Bài tập luyện tập Nitơ, hợp chất Amoniac, muối Amoni, Photpho và hợp chất của photpho – Hóa 11 bài 13

Tính chất hóa học và tính chất vật lý của Nitơ, Photpho và các hợp chất của của nitơ như Amoniac, muối Amoni, Axit nitric, muối Nitrat; hay hợp chất của photpho như axit photphoric, muối phophat cùng cách điều chế và ứng dụng của chúng các em đã tìm hiểu ở những bài học trước. 

Trong bài này chúng ta sẽ ôn tập lại kiến thức về Nitơ, Photpho và các hợp chất của của chúng như Amoniac, muối Amoni, Axit nitric, muối Nitrat; axit photphoric, muối phophat; đặc biệt qua đó rèn luyện kỹ năng giải các bài tập về Nitơ, Amoniac, muối Amoni, Photpho và hợp chất của photpho.

I. Tóm tắt tính chất Nitơ, Photpho

1. Tính chất của Nitơ

– Cấu hình electron của nitơ: 1s22s2p3

– Độ âm điện của nitơ: 3,04

– Công thức phân tử của nitơ: N≡N

– Các mức oxi hoá của Nitơ: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

– Tính chất hóa học của nitơ: Thể hiện tính oxi hóa và tính khử

2. Tính chất của Photpho

– Cấu hình electron của photpho: 1s22s22p63s23p3

– Độ âm điện của photpho: 2,19

– Công thức phân tử của photpho: P trắng và P đỏ

– Các mức oxi hoá của photpho: 3, 0, +3, +5

– Tính chất hóa học của photpho: Thể hiện tính oxi hóa và tính khử

II. Tóm tắt tính chất của hợp chất Nitơ và Photpho

1. Hợp chất của Nitơ

* Amoniac (NH3)

– Amoniac tan rất nhiều trong nước do nó là phân tử phân cực mạnh.

– Amoniac tan trong nước tạo thành dung dịch có tính bazơ yếu ngoài ra amoniac còn có tính khử.

* Muối Amoni (NH4+)

– Muối amoni tan nhiều trong nước, điện li mạnh và dễ bị nhiệt phân.

* Axit Nitric (HNO3)

– Axit nitric là axit mạnh

– Axit nitric là chất oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa mạnh do ion NO3 gây ra, nên sản phẩm là các hợp chất khác nhau của nitơ

* Muối nitrat

– Dễ tan

– Trong dung dịch axit NO3 thể hiện tính oxi hóa.

– Muối rắn dễ bị nhiệt phân cho oxi thoát ra.

– Phản ứng nhận biết:

 3Cu + NO3–  + 8H+ →  3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O  (dd màu xanh)

 2NO + O2 → 2NO2 (màu nâu đỏ)

2. Hợp chất của Photpho

* Axit photphoric (H3PO4)

– Axit photphoric là axit ba nấc, độ mạnh trung bình, tác dụng với dung dịch kiềm cho ba loại muối: một muối photphat trung hòa và hai muối photphat axit.

– Axit photphoric không thể hiện tính oxi hóa.

* Muối photphat

– Muối photphat trung hòa và photphat axit của natri, kali, amoni dễ tan.

– Muối đihiđrophotphat của các kim loại khác dễ tan.

– Phản ứng nhận biết:

 3Ag+ + PO43-  →  Ag3PO4(màu vàng)

– Kết tủa Ag3PO4 tan trong dung dịch HNO3 loãng.

III. Bài tập về Nitơ, hợp chất Amoniac, muối Amoni, Photpho và hợp chất của photpho

* Bài 1 trang 61 SGK Hóa 11: Hãy cho biết số oxi hóa của N và P trong các phân tử và ion sau đây NH3, NH4+, NO2, NO3, NH4HCO3 , P2O3, PBr5, PO43–, KH2PO4, Zn3(PO4)2.

