Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2020 – 2021 gồm 47 đề thi học kỳ 2 của 11 môn: Toán, Văn, Sử, Địa, Vật lý, Anh, Sinh học, Công nghệ, GDCD, Tin học, Âm nhạc. Mỗi đề thi lại có đầy đủ đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận kèm theo.
Thông qua 47 đề thi kì 2 lớp 6 này, thầy cô cùng các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tài liệu học tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Đồng thời, còn giúp thầy cô có thêm tài liệu tham khảo, ra đề thi kì 2 cho học sinh của mình.
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Phần 1 Đọc – hiểu |
– Phương thức biểu đạt của đoạn văn đã cho. – Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn văn. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu:2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
|||
Nêu được nội dung chính của đoạn văn. |
Đặt được 1 câu văn có biện pháp tu từ nhân hóa |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10 % |
Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ:10 % |
Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % |
||
Phần 2 Làm văn |
Rút ra bài học cho bản thân qua nhân vật Dế Mèn. (khoảng 5-7 dòng) |
Tả cánh đồng lúa chín trên quê hương em |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % |
Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70 % |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu:2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ:20 % |
Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 45 % |
Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % |
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021
PHÒNG GD&ĐT……… TRƯỜNG PTDTNT THCS …………… |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Phần I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
“Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”
(Trích Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài SGK Ngữ Văn 6 tập 2)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3 (1 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4 (1 điểm): Đặt câu văn miêu tả con vật nuôi nhà em trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ nhân hóa.
Phần II. TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm): Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 dòng) rút ra bài học cho bản thân.
Câu 2. (5.0 điểm): Hãy tả cánh đồng lúa chín trên quê hương em.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021
I. Đọc – hiểu: (3 điểm)
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt: tự sự – miêu tả.
Câu 2 (0.5 đ):
Phép tu từ: nhân hoá/so sánh.
Câu 3 (1 điểm):
Chàng dế thanh niên cường tráng, đầy sức sống, tự tin, yêu đời.
Câu 4 (1 điểm):
HS có thể tự đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phải đảm bảo:
– Hỉnh thức: 1 câu văn miêu tả. Sử dụng phép tu từ nhân hóa.
– Nội dung: Tả con vật nuôi nhà em.
II. Tập Làm văn (7 điểm)
Câu 1 |
* Hình thức: – Đảm bảo hình thức đoạn văn, xác định đúng vấn đề cần trình bày. * Nội dung: – Từ bài học của Dế mèn, cần nhận ra: Không nên huênh hoang, tự cao , cần biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc kĩ trước khi làm một việc gì, tránh để lại hậu quả đáng tiếc. |
2 điểm |
Câu 2 |
||
Nội dung |
MB: – Giới thiệu được cánh đồng lúa chín quê em… – Ấn tượng ban đầu về vẻ đẹp của cánh đồng. |
0,25 0,25 |
TB: * Có thể miêu tả theo trình tự không gian hoặc thời gian nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: a. Tả bao quát – Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? b. Tả chi tiết: – Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng – Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ – Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ c. Quang cảnh ngày mùa – Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa – Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ – Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân |
0,75 1,5 0,75 |
|
KB: – Cảm nghĩ về những cánh đồng lúa trên quê hương… – Tình yêu quê hương, biết ơn quê hương đã nuôi em khôn lớn từ những cánh đồng lúa chín vàng… |
0,25 0,25 |
|
Hình thức |
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. |
0,5 |
Sử dụng ngôn ngữ miêu tả chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn. |
0,5 |
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020 – 2021
Cấp độ | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Thấp | Cao | ||||
Chủ đề | TL | TL | TL | TL | |
1. Số nguyên Phân số (35 tiết) |
– Nhận biết khái niệm PS – Nhận biết phân số tối giản |
– Biết đổi hỗn số ra phân số – So sánh hai phân số |
– Vận dụng thứ tự thực hiện phép tính và quy tắc cộng, trừ nhân, chia phân số để tính toán. – Vận dụng quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước, tính % vào bài toán thực tế. – Vận dụng linh hoạt thứ tự thực hiện phép tính và quy tắc cộng, trừ nhân, chia để tìm x. |
– Vận dụng linh hoạt các kiến thức về phân số để tính. |
|
Số câu 13 Điểm: 7,0 Tỉ lệ : 70% |
Bài 1, 3 1,0 |
Bài 2, 4 1,0 |
Bài 7a,b,c,d; Bài 9a,b; Bài10a,b 4,5 |
Bài 11 0,5 |
13 7,0đ = 70 % |
2. Góc (13 tiết) |
– Nhận biết các loại góc dựa vào số đo góc. |
– Tính đường kính đường tròn – Tính số đo góc dựa vào hai góc kề bù |
– Vận dụng tính chất cộng góc để tính số đo góc. – Vận dụng khái niệm tia phân giác của một góc để chứng tỏ 1 tia là tia phân giác của một góc. |
||
Số câu: 6 Điểm: 3,0 Tỉ lệ : 30% |
Bài 5 0,5 |
Bài 6, 8 + Vẽ hình bài 11 1,25 |
Bài 11a, b, c 1,25 |
6 3,0đ =30 % |
|
TS câu: 21 TS điểm: 10,0 |
3 1,5 đ (15%) |
4 2,25 đ (22,5%) |
11 5,75 đ (57,5%) |
1 0,5 đ (5%) |
19 10đ |
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020 – 2021
UBND HUYỆN …… Trường THCS xã……. |
KIỂM TRA HỌC KÌ II (Thời gian: 90’) Ngày kiểm tra : …./……. |
Bài 1: (0,5đ) Trong các cách viết sau cách viết nào cho ta phân số?
Bài 2: (0,5đ) Viết hỗn số dưới dạng phân số?
Bài 3: (0,5đ) Phân số nào là phân số tối giản trong các phân số sau:
Bài 4: (0,5đ) So sánh các phân số sau: và
Bài 5: (0,5đ) Cho góc xOy có số đo bằng 800. Góc xOy là loại góc gì?
