Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021 – 2022 gồm 9 đề thi sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. Đề thi có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 3 mức độ kèm theo, giúp thầy cô ra đề thi giữa học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Đồng thời, còn giúp các em luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết:
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Số câu hỏi | TG (phút) | |||
1 |
Đọc hiểu |
15 |
5 |
10 |
5 |
10 |
10 |
0 |
0 |
4 |
20 |
40 |
3 |
Viết bài văn tự sự |
25 |
10 |
20 |
15 |
10 |
25 |
10 |
20 |
1 |
70 |
60 |
Tổng |
40 |
15 |
30 |
20 |
20 |
35 |
10 |
20 |
5 |
90 |
100 |
|
Tỉ lệ % |
40 |
30 |
20 |
10 |
100 |
|||||||
Tỉ lệ chung |
70 |
30 |
100 |
Bảng đặc tả kĩ thuật đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6
TT | Nội dung kiến thức, kĩ năng | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Đọc hiểu Ngữ liệu: Thơ lục bát |
Nhận biết: – Nhận diện thể loại VB – Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.Về không gian, thời gian. – Nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ, từ láy. Thông hiểu: Tác dụng phương thức biểu đạt của bài thơ. – Vận dụng: Biết cách sử dụng từ, biện pháp tu từ và phương thức biểu đạt trong thơ. |
2.5 |
1 |
0.5 |
4 |
|
2 |
Làm văn tự sự, kể chuyện đời thường |
Nhận biết: – Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể. – Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể…. Thông hiểu: – Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện. – Trình bày được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. – Hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Vận dụng: – Vận dụng kiến thức về văn tự sự để viết bài văn với cốt truyện tự xây dựng theo yêu cầu của đề bài. Vận dụng cao: – Lựa chọn sự việc chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sáng tạo, có giọng điệu riêng để bài văn kể chuyện được hấp dẫn, lôi cuốn. |
1 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD&ĐT……. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 |
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
ĐỀ BÀI: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc khác nào mới may
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên …
(Trích “Dòng sông mặc áo” – Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1. (0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
Câu 3. (1.5 điểm). Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng?
Câu 4. (1.5 điểm). Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm).
Câu 5. (6,0 điểm) Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
TT | Nội dung | Điểm |
1 | – Thể thơ: lục bát. | 0. 5 |
2 | – Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm. | 0. 5 |
3 |
– Miêu tả qua 4 thời điểm: Sáng, trưa, chiều, tối (chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các thời điểm đó… Nắng lên, Trưa về, Chiều chiều Đêm, trăng, sao). – Tác dụng: Làm hiện lên một dòng sông quê rất đẹp, vẻ đẹp đó thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. |
1.5 |
4 |
– Biện pháp tu từ: Nhân hóa, sử dụng từ láy. – Chỉ rõ từ ngữ thể hiện). Dòng sông – điệu, mặc áo. Mây- thơ thẩn. Đêm – thêu…) Từ láy, thướt tha, chiều chiều, thơ thẩn, hây hây. |
1.5 |
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
|
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua. |
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự – Mở bài, giới thiệu được câu chuyện. – Thân bài, kể được diễn biến câu chuyện |
0,25 |
||
– Kết bài, nêu được ý nghĩa câu chuyện. |
|||
b. Xác định đúng nội dung đề yêu cầu Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề: 0,5 điểm. |
0,5 |
||
c. Triển khai câu chuyện thành các sự việc Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt, đảm bảo các yêu cầu sau: |
|||
* Giới thiệu nhân vật (0,25 điểm), hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện (0,25 điểm). |
0,5 |
||
* Kể diễn biến câu chuyện: – Sự việc mở đầu. – Sự việc phát triển. – Sự việc cao trào. – Sự việc kết thúc. Hướng dẫn chấm: – Học sinh kể đầy đủ, sâu sắc các sự việc và có cảm xúc: 3,5 điểm. – Học sinh kể chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2 điểm – 2,5 điểm. – Kể sơ sài, không có tình huống cao trào, chưa có cảm xúc: 1 điểm – 1, 5 điểm. |
3, 5 |
||
* Ý nghĩa câu chuyện hoặc cảm nghĩ của người viết Hướng dẫn chấm: – Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. – Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. |
0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: – Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện,có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức về thể loại tự sự,trong quá trình kể biết làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện,biết liên hệ với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. – Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu : 0,5 điểm. – Đáp ứng được một phần yêu cầu: 0,25 điểm. |
0,5 |
||
Tổng điểm |
10,0 |
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo
Nội dung | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng số | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||
Mức độ thấp | Mức độ cao | ||||
I. Đọc- hiểu: Ngữ liệu: Thơ 6 chữ |
– Nhận diện được thể loại, phương thức biểu đạt. – Chỉ ra được một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ – Xác định nghĩa của từ – Kể ra được những bài thơ cũng chủ đề. |
– Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc. – Giải thích được nghĩa của từ. – Hiểu được tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ. |
|
|
|
Số câu
Số điểm Tỉ lệ % |
3 (C1, 1/2 C2, 1/2 C3, C5) 3 30 % |
2 (1/2 C2, 1/2 C3, C4) 2 20% |
|
|
5
5 50% |
II. Làm văn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ |
Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 10% |
1 10% |
2 20% |
1 10% |
1 5 50% |
Tổng số câu Tổng điểm Phần % |
4 40% |
3 30% |
2 20% |
1 10% |
6 10 100% |
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Con yêu mẹ – Con yêu mẹ bằng ông trời – Thế thì làm sao con biết – Con yêu mẹ bằng Hà Nội – Hà Nội còn là rộng quá – Con yêu mẹ bằng trường học |
– Nhưng tối con về nhà ngủ Tính mẹ cứ là hay nhớ – À mẹ ơi có con dế (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)
|
Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?
Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?
Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?
Câu 5(1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?
II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
Câu hỏi | Nội dung | Điểm |
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU | ||
Câu 1 |
– Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ. – Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm |
0,5 0,5 |
Câu 2
|
– Nghệ thuật đặc sắc: So sánh “Con yêu mẹ bằng ông trời” “Con yêu mẹ bằng Hà Nội” “Các đường như giăng tơ nhện” “Con yêu mẹ bằng trường học” “Con yêu mẹ bằng con dế” – Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ “ông trời”, “Hà Nội”, “trường học”, “con dế” và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó. (Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ)… |
0,5 0,5 |
Câu 3
|
– Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc. – Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi. |
0,5 0,5 |
Câu 4 |
Trong bài thơ “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con. |
1 |
Câu 5 |
Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: “Mẹ” – Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa; “Con nợ mẹ” – Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nátTa- go)… (HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ)) |
1 |
II. PHẦN LÀM VĂN |
||
|
A. Yêu cầu về kĩ năng: – Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn. – Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh. – Độ dài khoảng 200 chữ. – Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ. – Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây: I. Mở đoạn: – Giới thiệu tác giả và bài thơ – Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ II. Thân đoạn: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ: + Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích? + Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc). + Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất. + Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết. III. Kết đoạn: – Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ. – Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. *Cách cho điểm: – Đạt 3.5 – 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. – Đạt 1.5 – 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. – Đạt 1.0 – 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. – Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. |
0,25 0,25 1 1 1 1 0,25 0,25 |
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Mức độ Tên chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Văn học Văn bản: Thánh Gióng |
Nhận biết về tên tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt chính |
– Hiểu nội dung đoạn trích |
Trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. |
||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1 Số điểm: 0,75 |
Số câu: 1 Số điểm: 0,5 |
Số câu: 1 Số điểm: 2,0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 3 Số điểm: 3,25 tỉ lệ%: 32,5% |
2. Tiếng Việt Cấu tạo từ Nghĩa của từ |
– Chỉ ra từ ghép, từ láy, từ đơn |
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển Giải thích nghĩa của từ |
|
||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
Số câu: 1,0 Số điểm: 0,75 |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 0 Số điểm: 0 |
Số câu: 2 Số điểm: 1,75 tỉ lệ%: 17,5% |
3. Tập làm văn. – Ngôi kể trong văn kể chuyện – Phương pháp kể chuyện |
Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó |
|
|||
Số câu Số điểm tỉ lệ% |
|
|
|
Số câu: 1 Số điểm: 5,0 |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ%: 50% |
– Tổng số câu: – Tổng số điểm: – Tỉ lệ% |
Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% |
Số câu: 2 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ 15% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% |
Số câu: 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD&ĐT………. TRƯỜNG THCS………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2021 – 2022 |
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Hãy cho biết từ “xuân” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân’’ trong các câu đó.
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
(Hồ Chí Minh)
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Em học xong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, em hãy đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện đó.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm |
||
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
– Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng – Văn bản Thánh Gióng thể loại truyện truyền thuyết – PTBĐ chính: Tự sự |
0,25 0,25 0,25 |
Câu 2 |
“Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức” Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức Từ láy: chăm chỉ Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là |
0,25 0,25 0,25 |
Câu 3 |
Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng |
0,5 |
Câu 4 |
– Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm). – Từ “xuân” trong câu thơ: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống). |
0,5 0,5 |
Câu 5 |
Viết một đoạn văn (khoảng 3-5 câu) trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. Đảm bảo cấu trúc và cách trình bày của đoạn văn, có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, đặt câu đúng quy tắc, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; đảm bảo độ dài từ 3 đến 5 câu. Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân mình theo yêu cầu của đề, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản sau: + Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. + Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước. + Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân + Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện. |
0,5 1,5 |
II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,5 điểm |
||
Mở bài |
Đóng vai nhân vật Sơn Tinh để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh |
0,5 |
Thân bài |
– Kể về lý do của câu chuyện: vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình nên tới cầu hôn. – Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương với Thủy Tinh: + Vua tổ chức cuộc thi tài kén rể nhưng mãn không tìm được ra người chiến thắng + Khi tôi và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển, ngang sức ngang tài. + Nhà vua ưng ý cả hai người nhưng không biết chọn ai nên truyền mời chư hầu vào bàn bạc. + Vua bèn phó rằng nếu ai đem được sính lễ cầu hôn theo yêu cầu tới trước thì sẽ gả con gái cho, tôi mang đầy đủ lễ vật đến trước và rước Mị Nương về. + Thủy Tinh căm phẫn, không phục nên dâng nước đuổi đánh tôi khiến kinh thành Phong Châu ngập trong biển nước, nhưng cuối cùng hắn cũng không thể thay đổi được kết cục. |
1,0 2,5 |
Kết bài |
Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện |
0,5 |
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm |
||
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. |
0,25 |
|
Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện ngôi thứ nhất, tuy nhiên em có thể chọn những từ ngữ khác nhau để chỉ ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ,… phù hợp với địa vị, giới tính,.. của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể |
0,25 |
………..
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)