Bài thơ Vận nước được Thiền sư Pháp Thuận sáng tác nhằm thể hiện thế sự của đất nước đương thời: đất nước thống nhất, chủ tướng tài giỏi, quân dân một lòng. Qua đó tác giả cũng khẳng định niềm tin đối với vương triều mới sẽ bền chặt, thịnh vượng.
Dưới đây là tài liệu giới thiệu về thiền sư Pháp Thuận và bài thơ Vận nước. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
I. Đôi nét về tác giả
– Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990), họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương do Thiền sư người Thiên Trúc Tỳ-ni-đa-lưu-chi đến nước ta năm 580 lập ra. Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.
– Tác phẩm ông nay chỉ còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành khi hỏi về vận nước.
II. Giới thiệu về bài thơ Vận nước
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác khoảng năm 981 – 982.
– Đây vốn là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học Việt Nam.
– Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử: Sau khi vua Lê Đại Hành đánh đuổi quân Tống xâm lược. Lúc này nhà vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho thiên hạ. Nhà vua đã hỏi ý kiến của Thiền sư Pháp Thuận. Ông đã đọc bài thơ này thay cho câu trả lời vua Lê.
2. Thể thơ
– Ngũ ngôn tứ tuyệt
– Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
– Phần 1: Hai câu thơ đầu. Suy ngẫm của nhà thơ về vận nước.
– Phần 2: Hai câu thơ sau. Triết lý “vô vi” của nhà thơ.
III. Bài thơ Vận nước
Phiên âm:
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch nghĩa:
Vận nước như dây mây leo quấn quýt,
Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình
Vô vi ở nơi cung điện
Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.
Dịch thơ:
Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh.
(Đoàn Thăng dịch)
Xem thêm Bài thơ Vận nước
Bài thơ Vận nước được Thiền sư Pháp Thuận sáng tác nhằm thể hiện thế sự của đất nước đương thời: đất nước thống nhất, chủ tướng tài giỏi, quân dân một lòng. Qua đó tác giả cũng khẳng định niềm tin đối với vương triều mới sẽ bền chặt, thịnh vượng.
Dưới đây là tài liệu giới thiệu về thiền sư Pháp Thuận và bài thơ Vận nước. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
I. Đôi nét về tác giả
– Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990), họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương do Thiền sư người Thiên Trúc Tỳ-ni-đa-lưu-chi đến nước ta năm 580 lập ra. Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê.
– Tác phẩm ông nay chỉ còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành khi hỏi về vận nước.
II. Giới thiệu về bài thơ Vận nước
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác khoảng năm 981 – 982.
– Đây vốn là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học Việt Nam.
– Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử: Sau khi vua Lê Đại Hành đánh đuổi quân Tống xâm lược. Lúc này nhà vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho thiên hạ. Nhà vua đã hỏi ý kiến của Thiền sư Pháp Thuận. Ông đã đọc bài thơ này thay cho câu trả lời vua Lê.
2. Thể thơ
– Ngũ ngôn tứ tuyệt
– Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
– Phần 1: Hai câu thơ đầu. Suy ngẫm của nhà thơ về vận nước.
– Phần 2: Hai câu thơ sau. Triết lý “vô vi” của nhà thơ.
III. Bài thơ Vận nước
Phiên âm:
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
Dịch nghĩa:
Vận nước như dây mây leo quấn quýt,
Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình
Vô vi ở nơi cung điện
Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.
Dịch thơ:
Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh.
(Đoàn Thăng dịch)
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)