Bài 6: (0,5đ) Cho đường tròn tâm O bán kính bằng 2cm. Tính đường kính của đường tròn đó?
Bài 7: (2,0đ) Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu có thể):
a.
c.
b.
d.
Bài 8: (0,5đ) Cho góc xOy và yOz là hai góc kề bù, biết góc xOy = 650 . Tính số đo góc yOz?
Bài 9: (1,25đ) Tìm x, biết:
a. b.
Bài 10: (1,25đ) Lớp 6A có 24 học sinh. Số học sinh nam chiếm số học sinh cả lớp.
a) Tính số học sinh nữ của lớp 6A.
b) Tính tỉ số % số học sinh nữ so với học sinh cả lớp.
Bài 11: (1,5đ) Trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy, Oz sao cho xOy=400 , xOz=800
a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz. Tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
b) Tính số đo góc yOz? So sánh góc xOy và yOz?
c) Tia Oy có phải là tia phân giác của góc xOz không? Vì sao?
Bài 12: (0,5đ) Tính
Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020 – 2021
Bài 1: 0,5đ
Phân số là
Bài 2: 0,5đ
Bài 3: 0,5đ
Phân số tối giản là
………….
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề kiểm tra môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021
Tên Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||||||
TNKQ | TNTL | TNKQ | TNTL | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
1. Quả và hạt |
Mô tả được các bộ phận của hạt. Đặc điểm của quả phù hợp phát tán. Nêu được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm. |
||||||||
2.75 điểm 25% |
5 câu 1.25 đ |
1 câu 1.5 đ |
|||||||
2. Các nhóm thực vật |
Đặc điểm của các ngành thực vật. |
Giải thích sự tiến hóa của thực vật hạt kín |
|||||||
4.25 điểm 25% |
5 câu 1.25 đ |
1 câu 2 đ |
1 câu 1 đ |
||||||
3. Vai trò của thực vật |
Thực vật góp phần điều hòa khí hậu. |
. |
|||||||
0.25 điểm 2.5% |
1 câu 0.25 đ |
||||||||
4.Đa dạng sinh học |
Nguyên nhân suy giảm. |
Khái niệm. |
Biện pháp bảo vệ. |
||||||
2.75 điểm 27.5 % |
1 câu 0.25 đ |
1 câu 1đ |
1 câu 1.5đ |
||||||
Tổng 15 câu (17 ý hỏi) 10 đ |
7 câu 1.75 đ |
2 câu 2.5 đ |
5 câu 1.25 đ |
1 câu 2 đ |
1 câu 1 đ |
1 câu 1.5đ |
Đề kiểm tra môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021
Trường THCS ……….. Lớp: 6….. |
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II |
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
A. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia quả thành hai nhóm quả chính là:
A. Quả khô và quả nẻ.
B. Quả khô và quả không nẻ.
C. Quả nẻ và quả không nẻ.
D. Quả khô và quả thịt.
Câu 2: Loại quả khô nẻ có ở cây:
A. Đậu xanh
B. Lúa
C. Cà chua
D. Xoài
Câu 3: Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rêu là.
A. Vùng đồi núi.
B. Nơi ẩm ướt.
C. Nơi ngập nước.
D. Vùng khô hạn.
Câu 4: Sự phát tán là gì?
A. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió.
B. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật
C. Hiện tượng quả và hạt được chuyên đi xa chỗ nó sống.
D. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.
Câu 5. Ở cây chò, hình thức phát tán của quả và hạt là:
A. Nhờ động vật
B. Nhờ gió
C. Tự phát tán
D. Phát tán nhờ con người
Câu 6. Các bộ phận của hạt gồm có:
A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
B. Vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ
C. Vỏ và phôi.
D. Phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Câu 7. Dương xỉ sinh sản bằng:
A. Bào tử.
B. Tiếp hợp.
C. Phân đôi.
D. Quả.
Câu 8: Sinh sản bằng hạt là đặc điểm của ngành:
A. Hạt trần.
B. Hạt kín.
C. Hạt trần và hạt kín.
D. Dương xỉ
Câu 9. Thực vật góp phần điều hoà khí hậu thông qua việc điều hoà các yếu tố trong tự nhiên là:
A. Lượng khí oxi.
B. Lượng khí cacbonic.
C. Nhiệt độ và độ ẩm không khí.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 10. Cơ thể của tảo có cấu tạo như sau:
A. Tất cả đều đơn bào.
B. Tất cả đều đa bào.
C. Có dạng đơn bào và đa bào.
D. Tất cả đều sai.
Câu 11. Tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là:
A. Sống trên cạn.
B. Có rễ thân lá.
C. Có sự sinh sản bằng hạt
D. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
Câu 12. Đâu không phải là nguyên nhân khiến đa dạng thực vật ở việt Nam bị suy giảm?
