của kính hiển vi

Kính hiển vi là gì? Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát những vật rất nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.

– Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều so với số bội giác của kính lúp.

Kính hiển vi cấu tạo như nào?

+ Kính hiển vi có hai bộ phận chính:

– Vật kính Llà một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất nhỏ (cỡ milimét).

– Thị kính L2 là một kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.

Hai bộ phận chính này được gắn ở hai đầu một ống hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và khoảng cách giữa chúng O1O2=l không đổi.

Người ta gọi F1‘F2 = δ là độ dài quang học của kính.

Ngoài ra còn có bộ phận tụ sáng là một gương cầu lõm để chiếu sáng vật cần quan sát.

hayhochoi

II. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi

Ảnh qua kính hiển vi là ảnh gì?

• Sơ đồ tạo ảnh của kính hiển vi:

  1626421001k100wpfcpj 1626422268

Ảnh A1B1 là ảnh thật lớn hơn nhiều so với vật AB. Ảnh A2B2 là ảnh ảo lớn hơn nhiều so với ảnh trung gian A1B1

+ Vật kính có tác dụng tạo ảnh thật A1‘B1‘ lớn hơn vật AB và ở trong khoảng O2F2.

+ Mắt đặt sau thị kính để quan sát sẽ nhìn thấy ảnh sau cùng A2‘B2‘ của vật AB tạo bởi kính hiển vi lớn hơn vật nhiều lần và ngược chiều so với vật AB.

+ Ảnh sau cùng A2‘B2‘ phải được tạo ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. Do đó phải điều chỉnh kính để thay đổi khoảng cách d1 từ vật AB đến vật kính O1.

+ Đối với kính hiển vi, ứng với khoảng CvCc của ảnh thì khoảng ∆d1 xê dịch rất nhỏ (khoảng vài chục micrômét).

+ Do đó trong thực tế khi quan sát vật bằng kính hiển vi phải thực hiện như sau:

– Vật phải là vật phẳng kẹp giữa hai tấm thuỷ tinh mỏng trong suốt còn gọi là tiêu bản.

– Vật được đặt cố định trên giá. Ta dời toàn bộ ống kính từ vị trí sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp.

Đường truyền của chùm tia sáng qua kính hiển vi được ngắm chừng ở vô cực:
sự tạo ảnh bởi kính hiển vi

III. Số bội giác của kính hiển vi

Công thức tính số bội giác của kính hiển vi

Số bội giác của kính hiểm vi Khi ngắm chừng cực cận: 

1626421005frlbt0j6aw 1626422269

Số bội giác của kính hiểm vi Khi ngắm chừng ở vô cực: 

 16264210099u4hhg3fib 1626422269

 Với δ = O1O2 – f1 – f2 trong đó:

 G là số bôi giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực

 k1 là hệ số phóng đại của vật kính L1

 G2 là số bội giác của thị kính L2

 δ là độ dài quang học của kính hiển vi

 f1 là tiêu cự của vật kính L1

 f2 tiêu cự của thị kính L2

 Đ = OCc là khoảng nhìn rõ gần nhất của mắt.

IV. Bài tập về Kính hiển vi

* Bài 1 trang 212 SGK Vật Lý 11: Nêu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.

* Lời giải:

– Công dụng của kính hiển vi:

Kính hiển vi là một công cụ phổ quang học hổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật rất nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn. Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn nhiều so với số bội giác của kính lúp.

– Cấu tạo của kính hiển vi:

Bộ phận chính là thấu kính hội tụ: Vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn (cỡ vài mm), thị kính O2 có tiêu cự rất ngắn (cỡ vài cm).

* Bài 2 trang 212 SGK Vật Lý 11: Nêu đặc điểm tiêu cự của vật kính và thị kính của kính hiển vi.

* Lời giải:

– Tiêu cự của vật kính rất nhỏ (cỡ mm).

– Tiêu cự của thị kính nhỏ (cỡ cm).

* Bài 3 trang 212 SGK Vật Lý 11: Muốn điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện ra sao? Khoảng xe dịch khi điều chỉnh kính hiển vi có giá trị như thế nào?

* Lời giải:

– Muốn điều chỉnh kính hiển vi, ta phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính d1 sao cho ảnh của bật qua kính nằm trong khoảng giới hạn thấy rõ CcCv của mắt.

– Đối với kính hiển vi, khoảng dịch chuyển Δd1 này rất nhỏ (cỡ chừng vài chục μm).

* Bài 4 trang 212 SGK Vật Lý 11: Vẽ đường truyền của chùm tia ứng với mắt ngắm chứng kính hiển vi ở vô cực.

* Lời giải:

– Đường truyền của chùm tia sáng với mắt kính chừng kính hiển vi ở vô cực ở hình vẽ:
sự tạo ảnh qua kính khi ngắm chừng ở vô cực

* Bài 5 trang 212 SGK Vật Lý 11: Viết công thức số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực.

* Lời giải:

– Số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực:

 

Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính:

(1) Thật;    (2) Ảo;    (3) Cùng chiều với vật;      (4) Ngược chiều với vật;     (5) Lớn hơn vật.

Hãy chọn đáp án đúng ở các bài tập 6,7 và 8 dưới đây.

* Bài 6 trang 212 SGK Vật Lý 11: Hãy chọn đáp án đúng

Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?

A. (1)+ (3)      B. (2) + (4)       C. (1) +(4) + (5)      D. (2) + (4) + (5 )

* Lời giải:

– Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất: Thật;  Ngược chiều với vật;  Lớn hơn vật. Nên chọn:

– Đáp án: C. (1) +(4) + (5).

* Bài 7 trang 212 SGK Vật Lý 11: Hãy chọn đáp án đúng

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào?

A. (1 ) +(4)     B. (2) + (4)      C. (1) + (3 ) + (5)     D. (2) +(3) +(5)

* Lời giải:

– Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh so với vật của nó có các tính chất: Ảo; Cùng chiều với vật; Lớn hơn vật. Nên chọn:

– Đáp án:  D. (2) +(3) +(5).

* Bài 8 trang 212 SGK Vật Lý 11: Hãy chọn đáp án đúng

Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất?

A. (1) + (5)     B. (2) + (3)     C. (1) + (3) + (5)      D. (2) + (4) + (5)

* Lời giải:

– Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất sau: Ảo; Ngược chiều với vật; Lớn hơn vật. Nên chọn:

– Đáp án:  D. (2) + (4) + (5).

* Bài 9 trang 212 SGK Vật Lý 11: Một kính hiển vi có tiêu cự vật kính và thị kính là f1=1cm;f2=4cm. Độ dài quang học của kính là 16cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận OCc=20cm. Người này ngắm chừng ở vô cực.

a) Tính số bội giác của ảnh.

b) Năng suất phân li của mắt người quan sát là 2′. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được ảnh.

* Lời giải:

a) Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác khi đó là:

 1626421017l5cqsm9unc 1626422270

b) Khoảng cách ngắn nhất ABmin:

– Ta có: 

 16264210248lgzgv85yl 1626422270

Mà 1626421032np29jq2vm3 1626422271 

1626421040ebnkyghot5 1626422271

Vậy:a) G = 80; b) ABmin = 1,45(μm)

Tóm lại, với bài viết về Cấu tạo và công dụng của kính hiển vi, sự tảo ảnh bởi kính hiển vi và số đo bội giác của kính cùng một số hướng dẫn giải bài tập. Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội hy vọng các em đã hiểu rõ nội dung và có thể vận dung kiến thức vào các vấn đề liên quan.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button