Giáo Dục

Bảng chữ cái tiếng Trung chuẩn

Tiếng Trung hiện nay đang là tiếng ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam, rất nhiều bạn muốn theo học tiếng Trung Quốc vì một mục đích nào đó. Nếu các bạn đang tìm kiếm bảng chữ cái tiếng Trung chuẩn đề học tập, thì các bạn hãy cùng tham khảo bảng chữ cái tiếng Trung và cách phiên âm chuẩn dưới đây.

Bảng chữ cái tiếng Trung chuẩn

Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Trung chuẩn 2022 và cách phát âm chữ cái tiếng Trung chuẩn nhất.

Bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung gồm 26 chữ cái latinh, có hai phương án phát âm ở tiếng hán ngữ này: Phồn thể (bính âm), Trung thể (phanh âm).

Bảng chữ cái tiếng Trung gồm 26 chữ cái latinh

Nguyên âm tiếng Trung

Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 36 nguyên âm (vận mẫu), gồm 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 16 nguyên âm mũi và 1 nguyên âm uốn lưỡi.

Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 36 nguyên âm (vận mẫu)

1. Nguyên âm đơn và cách phát âm

Nguyên âm đơn

Cách phát âm

a

Cách phát âm hơi giống “a” trong tiếng Việt, là nguyên âm dài.

o

Cách phát âm hơi giống “ô” trong tiếng Việt, là nguyên âm dài.

e

Cách phát âm hơi giống “ơ” và “ưa” trong tiếng Việt, là nguyên âm dài.

i

Cách phát âm hơi giống “i” trong tiếng Việt, là nguyên âm dài.

u

Cách phát âm hơi giống “u” trong tiếng Việt, là nguyên âm dài.

ü

Cách phát âm hơi giống “uy” trong tiếng Việt, là nguyên âm dài.

2. Nguyên âm kép và cách phát âm

Nguyên âm kép

Cách phát âm

ai

“ai”

Phát nguyên âm “a” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “i”.

ei

“ây”

Phát nguyên âm “e” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “i”.

ao

“ao”

Phát nguyên âm “a” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “o”.

ou

“âu”

Phát nguyên âm “o” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “u”.

ia

“ia”

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “a”.

ie

“ia”

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “e”.

ua

oa

Phát nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “a”.

uo

ua

Phát nguyên âm “u” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “o”.

üe

Phát nguyên âm “ü” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “e”.

iao

eo

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ao”.

iou

yêu

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ou”.

uai

oai

Phát nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ai”.

uei

“uây”

Phát nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ei”.

3. Nguyên âm er

er: tương đương với chữ “ai” trong tiếng Việt, phát nguyên âm “e” trước sau đó lưỡi dần dần cuốn lên. er là một nguyên âm đặc biệt, nó là một âm tiết riêng, không thể ghép với bất cứ nguyên âm và phụ âm nào.

4. Nguyên âm mũi

Nguyên âm mũi

Cách phát âm

an

Phát nguyên âm a trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm n. Cách phát âm gần giống “an” trong tiếng Việt.

en

Phát nguyên âm “e” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”. Cách phát âm gần giống âm “ân” trong tiếng Việt.

in

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”. Cách phát âm gần giống âm “in” trong tiếng Việt

ün

Phát nguyên âm “ü” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”. Cách phát âm na ná âm “uyn” trong tiếng Việt.

ian

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”. Cách phát âm gần giống âm “iên” trong tiếng Việt.

uan

Phát nguyên âm “u” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”. Cách phát âm gần giống âm “oan” trong tiếng Việt.

üan

Phát nguyên âm “ü” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”. Cách phát âm gần giống âm “oen” trong tiếng Việt.

uen(un)

Phát nguyên âm “u” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “en”. Cách phát âm gần giống âm “uân” trong tiếng Việt.

ang

Phát nguyên âm “a” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”. Cách phát âm gần giống “ang” trong tiếng Việt.

eng

Phát nguyên âm “e” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”. Cách phát âm gần giống “âng” trong tiếng Việt.

ing

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”. Cách phát âm gần giống “inh” trong tiếng Việt.

ong

Phát nguyên âm o trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”. Cách phát âm na ná “ung” trong tiếng Việt.

iong

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ung”. Cách phát âm giống với âm “ung” trong tiếng Việt

iang

Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ang”. Cách phát âm gần giống “eng” trong tiếng Việt.

uang

Phát nguyên âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ang”. Cách phát âm gần giống “oang” trong tiếng Việt.

ueng

Phát nguyên âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “eng”. Cách phát âm na ná “uâng” trong tiếng Việt.