A. Chặt phá rừng làm rẫy.
B. Khoanh nuôi rừng.
C. Đốt rừng.
D. Chặt phá rừng để buôn bán.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Nêu những điều kiện cần cho hạt nảy mầm? (1,5 điểm)
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín? Vì sao hạt kín là ngành tiến hoá nhất? (3 điểm)
Câu 3: Đa dạng thực vật là gì? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?(2,5 điểm)
Đáp án đề kiểm tra môn Sinh học lớp 6 năm 2021
A. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ý đúng | D | A | B | C | B | A | A | B | D | C | D | B |
B. TỰ LUẬN
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 |
Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng của hạt còn cần có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp. Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chổng hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ. |
1,5 |
Câu 2 |
– Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng: rễ (rễ cọc, rễ chùm); thân(thân đứng, thân leo, thân bò); lá (lá đơn, lá kép). Bên trong có mạch dẫn phát triển. – Cơ quan sinh sản: có hoa, quả, hạt. Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau. Môi trường sống đa dạng. * Hạt kín là ngành tiến hoá nhất vì: hạt nằm trong quả nên được bảo vệ tốt hơn. Đây là 1 ưu thế của hạt kín => Hạt kín là ngành tiến hoá nhất. |
1 1 1 |
Câu 3 |
– Đa dạng thực vật là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và sự đa dạng về môi trường sống của chúng. – Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật cần: + Ngăn chặn phá rừng bừa bãi để bảo vệ môi trường sống của thực vật và bảo vệ các loài thực vật quý hiếm. + Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tông, bảo vệ các loài thực vật, cấm buôn bán các loài thực vật quý hiếm. + Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng. |
1 0.5 0.5 0.5 |
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6
Mức độ nhận biết. Chủ đề (nội dung) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
Khoáng sản | Biết được các mỏ khoáng sản nội sinh, ngoại sinh | |||
TSC: 1 câu TSĐ:0,25 TL%: 2,5 |
TN: 1 câu TSĐ: 0,25 |
|||
Lớp vỏ khí |
– Biết được khái niệm gió, các loại gió trên Trái Đất. |
– Hiểu tác dụng của các thành phần KK – Hiểu được các đặc điểm cơ bản của các đới khí hậu. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí |
– Nắm được sự phân loại các khối khí trên Trái Đất. – Hiểu được mưa là gì, các trường hợp sinh ra mưa. |
|
TSC: 6 TSĐ: 4,75 TL%: 47,5 |
TN: 2 câu TSĐ: 0,5 |
TN: 2 Câu TSĐ: 1,25 |
TN: 1 TL:1 câu TSĐ: 3 |
|
Sông và hồ |
Biết khái niệm sông |
Hiểu các bộ phận của HTS |
Vận dụng kiến thức vào thực tế. |
|
TSC: 1 TSĐ: 3 TL%: 30 |
TL: 1/3 câu TSĐ: 1 |
TL: 1/3 câu TSĐ: 1 |
TL: 1/3 câu TSĐ: 1 |
|
Biển và đại dương |
Hiểu khái niệm thủy triều |
Giải thích nguyên nhân sinh ra thủy triều. |
||
TSC: 1 TSĐ: 2 TL%: 20 |
TL: ½ câu TSĐ: 1 |
TL: ½ câu TSĐ: 1 |
||
TSC: 9 TSĐ:10 TL%: 100 |
1,5 đ = 15% |
3,5 đ = 35% |
4,0 đ = 40% |
1 đ = 10% |
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 6 năm 2020 – 2021
TRƯỜNG THCS………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (Thời gian: 45 phút) |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: (1 điểm)
Câu 1: Khoáng sản nội sinh được hình thành do hoạt động của mắc ma trong lòng đất, gồm các loại như:
A. Than đá, cao lanh…
B. Đá vôi, hoa cương…
C. Đồng, chì, sắt…
D. Apatit, dầu khí…
Câu 2: Thành phần nào của không khí duy trì sự sống các sinh vật và sự cháy?
A. Hơi nước
B. Khí cacbonic
C. Khí nitơ
D. Khí Ôxi
Câu 3: Gió là sự chuyển động của không khí:
A.Từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
B. Từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao.
C. Từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp.
D. Từ biển vào đất liền.
Câu 4: Trên Trái đất có các loại gió nào thổi thường xuyên?
A. Gió mùa mùa hạ.
B. Gió tín phong, gió tây ôn đới, gió đông cực.
C. Gió đất và gió biển.
D. Gió mùa mùa đông.
Câu 5. Nối một ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp (1 điểm)
A (Các khối khí) | Nối | B (vị trí hình thành) |
Nóng Lạnh Đại dương Lục địa |
A – B – C – D – |
1: Ở các vùng có vĩ độ cao 2: Ở các vùng có vĩ độ thấp 3: Trên đất liền 4: Trên biển và đại dương |
Câu 6: Điền các cụm từ vào chỗ ba chấm (…) của các câu sau đây sao cho đúng:
a. Nằm giữa hai chí tuyến là đới khí hậu……; ở đây có gió…..thổi thường xuyên.
b. Trên bề mặt Trái đất, ở các vùng có vĩ độ thấp thì có nhiệt độ không khí….; càng lên các vùng có vĩ độ cao, nhiệt độ không khí càng…
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Mưa là gì? Nêu các trường hợp dẫn đến mưa?
Câu 2: (3 điểm): Sông là gì? Hệ thống sông gồm những bộ phận nào? Kể tên một số hệ thống sông lớn ở nước ta mà em biết.
Câu 3: (2 điểm): Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều ?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Địa lý 6 năm 2020 – 2021
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
C | D | A | B |
Câu 5: Nối đúng mỗi ý 0,25 điểm
A – 2 B – 1 C – 4 D – 3
Câu 6: Điền đúng mỗi ý 0,25 điểm
a: Nhiệt đới; Tín Phong
b: Cao; thấp
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Mưa là kết quả cuối cùng của sự ngưng tụ hơi nước. Có 2 trường hợp dẫn đến sự ngưng tụ và sinh ra mưa
- Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước. (1 điểm)
- Không khí chưa bão hòa nhưng gặp lạnh nên co lại. (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
– Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt đất (1 điểm)
– Hệ thống sông gồm: ( 1điểm)
- Sông chính
- Các phụ lưu
- Các chi lưu
– Các hệ thống sông lớn ở nước ta: HTS Hồng, HTS Cửu Long, HTS Thái Bình…
Câu 3 (2 điểm)
- Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo một quy luật (1 điểm)
- Nguyên nhân: Do lực hút giữa mặt trăng, mặt trời với Trái đất (1 điểm)
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề thi học kỳ 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020 – 2021
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cấp độ cao | Cộng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập |
– Nêu được mốc lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử |
Trình bày được diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí |
– Giải thích được Hai Bà Trưng không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập – Giải thích được nguyên nhân bùng nổ và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí – Giải thích được ví trí của căn cứ Dạ Trạch |
Lí giải được việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì |
Nhận xét được trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
7 1,75 17,5% |
1 3 3% |
4 1 10% |
1 2 20% |
1 1 10% |
14 8,75 87,5% |
|||
2. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X |
– Nêu được mốc lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử |
Đánh giá được công lao to lớn của Ngô Quyền |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,25 2,5% |
1 1 10% |
2 1,25 12,5% |
||||||
TS câu TS điểm Tỉ lệ% |
9 5 50% |
5 3 30% |
1 1 10% |
1 1 10% |
16 10 100% |
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020 – 2021
UBND HUYỆN ……………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II |
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Sắp xếp diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng theo thứ tự:
A. Mê Linh “Cổ Loa” Luy Lâu
B. Cổ Loa “Luy lâu” Mê Linh
C. Chu Diên “Mê Linh” Cổ Loa
D. Chu Diên “Cổ Loa” Luy Lâu
Câu 2: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là:
A. Hùng Vương
B. Trưng Vương
C. Vua
D. Đế vương
Câu 3: Hai Bà Trưng đã không thực hiện chính sách nào sau khi giành lại được độc lập ?
