Lớp 10

Bộ đề thi học kì 2 lớp 10 năm 2021 – 2022

TOP 37 Đề thi học kì 2 lớp 10 năm 2021 – 2022 là tài liệu rất hữu ích mà TH Văn Thủy muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Đề thi học kì 2 lớp 10 giúp cho quý thầy cô và các em ôn tập củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới. Đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 10 có đáp án kèm theo các em sẽ dễ dàng so sánh với kết quả của mình. Bên cạnh đó các em xem thêm Ma trận đề thi học kì 2 lớp 10. Vậy sau đây là 37 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 10, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Toán năm 2021

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 10

Chủ đề \ Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Làm văn:

Xác định được phép tu từ trong câu thơ.

– Khái niệm một số phép tu từ: nhân hóa

– Nhận biết được phép tu từ qua ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa qua các ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong những ngữ liệu cụ thể.

1,0

1,0

1,0

30%= 3 điểm

2. Làm văn:

Kỹ năng làm văn nghị luận

văn học: về tác phẩm thơ

Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân

0,5

1,5

4,0

1,0

70%=

7điểm

1,0= 1,0%

3,0 = 30%

5,0 = 50%

1,0 = 10%

100%=

10điểm

Đề thi học kì 2 Văn 10

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu

Câu

Nội dung

Điểm

1

Câu 1: Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.

1.0

2

– Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

– Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

1.0

1.0

Phần II: Làm văn (7 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.

– Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.

– Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc

– Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.

2.Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

– Nêu yêu cầu nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều

– Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:

+ Nghĩ và thương cho Kim Trọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.

+ Đặt mình vào địa vị Thúy Vân để cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của em. Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.

– Thủy chung son sắt trong tình yêu: Trao duyên cho em nhưng chẳng thể trao tình.

+ Khi trao kỉ vật, Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em.

+ Không sao quên được mối tình đầu, nàng muốn được trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử sau khi chết, muốn được sống mãi với tình yêu của mình.

– Giàu đức hi sinh: Kiều chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh:

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình để trọn đạo làm con.

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình vì hạnh phúc của người yêu: Sau khi trao duyên cho em, Kiều trở lại với thực tại đau đớn xót xa. Kiều nhận tất cả mọi lỗi về mình (thiếp đã phụ chàng) để mang mặc cảm đắc tội với chàng Kim.

– Đánh giá chung:

+ Nguyễn Du đồng cảm và ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Thúy Kiều. Đoạn thơ làm hiện ra một nàng Kiều đa cảm, giàu lòng yêu thương, một nàng Kiều khổ đau mà cao quý, luôn biết nghĩ, biết lo và thương cho người khác nhiều hơn cho mình. Thúy Kiều tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, âm thầm chịu đựng, hi sinh bao đời.

+ Nghệ thuật đặc sắc: Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người và đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật thông qua lời đối thoại, độc thoại.

VI. CÁCH CHO ĐIỂM( Câu 2)

Điểm 7: + Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạch, trong sáng.

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ

Điểm 5-6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.

Điểm 4-5: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

Điểm 2-3: Đáp ứng được vài ý trên, diễn đạt lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ

Điểm: 0-1: Bài làm quá sơ sài

…………….

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 năm 2021

Ma trận đề thi học kì 2 Toán 10

Chủ đề hoặc mạch kiến thức kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận thức

Thông hiểu

Vận dụng

Dấu của nhị thức bậc nhất và dấu của tam thức bậc hai

Câu 1.a

2

Câu 1.b

1

2

3

Phương sai và độ lệch chuẩn

Câu 2

1

1

1

Công thức lượng giác

Câu 3.a

1

Câu 3.b

1

2

2

Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác

Câu 4

2

1

2

Phương trình đường thẳng

Câu 5.a

1

Câu 5.b

1

2

2

Tổng

4

5

1

1

3

4

8

10

Đề thi cuối kì 2 lớp 10 môn Toán

Câu 1 (3 điểm)

a) Xét dấu của biểu thức:

b) Giải bất phương trình sau: holder 1

Câu 2 (1 điểm):

Điểm thi học kì 1 môn toán của 30 học sinh lớp 10H cho bởi bảng sau:

Điểm Tần số
3 1
5 12
8 15
9 2

Hãy tính phương sai và độ lệch chuẩn của bảng số liệu trên.

Câu 3 (2 điểm):

a) Cho

. Tính

b) Chứng minh rằng:

Câu 4 (2 điểm):

Cho tam giác ABC có BC=a=21; AC=b=17; AB=c=10.

Tính diện tích của tam giác ABC và độ dài đường cao hạ tứ đỉnh A.