° Lời giải bài 1 trang 61 SGK Hóa 11:

– Số oxi hóa của Nitơ trong các hợp chất cho bởi bảng sau:

Hợp chất của N NH3 NH4+  NO2 NO3 NH4HCO3
Số oxi hóa của N  -3  -3  +3  +5  -3

– Số oxi hóa của Photpho trong các hợp chất cho bởi bảng sau:

Hợp chất của P P2O3 PBr5 PO43– KH2PO4 Zn3(PO4)2
Số oxi hóa của P  +3  +5  +5  +5  +5

* Bài 2 trang 61 SGK Hóa 11: Trong các công thức sau đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua:

A. Mg3(PO4)2    B. Mg(PO3)2     C. Mg3P2    D. Mg2P2O7

° Lời giải bài 2 trang 61 SGK Hóa 11:

• Chọn đáp án: C. Mg3P2 

* Bài 3 trang 61 SGK Hóa 11: a) Lập các phương trình hóa học sau đây:

 (1)  NH3 + Cl2 (dư) → N2 + …

 (2) NH3(dư) + Cl2 → NH4Cl + …

 (3) NH3 + CH3COOH → …

 (4)  (NH4)3PO4  H3PO4 + …

 (5) Zn(NO3)2  …

b) Lập các phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa các chất sau đây trong dung dịch:

 (1) K3PO4 và Ba(NO3)2

 (2) Na3PO4 và CaCl2

 (3) Ca(H2PO4)2 và Ca(OH)2 với tỉ lệ mol 1:1

 (4) (NH4)3PO4 + Ba(OH)2

° Lời giải bài 3 trang 61 SGK Hóa 11:

a) Các phương trình hóa học;

 (1)  2NH3 + 3Cl2 (dư) → N2 + 6HCl

 (2) 8NH3(dư) + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2

 (3) NH3 + CH3COOH → CH3COONH4

 (4)  (NH4)3PO4  H3PO4 + 3NH3

 (5) 2Zn(NO3)2  2ZnO + 4NO2 + O2

b) Các phương trình hóa học:

 (1) 2K3PO4 + 3Ba(NO3)2 → Ba3(PO4)2↓ + 6KNO3

  3Ba2+ + 2PO43- → Ba3(PO4)2

 (2) 2Na3PO4 + 3CaCl2 → Ca3(PO4)2↓ + 6NaCl

  3Ca2+ + 2PO43- → Ca3(PO4)2

 (3) Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → 2CaHPO4↓ + 2H2O

  2Ca+ + 2H2PO4– + 2OH → 2CaHPO4↓ + 2H2O

 (4) 2(NH4)3PO4 + 3Ba(OH)2 → Ba3(PO4)2↓ + 6NH3 + 6H2O

   6NH4+ + 2PO43- + 3Ba2+ + 6OH → Ba3(PO4)2↓ + 6NH3↑ + 6H2O

* Bài 4 trang 61 SGK Hóa 11: Từ hiđro, clo, nitơ và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (có ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế phân đạm amoni clorua.

° Lời giải bài 4 trang 61 SGK Hóa 11:

– Các phương trình hóa học:

 H+ Cl2 1577879084h701tky37o 1639477160 2HCl

 N2 + 3H2  2NH3

 HCl + NH3 → NH4Cl

* Bài 5 trang 62 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học thực hiện các dãy chuyển hóa sau:

câu a bài 5 trang 62 sgk hóa 11

b) Photpho 1577886287dd2jc8q4vd 1639477161 B 15778862899gbkhoea9v 1639477161 C 1577886292esdivnkvaj 1639477161 P2O5

° Lời giải bài 5 trang 62 SGK Hóa 11:

a) Các phương trình phản ứng:

(1): N2 + H2 15778862942ysv8byjqb 1639477162 2NH3

(2): NH3 + HNO3 → NH4NO3

(3): NH4NO3 15778862969co6yfah7f 1639477162 NH3 + HNO3

(4): N2 + O2 1577886298ntct68tph5 1639477162 2NO

(5): 2NO + O2 → 2NO2

(6): 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

(7): 4HNO3 15778862969co6yfah7f 1639477162 4NO2 + O2 + 2H2O

b) Các phương trình phản ứng:

(1): 2P + 3Ca 15778862969co6yfah7f 1639477162 Ca3P2

(2): Ca3P2 + 6HCl → 3CaCl2 + 2PH3

(3): 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

– Như vậy: B là Ca3P2; C là PH3.

