Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

Phản ứng Ca(HCO3)2 ra CaCO3

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O được Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn là phản ứng nhiệt phân Ca(HCO3)2, đây cũng là phương trình nằm trong nội dung bài học nước cứng. Nước cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây nên. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng phân hủy Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 overset{t^{circ } }{rightarrow} CaCO3 + CO2 + H2O

2. Điều kiện phản ứng xảy ra 

Nhiệt độ

3. Phương pháp giải nhiệt phân muối hiđrocacbonat và muối cacbonat

a. Nhiệt phân muối hiđrocacbonat (HCO3-)

Nhận xét: Tất cả các muối hiđrocacbonat đều kém bền nhiệt và bị phân huỷ khi đun nóng.

Phản ứng:

2M(HCO3)n → M2(CO3)n + nCO2 + nH2O

Ví dụ: 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

b. Nhiệt phân muối cacbonat (CO32-)

Nhận xét: Các muối cacbonat không tan (trừ muối amoni) đều bị phân huỷ bởi nhiệt.

Phản ứng:

M2(CO3)n → M2On + CO2

VD: CaCO3 → CaO + CO2

Lưu ý:

Các phản ứng nhiệt phân muối cacbonat và hiđrocacbonat đều không thuộc phản ứng oxi hoá – khử.

Phản ứng nhiệt phân muối FeCO3 trong không khí có phản ứng:

FeCO3 → FeO + CO2

4FeO + O2 → 2Fe2O3

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Nhiệt phân hoàn toàn 81 gam Ca(HCO3)2 thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 5,6.

B. 33,6.

C. 11,2.

D. 22,4.

Đáp án D

nCa(HCO3)2 = 81: 162 = 0,5 mol

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

0,5 →              0,5 → 0,5 mol

CaCO3 → CaO + CO2

0,5 → 0,5 mol

=> nCO2 = 0,5 + 0,5 = 1 mol

=> VCO2 = 1.22,4 = 22,4 lít

Câu 2. Hỗn hợp rắn A gồm Ca(HCO3); CaCO3; NaHCO3; Na2CO3. Nung A đến khối lượng không đổi được chất rắn B gồm:

A. CaCO3 và Na2O.

B. CaO và Na2O.

C. CaCO3 và Na2CO3.

D. CaO và Na2CO3.

Đáp án D

Ca(HCO3)2 → CaO + 2CO2 + H2O

CaCO3 → CaO + CO2

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Câu 3. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu?

A. Na2CO3 và Na3PO4

B. Na2SO4 và Na3PO4.

C. HCl và Na2CO3.

D. HCl và Ca(OH)2.

Đáp án A

Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn 16,2 gam Ca(HCO3)2, thu được V lít khí CO­2 ở đktc. Giá trị của V là

A. 2,24

B. 3,36

C. 4,48

D. 5,6

Đáp án C

Ca(HCO3)2 → CaO + 2CO2↑ + H2O

→ nCO2 = 2nCa(HCO3)2 = 2.16,2162 = 0,2mol→V = 4,48

Câu 5. Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3– và 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc là:

A. Nước mềm

B. Nước cứng tạm thời

C. Nước cứng vĩnh cửu

D. Nước cứng toàn phần

Đáp án D

Câu 6. Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 6 gam kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng dung dịch lại thấy có kết tủa nữa. Tìm V?

A. 3,136 lít

B. 6,272 lít

C. 1,568 lít

D. 4,704 lít

Đáp án A

nCaCO3 = 6/100 = 0,06 mol

Do đun nóng lại thu được thêm kết tủa => nên có Ca(HCO3)2

nCaCO3 tạo thêm là 4/100 = 0,04 mol

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

0,06 → 0,06 → 0,06

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2→ CaCO3 + CO2 + H2O

0,04 0,04

→ nCO2 ở phản ứng 2 là 0,04.2 =0 ,08 mol

→ nCO2= 0,06 + 0,08 = 0,14 mol

→ V = 0,14.22,4 = 3,136 lít

Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,97.

B. 3,94.

C. 19,7.

D. 9,85.

Đáp án D

nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15 (mol);

nBa(OH)2 = 0,1.1 = 0,1 (mol)

Ta có: 1 < nCO2/nBa(OH)2 = 0,15/0,1 =1,5 < 2

=> Tạo 2 muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 cả CO2 và Ba(OH)2 đều phản ứng hết

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

a ← a ← a (mol)

2CO2 + Ba(HCO3)2 → Ba(HCO3)2

2b ← b ← b (mol)

Ta có:

∑nBa(OH)2 = a + b = 0,1

∑nCO2 = a + 2b = 0,15

a = 0,05

b = 0,05

=> mBaCO3 = 0,05.197 = 9,85 (g)

Câu 8. Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và BaCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và V lít CO2 (đktc). Hòa tan Y vào H2O dư thu được dung dịch Z và 8 gam chất rắn không tan. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào Z thu được 9,85 gam kết tủa. Khối lượng của FeCO3 và BaCO3 trong hỗn hợp ban đầu?

A. 11,6 gam,  29,77g

B. 23,2 gam, 29,77 gam

C. 23,2 gam, 32,45 gam

D. 11,6 gam, 24, 67 gam

Đáp án A

4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2

x………………→ 0,5x ……. x

BaCO3 → BaO + CO2

y …………..→.. y……y

nCO2 = x + y

Chất rắn Y gồm: Fe2O3 và BaO

Y + H2O dư: Chất rắn không tan là Fe2O3

→ 160.0,5x = 8 → x = 0,1 mol → nCO2 = 0,1 + y

BaO + H2O → Ba(OH)2

y.…………..→……..y

Dung dịch Z là dung dịch Ba(OH)2

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

y……. →…… y…… y

→ Số mol CO2 dư để hòa tan kết tủa BaCO3 là: (0,1 + y) – y =0,1 mol

CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2

0,1…→…..0,1…………………..0,1

nBaCO3 = y – 0,1 = 9,85/197 = 0,05 mol → y = 0,15 mol

mFeCO3 = 0,1.116 = 11,6g

mBaCO3 = 0,15.197 = 29,77g

……………………………………

Trên đây Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button