Câu 5 (2 điểm):

Cho tam giác ABC có A(-1;2); B(2;3); C(5;-1)

a. Viết phương trình đường thẳng BC. Tính d(A;BC).

b) Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm B và song song với AC.

———- Hết ———-

……………..

Đề thi học kì 2 Lịch sử 10 năm 2021

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1 (6đ): Chọn đáp án đúng nhất:

1. (0.5đ) Cuộc nội chiến ở Anh là cuộc nội chiến giữa

A. vua và quần chúng nhân dân.

B. vua và tư sản.

C. vua và quốc hội.

D. vua và Crom-oen.

2. (0.5đ) 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ có vị trí địa lý như thế nào?

A. Ven biển Đại Tây Dương.

B. Ven biển Thái Bình Dương.

C. Gần eo biển Ma-gien-lan.

D. Ven biển Ấn Độ Dương.

3. (0.5đ) Vì sao nước Anh lại tiến hành kìm hãm sự phát triển của kinh tế các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

A. Vì kinh tế thuộc địa phát triển không đồng đều giữa miền Nam và miền Bắc.

B. Vì thực dân Anh muốn chỉ tập trung phát triển công nghiệp ở Bắc Mỹ.

C. Vì thực dân Anh muốn điều phối giúp kinh tế Bắc Mỹ phát triển một cách bền vững.

D. Vì kinh tế Bắc Mỹ phát triển trở thành đối trọng của nước Anh.

4. (0.5) Đâu KHÔNG phải là nội dung của bản “Tuyên ngôn độc lập” nước Mỹ?

A. Khẳng định quyền con người, quyền công dân.

B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ và công nhân làm thuê.

C. Tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mỹ.

D. Tố cáo chế độ áp bức bóc lột của thực dân Anh.

5. (0.5đ) Trước khi tiến hành cách mạng tư sản xã hội nước Pháp có mấy đẳng cấp?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

6. (0.5đ) Đâu KHÔNG phải là nội dung của trào lưu “Triết học ánh sáng”?

A. Phê phán sự thối nát của xã hội phong kiến.

B. Đưa ra những lý thuyết xây dựng nhà nước mới.

C. Lên án tố cáo chế độ nô lệ và chế độ công nhân làm thuê.

D. Phê phán những giáo lý của nhà thờ Ki-tô giáo.

7. (0.5đ) Ngày quốc khánh của nước Pháp (14 – 7) là lấy từ sự kiện nào?

A. Sự kiện phá ngục Ba-xti.

B. Sự kiện đại hội lục địa lần thứ nhất.

C. Sự kiện đại hội lục địa lần thứ hai.

D. Sự kiện thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền.

8. (0.5đ) Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra ở đâu?

A. Anh

B. Pháp.

C. Italia.

D. Đức.

9. (0.5đ) Gioongke là

A. Tầng lớp quý tộc tư sản hóa ở Phổ.

B. Tầng lớp quý tộc quân phiệt Áo.

C. Giai cấp tư sản ở Áo

D. Giai cấp nông dân Phổ.

10. (0.5đ) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc nội chiến ở Mỹ là gì?

A. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.

B. Mâu thuẫn giữa tư sản miền bắc và chủ đồn điền miền nam.

C. Mâu thuẫn giữa chủ đồn điền và nô lệ ở miền nam.

D. Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân ở miền Nam.

11. (0,5đ) Đâu là những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

A. Mông-te-ski-ơ; Phu-ri-ê, Rút-xô.

B. Xanh-xi-mông, Vôn-te, Rút-xô.

C. Phu-ri-ê, Xanh-xi-mông, Ô-oen.

D. Ô-oen, Vôn-te, Mông-te-ski-ơ.

12. (0,5đ) Buổi đầu của phong trào công nhân diễn ra dưới hình thức nào là chủ yếu?

A. Đập phá máy móc.

B. Bãi công.

C. Đấu tranh chính trị.

D. Đấu tranh vũ trang.

II. Phần tự luận

Câu 2: (2đ) Dựa vào những dữ liệu sau để trả lời các câu hỏi bên dưới:

de kiem tra lich su 10 1

1. (0.5đ) Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

A. 1-c; 2-d; 3-a; 4-b

B. 1-b;2-d; 3-d; 4-c

C. 1-b; 2-a; 4-c; 4-d

D. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c

2. (0.5đ) Các phát minh trên thuộc về những nhà khoa học của các nước nào?