A. Phong chức tước cho những người có công.
B. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây.
C. Thành lập chính quyền tự chủ.
D. Xá thuế ba năm liền cho dân.
Câu 4. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì ?
A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ
B. Đoạt chức Tiết độ sứ
C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu
D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời
Câu 5. Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.
B. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.
C. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.
D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
A. Sự ủng hộ của nhân dân
B. Nhà Lương suy yếu
C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân
D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí
Câu 7. Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?
A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân
B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch
C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử
D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục
Câu 8. Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Lưu Cung
B. Lưu Nham
C. Lưu Ẩn
D. Lưu Hoằng Tháo
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập?
A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua
B. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua
C. Lý Phật Tử lên ngôi vua
D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua
Câu 10. Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung dưới đây:
Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại …(1)…., nhất là thuế muối,…(2)…, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê……(3)….., đồi mồi để cống nạp cho nhà Hán.
A. (1) sừng trâu, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai
B. (1) thuế, (2) thuế sắt, (3) ngọc trai
C. (1) thuế sắt, (2) thuế muối, (3) ngọc trai
D. (1) thóc, (2) thuế sắt, (3) sừng trâu
Câu 11: Dựa vào nội dung bảng dưới đây, hãy chọn đáp án đúng về thời gian ở cột (A) và tên cuộc khởi nghĩa ở cột (B)
(A) Thời gian | (B) Tên cuộc khởi nghĩa |
1. Năm 40 | a. Phùng Hưng |
2. Năm 248 | b. Lý Bí |
3. Năm 542 | c. Hai Bà Trưng |
4. 776-791 | d. Bà Triệu |
A. 1a, 2c, 3b, 4d
B. 1b, 2c,3a, 4d
C. 1d, 2a, 3b, 4c
D. 1c, 2d, 3b, 4a
Câu 12: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?
A. Dạ Trạch là vùng kín đáo để bí mật phát triển lực lượng
B. Dạ Trạch gần với doanh trại của quân Lương
C. Đây là quê hương của Triệu Quang Phục
D. Đây là vùng có truyền thống đấu tranh
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13 (3,0 điểm) Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
Câu 14 (2,0 điểm) Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?
Câu 15 (1,0 điểm) Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
Câu 16 (1,0 điểm) Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2021
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | B | D | A | C | B | A | D | C | B | D | A |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
13 |
– Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. – Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. – Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. – Tháng 4 – 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân dịch và giành thắng lợi. – Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với hai ban văn võ. |
0,25 0,25 0,5 1 1 |
14 |
Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên: – Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. – Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta. |
1 1 |
15 |
Nhân dân Cham-pa đã đạt được trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh: – Biết dùng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò. – Biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài. |
0,5 0,5 |
16 |
– Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. – Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc. – Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm. |
0,5 0,25 0,25 |
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020 – 2021
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn tiếng Anh
PHÒNG GD & ĐT…….. Trường: THCS………… |
ĐỀ THI HỌC KỲ II |
I. Choose the word that has the underlined part pronounced differently: (2 0.25 = 0.5 pt)
1. A. mother B. gather C. together D. thirteen
2. A. wireless B. reduce C. electricity D. environment
II. Choose the word whose main stress pattern is not the same as that of the others:
(2 0.25 = 0.5 pt)
1. A. symbol B. palace C. pollute D. future
2. A. opinion B. factory C. beautiful D. universe
III. Choose the best option to complete the following sentences: (8 0.25 = 2.0 pts)
1. My brother likes playing soccer …………………I like watching cartoons at home.
A. or
B. but
C. and
D. because
2. If I tell you a secret, …………………you …………………not to tell it to anyone else?
A. do … promise
B. did … promise
C. will…promise
D. have … promised
3. They would like some vegetables, some meat and some rice…………………dinner.
A. for
B. from
C. in
D. at
4. Is the Nile River …………………river in the world?
A. long
B. longer
C. longest
D. the longest
5. It’s important …………………our skin from harmful effects from the sun.
A. protect
B. protected
C. to protect
D. protecting
6. The students in my school…………………part in a lot of outdoor activities in summer.
A. have
B. do
C. take
D. bring
7. …………….…your eldest sister read and write Enlgish when she …………………five?
A. Can…is
B. Can…was
C. Could…is
D. Could … was
8. I think that life in the future …………………far better than it is now.
A. is
B. was
C. will be
D. being
IV. Complete the second sentence with the same meaning as the first one: (4 0.5 = 2.0 pts)
1. We started to collect old clothes for our charity programme last week.
-> We have………………………………………………………………………………………
2. We will probably go to the moon for our summer holidays in 2050.
-> We might …………………………………………………………………..………….……
3. Did your class have forty students two years ago?
-> Were ……………………….………………………………….………………………..…..?