5. Âm ng

ng – cách phát âm: gốc lưỡi nâng cao, dính chặt vào ngạc mềm, lưỡi con rủ xuống, không khí từ hang mũi toát ra. Cách phát âm gần giống “ng” trong tiếng Việt.

Âm ng chỉ đứng sau nguyên âm mà không đứng trước nguyên âm như tiếng Việt.

Phụ âm tiếng Trung

Trong hệ thống ngữ âm tiếng Trung có 21 phụ âm (thanh mẫu) bao gồm 18 phụ âm đơn (có 1 phụ âm uốn lưỡi), 3 phụ âm kép. Dưới đây là danh sách phụ âm và cách phát âm các phụ âm:

Phụ âm

Cách phát âm

b

Cách phát âm gần giống “p” trong tiếng Việt.

Hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi.

p

Trong tiếng Việt không có âm tương tự. Cách phát âm nhẹ hơn âm p nhưng nặng hơn âm b của tiếng Việt.

Hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi.

m

Cách phát âm gần giống “m” trong tiếng Việt.

Hai môi dính tự nhiên,luồng không khí từ hang mồm thoát ra. La một âm mũi, hữu thanh.

f

Cách phát âm gần giống “ph” trong tiếng Việt.

Môi dưới dính nhẹ với răng trên, luồng không khí từ khe giữa răng và môi thoát ra. Là một âm sát, vô thanh.

d

Cách phát âm gần giống “t” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sao đó bỗng hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi.

t

Cách phát âm gần giống “th” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, sao đó bỗng hạ thấp, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi.

n

Cách phát âm gần giống “n” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành trở ngại, luồng không khí từ hang mũi thoát ra. Là một âm mũi, hữu thanh.

l

Cách phát âm gần giống “l” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi dính vào lợi trên, luồng không khí từ hai mép lưỡi thoát ra. Là một âm biên, hữu thanh.

g

Cách phát âm gần giống “c”, “k” trong tiếng Việt.

Gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi.

k

Cách phát âm gần giống “kh” trong tiếng Việt.

Gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi.

h

Cách phát âm gần giống “h” trong tiếng Việt.

Gốc lưỡi nâng cao, nhưng không áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh.

j

Cách phát âm gần giống “ch” trong tiếng Việt.

Mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi.

q

Cách phát âm khá giống với âm sch trong tiếng Đức hoặc đọc như “sờ chờ” trong tiếng Việt

Mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi.

x

Cách phát âm gần giống “x” trong tiếng Việt.

Mặt lưỡi nâng cao sát ngạc cứng, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh.

z

Cách phát âm na ná “ch” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi.

c

Cách đọc như chữ x ở một số vùng miền.

Đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi.

s

Cách phát âm hơi giống “x” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi nâng sát lợi trên, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh.

r

Cách phát âm hơi giống “r” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm thoe một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, hữu thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi.

zh

(phụ âm kép)

Cách phát âm hơi giống “tr” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, sau đó tách ra một tí, luồng không khí thoát ra hang mồm. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi, lúc phát âm phải uốn lưỡi.

ch

(phụ âm kép)

Cách phát âm như âm “xờ chờ”

Đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, sau đó tách ra một tí, luồng không khí thoát ra hang mồm. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi, lúc phát âm phải uốn lưỡi.

sh

(phụ âm kép)

Cách phát âm hơi giống “s” trong tiếng Việt.

Đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm theo một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, vô thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi.

Hi vọng với bảng chữ cái tiếng Trung và cách phát âm chuẩn mà bài viết đã chia sẻ, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc học chữ cái tiếng Trung. Chúc các bạn thành công!

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button