* Bài 6 trang 62 SGK Hóa 11: Hãy đưa ra những phản ứng đã học có sự tham gia của đơn chất photpho, trong đó số oxi hóa của photpho:

a. Tăng     b. Giảm

° Lời giải bài 6 trang 62 SGK Hóa 11:

a) Số oxi hóa của P tăng (từ 0 lên +5):

 4P + 5O2 15778862969co6yfah7f 1639477162 2P2O5

b) Số oxi hóa của P giảm (từ 0 xuống -3):

 2P + 3Ca 15778862969co6yfah7f 1639477162 Ca3P2

* Bài 7 trang 62 SGK Hóa 11: Khi cho 3,00 g hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Xác định phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?

° Lời giải bài 7 trang 62 SGK Hóa 11:

– Gọi x, y lần lượt là số mol của Cu và Al trong hỗn hợp:

– Theo bài ra, có 3,00 gam hỗn hợp nên ta có:

 64x + 27y = 3  (*)

– Theo bài ra, khi hỗn hợp tác dụng HNO3 đặc dư thu được 4,48 lít NO2 ở đktc, nên có:

 1577886308aglway4i7u 1639477163

– Các phương trình phản ứng:

 Cu + 4HNO3(đặc,dư) 15778862969co6yfah7f 1639477162 Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

 x(mol)                                       2x(mol)

 Al + 6HNO3(đặc,dư) 15778862969co6yfah7f 1639477162 Al(NO3)3 + 3NO2↑ + 3H2O

 y(mol)                                      3y(mol)

– Theo PTPƯ, ta có:

 nNO2 = 2x + 3y = 0,2  (**)

– Giải hệ từ (*) và (**) ta có: x = 0,026 và y =0,0493

– Như vậy ta có:

 %mCu.100% = 55,47%

 %mAl = 100% – 55,47% = 44,53%.

* Bài 8 trang 62 SGK Hóa 11: Cho 6,00 g P2O5 vào 25,0 ml dung dịch H3PO4 6,00% (D = 1,03 g/ml). Tính nồng độ phần trăm H3PO4 trong dung dịch tạo thành?

° Lời giải bài 8 trang 62 SGK Hóa 11:

– Theo bài ra, 25,0 ml dung dịch H3PO4 6,00% (D = 1,03 g/ml) nên có:

 mdd H3PO4 = V.D = 25.1,03 = 25,75(g).

⇒ Khối lượng H3PO4 ban đầu là:

 157788632008ulmca8kv 1639477164

– Phương trình phản ứng:

  P2O5  +  3H2O  →  2H3PO4

 6/142 (mol)         2(6/142)(mol)

– Theo PTPƯ ta có:

 nH3PO4 = 2.nP2O5 = 2.(6/142) = 6/71(mol).

1577886322tm1s1jvwn7 1639477165

⇒ mH3PO4(sau pư) = 1,545 + 8,282 = 9,827(g)

– Mà khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng:

 mdd H3PO4 + mP2O5 = 25,75 + 6 = 31,75(g)

– Vậy nồng độ phần trăm của H3PO4 là:

 C%(H3PO4)15778863244772z3s7fi 1639477165 .100% = 30,95%

* Bài 9 trang 62 SGK Hóa 11: Cần bón bao nhiêu kg phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 cho 10,0 hecta khoai tây, biết rằng 1,00 hecta khoai tây cần 60,0 kg nitơ?

° Lời giải bài 9 trang 62 SGK Hóa 11:

– Ta có, 10ha khoai tây cần 60.10 = 600 kg nitơ nên theo định luật bảo toàn nguyên tố Nitơ:

⇒ 1 mol (80g) NH4NO3 tạo thành 1 mol (28g) N2

⇒ Lượng NH4NO3 cần để có 600kg N2 là:

  

– Phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 nên lượng phân đạm cần bón là:

 1577886329m6k2cpajhd 1639477165

Hy vọng với phần nội dụng về Bài tập luyện tập Nitơ, hợp chất Amoniac, muối Amoni, Photpho và hợp chất của photpho ở trên hữu ích cho các em, mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết. Chúc các em học tốt!

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button