4. Unless your father leaves right away, he will miss the train.
-> If……..……………………………………….……….…………………………….………
V. Write meaningful sentences, using the words and phrases given below. Make any changes if necessary: (4 0.5 = 2.0 pts)
1. I/ not/ able/do everything/ myself/ if/ not have/ modern robot/ ./
-> ………………………………………………………………………………………………
2. Tung’s little sisters/ see “Tom and Jerry”/ many times/ ./
-> ………………………………………………………………………………………………
3. The children/ enjoy/ stay/ on/ farm/ during/ summer vacation./
-> ………………………………………………………………………………………………
4. Mr. Tinh/ often/ go/work/ foot/ but now/ he / go/ car/ ./
-> ………………………………………………………………………………………………
VI. Read the text, then answer the questions below: (6 0.5 = 3.0 pts)
We are destroying the the earth. The seas and rivers are too dirty to swim in. There is too much smoke in the air in many cities in the world. We are cutting down too many trees. We are burning the forests. We are also destroying lots of plants and animals. Many areas of the earth are wasteland. Farmers in many parts of the world can not grow enough to eat. In some countries, there is too lillte rice. The earth is in danger now. Save the Earth right now!
1. Are the seas and rivers too dirty to swim in?
-> ..……………………………………………………………………………………………
2. What is there in the air in many cities in the world?
-> ..……………………………………………………………………………………………
3. What are we doing to our environment?
-> ..……………………………………………………………………………………………
4. Can farmers in many parts of the world grow enough to eat?
-> ..……………………………………………………………………………………………
5. How is the earth now?
-> ..……………………………………………………………………………………………
6. What must we do to the earth right now?
-> ..……………………………………………………………………………………………
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn tiếng Anh
I. Choose the word that has the underlined part pronounced differently: (2 0.25 = 0.5 pt)
1. D. thirteen 2. A. wireless
II. Choose the word whose main stress pattern is not the same as that of the others:
(2 0.25 = 0.5 pt)
1. C. pollute 2. A. opinion
III – Choose the best option to complete the following sentences: (8 0.25 = 2.0 pts)
1. B. but |
2. C. will … promise |
3. A. for |
4. D. the longest |
5. C. to protect |
6. C. take |
7. D. Could … was |
8. C. will be |
IV. Complete the second sentence with the same meaning as the first one: (4 0.5 = 2.0 pts)
1. We have collected old clothes for our charity programme since last week.
2. We might go to the moon for our summer holidays in 2050.
3. Were there forty students in your school two years ago?
4. If your father doesn’t leave right away, he will miss the train.
V. Write meaningful sentences, using the words and phrases given below. Make any changes if necessary: (4 0.5 = 2.0 pts)
1. I won’t be able to do everything myself if I don’t have a modern robot.
2. Tung’s little sisters have seen “Tom and Jerry” many times.
3. The children enjoy staying on a farm during their summer vacation.
4. Mr. Tinh often goes to work on foot but now he is going by car.
VI. Read the text, then answer the questions below: (6 0.5 = 3.0 pts)
1. Yes, they are.
2. There is too much smoke in the air in many cities in the world.
3. We are cutting down too many trees. We are burning the forests. We are also destroying
lots of plants and animals.
4. No, they can’t.
5. The earth is in danger now.
6. We must save the Earth right now!
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Máy cơ đơn giản |
1 câu 0,5đ |
1 câu 0,5đ |
2 |
|||||
Sự nở vì nhiệt của các chất |
2 câu 0,5đ |
2 câu 1đ |
1 câu 2đ |
4 |
1 câu |
|||
Sự chuyển thể |
1 câu 0,5 |
1 câu 0.5đ |
1 2đ |
1 câu 2đ |
2 câu 0,5đ |
2câu |
||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ |
4 câu 2đ |
5 câu 4đ |
2 câu 4đ |
11 câu 10đ |
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2020 – 2021
SỞ GD-ĐT ……..……. |
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II (Thời gian làm bài: 45 phút- không kể giao đề) |
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?
A. Quả bóng bàn nở ra.
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.
C. Quả bóng bàn co lại.
D. Quả bóng bàn nhẹ đi
Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:
A. Đúc tượng đồng.
B. Làm muối.
C. Sương đọng trên lá cây.
D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.
Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động
D. Đòn bẩy
Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :
A. Sự đông đặc.
B. Sự ngưng tụ.
C. Sự nóng chảy.
D. Sự bay hơi.
Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật :
A .Tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm
D.Thay đổi
Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?
A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
D. Vì cả ba nguyên nhân trên.
II. TỰ LUẬN (5 điểm).
Câu 9. Tính 45oC bàn bao nhiêu 0F
Câu 10. Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phát bớt lá
Câu 11. Thế nào là sự nóng chảy thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những giọt nước đọng quanh ly nước đá
Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý năm 2021
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | D | B | A | B | C | B | D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1:
45oC = 32oF + (45×1,80oF)
= 32 oF + 81 0F
= 103 oF
Vậy 45oC tương ưng 103 oF
Câu 2:
- Sự bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng chất lỏng.
- Khi trông cây trồng cây người ta phải phớt lá; để chống lại sự thoát hơi nước của cây.
Câu 3:
- Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng là sự nóng chảy
- Sự chuyển thể từ lỏng sang rắn là sự đông đặc
- Sự chuyển thể từ lỏng sang hơi là sự bay hơi
- Sự chuyển thể từ thể hơi sang thể lỏng là sự ngưng tụ
Hiện tượng những giọt nước bám quanh ly nước đá là hiện tượng hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ.
