Dàn ý Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Tát nước đầu đình
1. Mở bài
– Giới thiệu về kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, trong đó có nhiều bài ca dao về tình yêu đôi lứa.
– Bài ca dao “Tát nước đầu đình” gây dựng với hình ảnh nhân vật trữ tình – chàng trai hết sức độc đáo.
2. Thân bài
– Lời mở lòng đầy khéo léo và tinh tế của chàng trai”
+ Mượn cớ xin áo để được ngỏ lời nói chuyện với người thương.
+ Cái cớ với thời gian địa điểm rõ ràng: Đầu đình, bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
+ Cái lý do mở lời của chàng trai có sự bất hợp lý: Hoa sen thì làm gì có cành?
=> Tất cả chỉ là mượn cớ để được trò chuyện cùng cô gái mà thôi.
+ Xưa nay, mái đình là nơi hội hè, cùng là nơi trao duyên của đôi lứa. Hoa sen là tượng trưng cho con người Việt Nam trong sáng, thuần khiết, “gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn”.
– Sau lời mở lời cho câu chuyện, chàng trai tiếp tục ướm hỏi cô gái:
+ Sự chuyển biến bất ngờ trong lời nói của chàng trai, buộc cô gái vào tình thế phải trả lời.
+ Cô gái trở thành đương sự trực tiếp của câu chuyện chàng trai đưa ra.
=> Một chàng trai lém lỉnh, thông minh, duyên dáng.
– Chàng trai kể về gia cảnh của mình:
+ Áo chàng đã sứt chỉ từ lâu mà chưa có người sửa chữa.
+ Chàng chưa có vợ, còn mẹ đã già, chưa thể khâu ngay.
=> Chàng trai đang muốn gợi lên trong lòng cô gái sự cảm mến về gia cảnh của mình.
=> Chàng cũng lấy chiếc áo làm tín vật của tình yêu (Yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay).
=> Chàng đã mượn hình ảnh chiếc áo sứt chỉ đường tà vừa là lời bày tỏ gia cảnh vừa là lời ngỏ, mong muốn được kết duyên với cô gái.
– Chàng trai mạnh dạn đề nghị được trả công cho cô gái khâu áo cho mình.
+ Đại từ xưng hô đổi từ “anh -em” sang “anh – cô ấy” để câu chuyện được kín đáo, nhẹ nhàng cũng vừa giúp cô gái bớt thẹn thùng hơn.
+ Chàng trai liệt kê một loạt những đồ vật, con vật toàn là sính lễ trong lễ mừng kết đôi trăm năm của người xưa.
=> Mong muốn của chàng trai được rước người con gái mình thương về thành “đôi”.
+ Nhịp thơ liệt kê nhanh, dồn dập → Như tiếng reo mừng, hối hả của chàng trai.
+ Một loạt từ “đôi”: Đôi chiếu, đôi chăn, đôi chằm, …→ Niềm vui, mong muốn được nên duyên, thành đôi với cô gái.
=> Chàng trai là một chàng nông dân nghèo, chưa chắc đã có đủ sinh lễ như đã kể, nhưng đó có thể là cách để chàng bày tỏ sự trân trọng với cô gái của mình. Cô xứng đáng có được hôn lễ sang trọng như vậy.
=> “Tát nước đầu đình” là bài ca dao về tình yêu đôi lứa hết sức đặc sắc.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề.
Xem bài mẫu: Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Tát nước đầu đình
Trên đây là mẫu dàn ý Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Tát nước đầu đình, ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 10 như: Phân tích bài ca dao sau: “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”; Anh (chị) hãy chọn một số câu ca dao tiêu biểu về chủ đề yêu thương, tình nghĩa và phát biểu cảm nghĩ về những câu ca dao ấy; Phân tích bài ca dao sau: “Muối ba năm… mới xa”; Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân;…