Lớp 10

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề thi học kì 2 Văn 10 năm 2021 – 2022 gồm 3 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 10 sắp tới.

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 10 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 môn Vật lí 10, ma trận đề thi học kì 2 lớp 10, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 10, đề thi học kì 2 môn Toán 10. Vậy sau đây là 3 đề thi học kì 2 Văn 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 10

Chủ đề \ Mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

1. Làm văn:

Xác định được phép tu từ trong câu thơ.

– Khái niệm một số phép tu từ: nhân hóa

– Nhận biết được phép tu từ qua ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa qua các ngữ liệu cụ thể.

Chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong những ngữ liệu cụ thể.

1,0

1,0

1,0

30%= 3 điểm

2. Làm văn:

Kỹ năng làm văn nghị luận

văn học: về tác phẩm thơ

Nhớ được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Hiểu, giải thích được ý nghĩa của các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Chỉ ra được ý nghĩa của bài thơ qua các từ ngữ, biện pháp nghệ thuật then chốt.

Đánh giá, liên hệ rút ra bài học cho bản thân

0,5

1,5

4,0

1,0

70%=

7điểm

1,0= 1,0%

3,0 = 30%

5,0 = 50%

1,0 = 10%

100%=

10điểm

Đề thi học kì 2 Văn 10

Phần I: Đọc – hiểu (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu câu hỏi bên dưới:

Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện?

Câu 2: Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt nội dung gì? Từ câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 10

Phần I. Đọc hiểu

Câu

Nội dung

Điểm

1

Câu 1: Câu chuyện kể về hành trình của hòn sỏi từ đảng đá khổng lồ, gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập trở thành hòn sỏi láng mịn.

1.0

2

– Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương” cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

– Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

1.0

1.0

Phần II: Làm văn (7 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

– Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.

– Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.

– Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc

– Biết vận dụng nhiều thao tác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.

– Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.

2.Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

– Nêu yêu cầu nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều

– Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:

+ Nghĩ và thương cho Kim Trọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.

+ Đặt mình vào địa vị Thúy Vân để cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của em. Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.

– Thủy chung son sắt trong tình yêu: Trao duyên cho em nhưng chẳng thể trao tình.

+ Khi trao kỉ vật, Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em.

+ Không sao quên được mối tình đầu, nàng muốn được trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử sau khi chết, muốn được sống mãi với tình yêu của mình.

– Giàu đức hi sinh: Kiều chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh:

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình để trọn đạo làm con.

+ Kiều hi sinh tình yêu của mình vì hạnh phúc của người yêu: Sau khi trao duyên cho em, Kiều trở lại với thực tại đau đớn xót xa. Kiều nhận tất cả mọi lỗi về mình (thiếp đã phụ chàng) để mang mặc cảm đắc tội với chàng Kim.

– Đánh giá chung:

+ Nguyễn Du đồng cảm và ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Thúy Kiều. Đoạn thơ làm hiện ra một nàng Kiều đa cảm, giàu lòng yêu thương, một nàng Kiều khổ đau mà cao quý, luôn biết nghĩ, biết lo và thương cho người khác nhiều hơn cho mình. Thúy Kiều tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, âm thầm chịu đựng, hi sinh bao đời.

+ Nghệ thuật đặc sắc: Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người và đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật thông qua lời đối thoại, độc thoại.

VI. CÁCH CHO ĐIỂM( Câu 2)

Điểm 7: + Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạch, trong sáng.

+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ

Điểm 5-6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.

Điểm 4-5: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

Điểm 2-3: Đáp ứng được vài ý trên, diễn đạt lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ

Điểm: 0-1: Bài làm quá sơ sài

…………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Văn 10

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button