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề kiểm tra học kì 2 môn Công nghệ năm 2021
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng cấp độ thấp | Vận dụng cấp độ cao | Cộng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chủ đề 1 Chương 3: Nấu ăn gia đình Số tiết :23 |
4 nhóm dinh dưỡng, biện pháp phòng ngừa ngộ độc thức ăn |
quy trình tổ chức bữa ăn |
4 nhóm dinh dưỡng, biện pháp phòng ngừa ngộ độc thức ăn Nguyên tắc tổ chức bữa ăn |
Nguyên tắc tổ chức bữa ăn và quy trình tổ chức bữa ăn |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 1 10% |
3 1.5 15% |
2 2 20% |
2 3 30% |
9 7.5 75% |
||||
Chủ đề 2 Chương 4 Chi tiêu gia đình Số tiết : 7 |
Thu nhập gđ |
Thu chi trong gia đình |
|||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1 10% |
1 1.5 15% |
2 2.5đ 25% |
||||||
T. số câu T. số điểm Tỉ l |
3 2 20% |
6 5 50% |
2 3 30% |
11 10đ 100% |
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2020 – 2021
SỞ GD-ĐT……….. TRƯỜNG……….. |
ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II NĂM HỌC: 2020-2021 Môn: CÔNG NGHỆ 6 Thời gian làm bài: 45 phút |
A TRẮC NGHIỆM: Mỗi ý trả lời đúng 0.5 đ.
Câu 1. Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng …………………và ……………………… do các thành viên trong gia đình tạo ra
A. Hiện vật
B. Tiền
C. Tiền, hiện vật
D. Tiền trợ cấp xã hội,
Câu 2. Trong bữa ăn cần phải đảm bảo:
A. Thức ăn có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng
B. Thức ăn có đủ 1 nhóm chất dinh dưỡng
C. Thức ăn có đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng
D. Thức ăn có đủ 2 nhóm chất dinh dưỡng
Câu 3: Bữa ăn hợp lí sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể:
A. Năng lượng và chất dinh dưỡng
B. Năng lượng
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất đạm, béo đường bột
Câu 4. Số bữa ăn trong ngày được chia thành :
A. sáng, tối
B. trưa, tối
C. sáng, trưa
D. sáng, trưa, tối
Câu 5. Thay đổi món ăn nhằm mục đích:
A. Tránh nhàm chán
B. dễ tiêu hoá
C. thay đổi cách chế biến
D. chọn đủ 4 món ăn
Câu 6. Phương pháp làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều thuộc loại:
A. Rán
B. Rang
C. Xào
D. nấu
Câu 7. Xào là phương pháp làm chín thực phẩm với một lượng chất béo
A. vừa phải
B. rất ít
C. nhiều
D. không cần
Câu 8. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình ý nào là:
A. Thay đổi món ăn, điều kiện tài chính
B. Sự cân bằng chất dinh dưỡng
C. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
D. Cả 3 ý A, B, C
B. TỰ LUẬN: 6đ
Câu 9: Để đảm bảo sức khỏe cần ăn uống như thế nào? 2đ
Câu 10: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình? 1.5đ
Câu 11: Quy trình tổ chức bữa ăn? Thực hành xây dựng thực đơn 1 bữa tiệc ? 2.5đ
Hướng dẫn chấm đề thi môn Công nghệ lớp 6
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | A | D | A | A | A | D |
II. TỰ LUẬN:
Câu 8: Để đảm bảo sức khỏe cần ăn uống như thế nào? 4 nhóm dưỡng gồm những nhóm nào? 2đ – Để đảm bảo sức khỏe cần ăn đủ no đủ chất để cơ thể khỏe mạnh và phát triển cân đối, có đủ sức khỏe đề làm việc và chống đỡ với bệnh tật. – Mỗi loại chất dinh dưỡng có những chức năng khác nhau. Muốn đầy đủ chất, cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn trong bữa ăn hằng ngày. Chú ý chọn đủ thức ăn của các nhóm để kết hợp thành 1 bữa ăn hoàn chỉnh. Yếu tố này được gọi là cân bằng các chất dinh dưỡng. |
2.đ |
Câu 9: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình? 2đ – Căn cứ vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình: Tùy thuộc vào lứa tuổi, thể trạng, công việc, lựa chọn thực phẩm thích hợp – Căn cứ vào điều kiện tài chính: lựa chọn thực phẩm có đủ dinh dưỡng nhưng không vượt quá điều kiện kinh tế gia đình. – Cân bằng dinh dưỡng: Thay đổi món ăn để ngon miệng tránh nhàm chán |
1.5đ |
Câu 11: Quy trình tổ chức bữa ăn? Nguyên tắc xây dựng thực đơn? Quy trình tổ chức bữa ăn:
Thực hành xây dựng thực đơn:
|
2.5đ |
Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ | TỔNG | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Thao các cơ bản khi sử dụng phần mềm Microsoft Word. |
C1 0,5 |
1 0,5 |
|||||
2. Soạn thảo và sửa chữa văn bản |
C2 0,5 |
C3 3,5 |
2 4,0 |
||||
3. Định dạng văn bản và đoạn văn bản |
C4 0,5 |
C1 2,0 |
C3 0,5 |
3 3,0 |
|||
4. Thêm hình ảnh để minh họa |
C2 1,5 |
1 1,5 |
|||||
5. Trình bày cô đọng bằng bảng |
C5 0,5 |
C6 0,5 |
2 1,0 |
||||
TỔNG |
4 2,0 |
2 3,5 |
2 1,0 |
1 3.5 |
9 10 |
Đề kiểm tra học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020 – 2021
PHÒNG GD – ĐT…… TRƯỜNG THCS ……. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
Khoanh tròn vào phương án đúng (A, B, C hoặc D).
Câu 1: Khi khởi động chương trình Word em có thể:
A. Chọn Start→Run→Microsoft Word;
B. Kích hoạt biểu tượng trên màn hình nền;
C. Chọn Start→Programs→Microsoft Excel;
D. Kích hoạt biểu tượng trên màn hình nền.
Câu 2: Để khôi phục thao tác vừa hủy bỏ em thực hiện :
A. Nháy nút lệnh ;
B. Nháy nút lệnh ;
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+B;
D. Không khôi phục được.
Câu 3: Để căn giữa hai lề cho đoạn văn bản, em thực hiện:
A. Lựa chọn đoạn văn bản, nhấn nút lệnh ;
B. Lựa chọn đoạn văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl+J;
C. Lựa chọn đoạn văn bản, nhấn nút lệnh ;
D. Lựa chọn đoạn văn bản, nhấn tổ hợp phím Ctrl+H.
Câu 4: Các nút lệnh lần lượt có chức năng:
A. In nghiêng, gạch chân và căn thẳng lề trái;
B. In đậm, gạch chân và căn thẳng lề trái;
C. In nghiêng, gạch chân và căn thẳng lề phải;
D. In đậm, gạch chân và căn thẳng hai lề.
Câu 5: Để tạo bảng trong Word, ta dùng nút lệnh nào sau đây?