A. Anh và Pháp.

B. Pháp và Đức.

C. Chỉ thuộc về nước Anh.

D. Chỉ thuộc về nước Pháp.

3. (0.5đ) Đến giữa thế kỷ XIX nước nào được coi là công xưởng của thế giới?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

4. (0.5đ) Tác động của cách mạng công nghiệp về xã hội là gì?

A. Sự xuất hiện của hai giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

B. Sự xuất hiện của giai cấp quý tộc mới và công nhân.

C. Sự xuất hiện của giai cấp quý tộc tư sản hóa và vô sản công nghiệp.

D. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.

Câu 3: (1đ) Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Nửa cuối thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Tuy nhiên, do hoàn cảnh, đặc điểm của các nước đế quốc là không giống nhau, nên mỗi nước có một đặc điểm riêng biệt khác nhau. Trong đó,……………………….là đế quốc thực dân. ……………………..là đế quốc cho vay lãi. ………………………..là đế quốc quân phiệt hiếu chiến. ………………………… là xứ sở của những ông vua công nghiệp với những Tơ-rớt khổng lồ.

1. (0.25đ) chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm.

A. Anh, Đức, Mỹ, Pháp.

B. Anh, Pháp, Đức, Mỹ.

C. Đức, Anh, Pháp, Mỹ.

D. Mỹ, Anh, Pháp Đức.

2. (0.25đ) Morgan nổi tiếng là ông vua công nghiệp trong lĩnh vực nào?

A. Thép.

B. Dầu mỏ.

C. Ô tô.

D. Tàu hỏa.

3. (0.25đ) Theo như bạn hiểu đế quốc thực dân nghĩa là gì?

A. Là đế quốc có diện tích rộng lớn.

B. Là đế quốc có nhiều thuộc địa nhất.

C. Là đế quốc có kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất.

D. Là đế quốc có khoa học kỹ thuật phát triển nhất.

4. (0.25đ) Đâu KHÔNG phải là nguyên nhân khiến nước Anh bị tụt hạng về sản xuất công nghiệp trên thế giới?

A. Gây chiến tranh xâm lược nhiều nên bị thiệt hại nặng nề.

B. Cách mạng công nghiệp diễn ra sớm nên khoa học kỹ thuật đã bị lạc hậu.

C. Tư bản Anh chủ yếu đầu tư vốn ra các nước thuộc địa để kiếm lời cao.

D. Do các nước Mỹ, Đức có sự phát triển kinh tế rất mạnh mẽ.

Câu 4: (1đ) Chọn Đúng/Sai đối với những nhận định, những mệnh đề sau:

1. (0.25đ) Ohm là nhà khoa học thuộc lĩnh vực Vật lý.

A. Đúng

B. Sai

2. (0.25đ) Tôm-xơn chuyên nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ.

A. Đúng

B. Sai

3. (0.25đ) Ma-ri Qui-ri là người phụ nữ duy nhất đạt hai giải Nobel về lĩnh vực Hóa học.

A. Đúng

B. Sai

4. (0.25đ) Hai anh em người Mỹ đã sáng chế ra chiếc máy bay tự chế đầu tiên năm 1903, đánh dấu ngành hàng không ra đời.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 10

Câu 1.1 – A

Câu 1.2 – A

Câu 1.3 – D

Câu 1.4 – B

Câu 1.5 – B

Câu 1.6 – C

Câu 1.7 – A

Câu 1.8 – A

Câu 1.9 – A

Câu 1.10 – C

Câu 1.11 – C

Câu 1.12 – A

Câu 2.1 – A

Câu 2.2 – C

Câu 2.3 – A

Câu 2.4 – A

Câu 3.1 – B

Câu 3.2 – A

Câu 3.3 – C

Câu 3.4 – A

Câu 4.1 – A

Câu 4.2 – B

Câu 4.3 – B

Câu 4.4 – A

…………..

Đề thi học kì 2 GDCD 10 năm 2021

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 10

I. Trắc nghiệm:

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Quan niệm về đạo đức

– Số câu

1

– Số điểm

0.25

Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

– Số câu

2

1

– Số điểm

0.5

0,25

Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình

– Số câu

2

1

– Số điểm

0,5

0,25

Công dân với cộng đồng

– Số câu

1

– Số điểm

0.25

Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

– Số câu

1

1

– Số điểm

0.25

0,25

Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại

– Số câu

1

– Số điểm

0,25

Tự hoàn thiện bản thân

– Số câu

1

-Số điểm

0,25

TỔNG SỐ CÂU HỎI

4

2

3

3

12.

