Hình học lớp 12

Giải bài 2: Phương trình mặt phẳng

Bài học với nội dung: Phương trình mặt phẳng. Một kiến thức mới đòi hỏi các bạn học sinh cần nắm được lý thuyết để vận dụng giải quyết các bài toán. Dựa vào cấu trúc SGK toán lớp 12, ConKec sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn

A. Tổng hợp kiến thức

I. Phương trình mặt phẳng

Cho mp($\alpha$), nếu $\overrightarrow{n}\neq 0$ và có giá vuông góc với mp($\alpha$) thì $\overrightarrow{n}$ là vectơ pháp tuyến của $\alpha$.

  • Nếu $\overrightarrow{n}$ là vectơ pháp tuyến một mặt phẳng thì $k\overrightarrow{n}$ cũng là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng đó.
  •  $\overrightarrow{n}$ được xác định bởi tích vô hướng của  $\overrightarrow{a}$ và  $\overrightarrow{b}$
  • Ký hiệu: $\overrightarrow{n}=\overrightarrow{a}\wedge \overrightarrow{b}$ hay $\overrightarrow{n}=[\overrightarrow{a};\overrightarrow{b}]$
  • Phương trình tổng quát của mặt phẳng:
$Ax+By+Cz+D=0$ với $A,B,C\neq 0$.

 

  • Nếu $A,B,C,D\neq 0$ => ta có phương trình của mặt phẳng theo đoạn chắn: 
$\frac{x}{a}+\frac{y}{b}+\frac{z}{c}=1$

II. Điều kiện hai mặt phẳng song song, vuông góc

1. Điều kiện hai mặt phẳng song song

  • $(\alpha _{1})//(\alpha _{2})<=>\left\{\begin{matrix}\overrightarrow{n_{1}}=k\overrightarrow{n_{2}} & \\ D_{1}\neq kD_{2} & \end{matrix}\right.<=> \left\{\begin{matrix}(A_{1};B_{1};C_{1})=k(A_{2};B_{2};C_{2}) & \\ D_{1}\neq kD_{2} & \end{matrix}\right.$
  • $(\alpha _{1})\equiv (\alpha _{2})<=>\left\{\begin{matrix}\overrightarrow{n_{1}}=k\overrightarrow{n_{2}} & \\ D_{1}= kD_{2} & \end{matrix}\right.<=> \left\{\begin{matrix}(A_{1};B_{1};C_{1})=k(A_{2};B_{2};C_{2}) & \\ D_{1}= kD_{2} & \end{matrix}\right.$
  • $(\alpha _{1})$ cắt $(\alpha _{2})$ <=> $\overrightarrow{n_{1}}\neq k\overrightarrow{n_{2}}<=>(A_{1};B_{1};C_{1})\neq k(A_{2};B_{2};C_{2}) $

2. Điều kiện hai mặt phẳng vuông góc

  • $(\alpha _{1})\perp (\alpha _{2})<=>\overrightarrow{n_{1}}.\overrightarrow{n_{2}}=0<=>A_{1}.A_{2}+B_{1}.B_{2}+C_{1}.C_{2}=0$

III. Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Định lí

  • Trong không gian Oxyz, cho mp($(\alpha )$ có phương trình $Ax+By+Cz+D=0$ và điểm $M_{0}(x_{0};y_{0};z_{0})$. Khoảng cách từ M đến mp($(\alpha )$ xác định bởi công thức: 
$d(M_{0},(\alpha ))=\frac{\left | Ax_{0}+By_{0}+Cz_{0}+D \right |}{\sqrt{A^{2}+B^{2}+C^{2}}}$

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Trang 80 – sgk hình học 12

Viết phương trình mặt phẳng:

a) Đi qua điểm M(1; -2; 4) và nhận $\overrightarrow{n}=(2;3;5)$ làm vectơ pháp tuyến.

b) Đi qua điểm A(0 ; -1 ; 2) và song song với giá của các vectơ $\overrightarrow{u}=(3;2;1)$ và $\overrightarrow{u}=(-3;0;1)$

c) Đi qua ba điểm A(-3 ; 0 ; 0), B(0 ; -2 ; 0) và C(0 ; 0 ; -1).

Xem lời giải

Câu 2: Trang 80 – sgk hình học 12

Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB với A(2; 3; 7), B(4; 1; 3).

Xem lời giải

Câu 3: Trang 80 – sgk hình học 12

a) Lập phương trình của các mặt phẳng tọa độ Oxy, Oyz và Ozx

b) Lập phương trình của các mặt phẳng đi qua điểm M(2; 6; -3) và lần lượt song song với các mặt phẳng tọa độ.

Xem lời giải

Câu 4: Trang 80  – sgk hình học 12

Lập phương trình mặt phẳng:

a) Chứa trục Ox và điểm P(4; -1; 2).

b) Chứa trục Oy và điểm Q(1; 4; -3).

c) Chứa trục Oz và điểm R(3; -4; 7).

Xem lời giải

Câu 5: Trang 80 – sgk hình học 12

Cho tứ diện có các đỉnh là A(5; 1; 3), B(1; 6; 2), C(5; 0; 4), D(4; 0; 6)

a) Hãy viết phương trình của các mặt phẳng (ACD) và (BCD).

b) Hãy viết phương trình mặt phẳng ($\alpha$) đi qua cạnh AB và song song với cạnh CD.

Xem lời giải

Câu 6: Trang 80 – sgk hình học 12

Hãy viết phương trình mặt phẳng ($\alpha$) đi qua điểm M(2; -1; 2) và song song với mặt phẳng ($\beta$) : $2x – y + 3z + 4 = 0$.

Xem lời giải

Câu 7: Trang 80 – sgk hình học 12

Lập phương trình mặt phẳng ($\alpha$) qua hai điểm A(1; 0; 1), B(5; 2; 3) và vuông góc với mặt phẳng ($\beta$): $2x – y + z – 7 = 0$.

Xem lời giải

Câu 8: Trang 80 – sgk hình học 12

Xác định các giá trị của m và n để mỗi cặp mặt phẳng sau đây là một cặp mặt phẳng song song với nhau;

a) $2x + my + 3z – 5 = 0$ và $nx – 8y – 6z + 2 =0$

b) $3x – 5y + mz – 3 = 0$ và $2x + ny – 3z + 1 = 0$

Xem lời giải

Câu 9: Trang 81 – sgk hình học 12

Tính khoảng cách từ điểm A(2; 4; -3) lần lượt đến các mặt phẳng sau:

a) $2x – y + 2z – 9 = 0 (\alpha)$

b) $12x – 5z + 5 = 0 ( \beta)$

c) $x=0$

Xem lời giải

Câu 10: Trang 81 – sgk hình học 12

Giải bài toán sau đây bằng phương pháp tọa độ:

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng 1.

a) Chứng minh hai mặt phẳng (AB’D’) và (BC’D) song song.

b) Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng nói trên.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Dạng 1: Phương trình mặt phẳng (P) đi qua 1 điểm và biết VTPT hoặc cặp VTCP

Xem lời giải

Dạng 2: VIết phương trình mặt phẳng (P) đi qua một điểm  M và song song với mặt phẳng (Q).

Xem lời giải

Dạng 3: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua hai điểm và vuông góc với mặt phẳng (Q).

Xem lời giải

Dạng 4: Vị trí tương đối của hai mặt phẳng

Xem lời giải

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button