Câu 6: Đối với cột của bảng em có thể:
A. Xóa bớt một cột;
B. Chèn thêm một cột;
C. Cả A và B đúng;
D. Không thể chèn thêm hoặc xóa cột của bảng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy điền ý nghĩa của các nút lệnh vào bảng sau:
Nút lệnh | Tên nút lệnh | Ý nghĩa |
Save | …………………………………………………………………………………….. | |
New | …………………………………………………………………………………….. | |
Font size | …………………………………………………………………………………….. | |
Font color | …………………………………………………………………………………….. |
Câu 2 (1,5 điểm): Nêu các bước cơ bản để chèn hình ảnh từ một tệp đồ họa vào văn bản.
Câu 3 (3,5 điểm): Hãy viết kí tự cần gõ câu dưới đây bằng kiểu TELEX.
Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Bính Xá
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020 – 2021
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | B | A | A | B | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Đáp án | Điểm | ||
1 (2,0 điểm) | Save | Lưu văn bản | 0,5 | |
New | Mở một trang soạn thảo mới | 0,5 | ||
Font size | Định dạng cỡ chữ | 0,5 | ||
Font color | Định dạng màu chữ | 0,5 | ||
2 (1,5 điểm) | Bước 1: Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn hình ảnh. | 0,5 | ||
Bước 2: Chọn lệnh Insert → Picture → From File… Hộp thoại Insert Picture xuất hiện. | 0,5 | |||
Bước 3: Chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert. | 0,5 | |||
3 (3,5 điểm) |
(Viết đúng kí tự cần gõ mỗi từ được 0,25 điểm) Truowngf phoo thoong daan toocj bans trus trung hocj cow sowr xax Binhs Xas |
3,5 |
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề thi học kì II lớp 6 môn GDCD năm 2020 – 2021
Cấp độ Tên chủ đề (nội dung) | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số câu – Tổng số điểm | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Thực hiện trật tự an toàn giao thông | 0,5 đ | 2 đ | 1 đ | ||||||
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em | 1 đ | 1 đ | |||||||
Quyền và nghĩa vụ học tập | 0,5 đ | 1 đ | 1 đ | ||||||
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | 0,5 đ | ||||||||
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. | 0,5 đ | 0,5 đ | |||||||
Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín | 0,5 đ | ||||||||
Tổng số câu Tổng số điểm |
2 1đ |
2 1 đ |
½ +1/2 3đ |
1 0,5 đ |
½ +½ + ½ 3 đ |
½ 0,5 đ |
1 1đ |
9 10 |
Đề kiểm tra học kì II lớp 6 môn GDCD năm 2020 – 2021
PHÒNG GD-ĐT……. TRƯỜNG……. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021 (Không kể thời gian phát đề) |
I. Trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu 1: Khi phát hiện người phạm tội quả tang thì chủ thể nào dưới đây có quyền bắt người?
A. Công an.
B. Viện Kiểm sát.
C. Những người mà pháp luật cho phép.
D. Bất kỳ người nào.
Câu 2: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào?
A. Biển báo cấm
B. Biển hiệu lệnh
C. Biển báo nguy hiểm
D. Biển chỉ dẫn.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Bắt và giam giữ hai người cãi nhau ngoài đường.
B. Thuê côn đồ chặn đường đánh ghen.
C. Bắt giữ người đang phạm tội quả tang.
D. Gọi chị đến đánh bạn cùng lớp do nghi ngờ bạn lấy trộm tiền.
Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự công bằng trong giáo dục?
A. Học sinh dân tộc thiểu số không được đi học.
B. Giàu hay nghèo đều được đi học.
C. 40 tuổi là quá tuổi để tham gia học.
D. Trẻ em lang thang không được đi học.
Câu 5: Hành vi xem trộm điện thoại đã vi phạm quyền nào trong những quyền sau?
A. Quyền được học tập của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
D. Quyền được bảo đảm bí mật, an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 6: Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được quy định tại điều mấy Hiến pháp 2013?
A. Điều 22
B. Điều 21
C. Điều 20
D. Điều 23
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 7 (3 điểm):
a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?
b) Là học sinh em hãy kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ?
Câu 8 (2 điểm):
a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy nhóm quyền? Đó là những nhóm quyền nào?
b) Em hãy kể một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển?
III. Bài tập tình huống (2 điểm)
Câu 9: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà Nam rất khó khăn, sau Nam còn có hai em sinh đôi. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và chăm sóc em.
a) Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?
b) Em và các bạn trong lớp sẽ làm gì để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học?
Đáp án và biểu điểm đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6
I. Phần trắc nghiệm:
1 B | 2 B | 3 C |
4 B | 5D | 6 A |
II. Phần tự luận:
Câu 7 (3 đ)
- a) Thực hiện trật tự, an toàn giao thông có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội (2 điểm):
- Giữ an toàn cho bản thân, yên tâm cho gia đình và người thân. Tránh được việc phải nộp phạt những hành vi vi phạm giao thông không đáng có.
- Giúp giao thông được thông thoáng, tránh ắc tắc, đi lại thuận lợi. Góp phần tạo nên văn hóa giao thông lành mạnh và văn minh.
b) HS kể 5 việc làm cụ thể của mình để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông (1 điểm)
Câu 8:
a) Các quyền trẻ em theo Công ước Liên hợp quốc có thể chia thành mấy 4 nhóm quyền, đó là những nhóm quyền sau: quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển toàn diện, quyền tham gia. (1 điểm)
b) HS kể đúng một số quyền cụ thể trong nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển (1đ)
Phần III. Bài tập tình huống.