TỔNG SỐ ĐIỂM

2

0.5

0,7.5

0.75

3.0

TỶ LỆ

30%

20%

20%

30%

100%

II. Tự luận:

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

– Số câu

1

1

– Số điểm

1

1

Công dân với cộng đồng

– Số câu

1

1

1

– Số điểm

1

1

1

Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

– Số câu

1

– Số điểm

2

TỔNG SỐ CÂU HỎI

2

1

1

2

3

TỔNG SỐ ĐIỂM

2

2

1

2

7.0

TỶ LỆ

30%

20%

20%

30%

100%

Đề kiểm tra cuối kì 2 Công dân 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Luật hôn nhân – gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn ở nước ta là bao nhiêu tuổi?

A. Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên.

B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. Nam từ 23 tuổi trở lên, nữ từ 21 tuổi trở lên.

D. Cả nam và nữ từ 25 tuổi trở lên.

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?

A. Xấu đều hơn tốt lỏi.

B. Đèn nhà ai rạng nhà ấy.

C. Tối lửa tắt đèn có nhau.

D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính

A. nghiêm minh

B. tự giác

C. bắt buộc

D. vừa tự giác, vừa bắt buộc

Câu 4 . Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi

là có

A. tinh thần tự chủ

B. tính tự tin

C. ý chí vươn lên

D. lòng tự trọng

Câu 5. Ngày Quốc phòng toàn dân là :

A. 23/9.

B. 22/12.

C. 22/6.

D. 22/7.

Câu 6. Em không đồng ý với quan niệm nào sau đây khi nói về tình yêu ?

A. Tình yêu là chuyện riêng của hai người, không liên quan ai cả.

B. Tình yêu là tình cảm quyến luyến giữa hai người khác giới.

C. Tình yêu không là cơ sở của hôn nhân.

D. Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng lành mạnh.

Câu 7. Sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần và đạo đức người được gọi là?

A. lương tâm.

B. nghĩa vụ.

C. danh dự.

D. nhân phẩm.

Câu 8. Cách xử lý rác thải nào dưới đây có thể hạn chế gây ô nhiễm môi trường nhất ?

A. Phân loại và tái chế rác.

B. Đổ tập trung vào bãi rác.

C. Chôn sâu trong lòng đất.

D. Đốt và xả khí lên cao

Câu 9. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và

A. Thân thương nhất đối với con người.

B. Sâu sắc nhất đối với con người.

C. Gần gũi nhất đối với con người.

D. Gắn bó nhất đối với con người.

Câu 10. Trường hợp nào dưới đây được phép kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình?

A. Giữa những người cùng dòng máu.

B. Người đang có vợ hoặc có chồng.

C. Nam – nữ thanh niên đủ tuổi quy định.

D. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Xay lúa thì thôi ẳm em.

D. Gắp lửa bỏ tay người.

Câu 12. Việc không ngừng hoàn thiện bản thân nhằm

A. đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

B. trở nên giàu có.

C. làm hài lòng tất cả mọi người.

D. được mọi người kính nể.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (2 điểm): Lương tâm là gì? Phân tích các trạng thái của lương tâm trong tình huống sau. Tại ngã ba đường phố có chị phụ nữ, tay xách nặng qua đường, Lan, Hằng, Nga vừa đi đến đó, thấy vậy:

– Lan: Nhìn đi thẳng

– Hằng: Giúp đỡ tận tình hai mẹ con qua đường

– Nga: Chế nhạo Hằng là mất thời gian vô ích

Câu 2 (3 điểm). Cộng đồng là gì? Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng hay không, lấy ví dụ? Em hãy phân tích vai trò của cộng đồng với cuộc sống con người?

Câu 3 (2 điểm). Trình bày trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của thanh niên học sinh?

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 10

I. Phần trắc nghiệm :

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

B

D

B

A

C

A

C

C

B

A

II. Phần tự luận :

Câu

Nội dung

Điểm

1.

(2,0đ)

– Khái niệm lương tâm – Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.

1

– Trạng thái lương tâm của Lan: Cắn rứt lương tâm.

– Trạng thái lương tâm của Hằng: Thanh thản của lương tâm

– Trạng thái lương tâm của Nga: Vô lương tâm

1

2.

(3,0đ)

*Khái niệm cộng đồng: là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

1

* Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng khác nhau

Lớp học, cộng đồng làng xã, cộng đồng gia đình….

1

*Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người

+ Cộng đồng chăm lo cho đời sống cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển.

+ Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.

+ Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

1

3.

(2,0đ)

Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác trước âm mưu phản động của các thế lực thù địch.

– Tích cực học tập, rèn luyện thể chất.

Tham gia tích cực tuần học quân sự, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

Tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh do địa phương và nhà trường tổ chức

– Vận động mọi người cùng thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 10

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button