Câu 9:
a) Một số biện pháp có thể áp dụng (1 điểm)
- Sắp xếp một thời gian biểu hợp lí để vừa học được vừa giúp bố trông em và làm việc nhà.
- Bàn với bố nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của họ hàng người thân
- Trình bày với cô giáo chủ nhiệm để cô cùng các bạn trong lớp, ban phụ huynh lớp, nhà trường hiểu rõ hoàn cảnh để có biện pháp giúp đỡ chia sẻ: giảm học phí, trao học bổng vượt khó, hỗ trợ sách vở…
b) Em và các bạn trong lớp có thể để giúp đỡ bạn khắc phục khó khăn, tiếp tục đến lớp học bằng cách: (1 điểm)
- Động viên khích lệ bạn vượt qua khó khăn.
- Quyên góp ủng hộ bạn sách vở, đồ dùng học tập.
- Đến chơi nhà thăm bố ốm, chơi với em, đưa đón em giúp bạn.
- Tìm kiếm sự ủng hộ của những nhà tài trợ hảo tâm để giúp đỡ gia đình bạn.
Đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2020 – 2021
Ma trận đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2020 – 2021
Mức độ Nội dung |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Tổng cộng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Học hát |
Tìm hiểu nội dung của bài hát. Câu hát “ Chao ôi…thiết tha” có trong bài hát nào. |
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 0.5 16.7 % |
1 1 33.3 % |
3 1.5 50 % |
||||
Nhạc lí |
Dấu nối, dấu luyến dùng để làm gì. |
Nhịp 3/4 cho biết điều gì |
. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 0.5 16.7 % |
1 0.25 8.3 % |
3 0.75 25 % |
||||
Tập đọc nhạc |
Tìm hiểu về trường độ trong bài TĐN số 6 |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0.25 8.3% |
1 0.25 8.3 % |
|||||
Âm nhạc thường thức |
Nhạc sĩ là người nước nào. Bài hát “Ai yêu…nhi đồng” do ai sáng tác. |
||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2 0.5 16.7 % |
2 0.5 16.7% |
Đề kiểm tra học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2020 – 2021
PHÒNG GD&ĐT…… TRƯỜNG ……….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2020-2021 Thời gian: Phần thi Lý thuyết : 15 phút |
A. PHẦN LÝ THUYẾT. (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (2 điểm)
Câu 1. Câu hát “Chao ôi! Sao thiết tha” có trong bài hát nào?
A. Niềm vui của em
B. Tia nắng hạt mưa
C. Ngày đầu tiên đi học
D. Hô-la-hê, hô-la-hô
Câu 2. Dấu nối dùng để làm gì?
A. Liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.
B. Liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau.
C. Nhắc lại một đoạn nhạc.
D. Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.
Câu 3. Dấu luyến dùng để làm gì?
A. Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.
B. Liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.
C. Nhắc lại một đoạn nhạc.
D. Liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau.
Câu 4. Nhịp 3/4 cho biết điều gì?
A. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt móc đơn. Phách thứ nhất là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ.
B. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt móc kép.
C. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách nhẹ, hai phách sau là phách mạnh.
D. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ.
Câu 5. Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?
A. Nước Nga
B. Nước Áo
C. Nước Ba Lan
D. Nước Đức
Câu 6. Nhạc sĩ nào là tác giả Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ” ?
A. Phạm Tuyên
B. Phong Nhã
C. Mộng Lân
D. Nguyễn Xuân Khoát
Câu 7. Bài hát “Ngày đầu tiên đi học” có nội dung gì?
A. Nói lên niềm vui của các bạn học sinh trước mùa hè
B. Niềm vui của các em nhỏ và các bà mẹ ở miền núi
C. Kỷ niệm về thời thơ ấu
D. Niềm vui trong ngày khai trường
Câu 8. Bài Tập đọc nhạc số 6 trường độ gồm những hình nốt gì?
A. Nốt đen, nốt trắng
B. Nốt trắng, nốt móc đơn
C. Nốt móc đơn , nốt đen
D. Nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn
II. Em hãy nối tên bài hát ở cột A với cột B sao cho đúng. (1 điểm)
1+……………..; 2+……………..; 3+…………………; 4+…………………
A | B |
1. Niềm vui của em 2. Tia nắng hạt mưa 3. Hô-la-hê, hô-la-hô 4. Ngày đầu tiên đi học |
A. Nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng B. Nhạc Nguyễn Ngọc Thiện, Lời: Thơ Viễn Phương C. Dân ca Đức D. Nhạc Khánh Vinh, Lời: Thơ Lệ Bình |
B. PHẦN THỰC HÀNH. (7 điểm)
Đề: Em hãy bốc thăm và trình bày 1 trong 4 bài hát đã học:
1. Niềm vui của em – Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng
2. Ngày đầu tiên đi học – Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, lời thơ: Viễn Phương
3. Tia nắng, hạt mưa – Nhạc: Khánh Vinh, lời thơ: Lệ Bình
4. Hô – la – hê, Hô – la – hô – Dân ca Pháp
Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2020 – 2021
A. PHẦN LÝ THUYẾT. (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (2 điểm)
(Mỗi ý chọn đúng được 0.25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | D | D | C | B | B | D |
II. Em hãy nối tên bài hát ở cột A với cột B sao cho đúng. (1 điểm
(Mỗi ý chọn đúng được 0.25 điểm)
1. A 2. D 3. C 4. B
B. PHẦN THỰC HÀNH. (7 điểm)
Trình bày bài hát.
– Hát đúng giai điệu bài hát. | 2 điểm |
– Hát thuộc lời ca. | 2 điểm |
– Hát rõ lời. | 1.5 điểm |
– Thể hiện tốt sắc thái bài hát | 1.5 điểm |
Ghi chú:
- Từ 0 đến < 5 : Chưa đạt (CĐ)
- Từ 5 đến 10 : Đạt (Đ)
………….
Mời bạn đọc cùng tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)