Giáo Dục

Phải chăng con đường duy nhất sau Nỗi oan hại chồng của Thị Kính là kiếp tu hành

Đề bài: Phải chăng con đường duy nhất sau Nỗi oan hại chồng của Thị Kính là kiếp tu hành

phai chang con duong duy nhat sau noi oan hai chong cua thi kinh la kiep tu hanh

Bài văn mẫu Phải chăng con đường duy nhất sau Nỗi oan hại chồng của Thị Kính là kiếp tu hành

Bài mẫu: Phải chăng con đường duy nhất sau Nỗi oan hại chồng của Thị Kính là kiếp tu hành

Trước khi cách mạng tháng Tám đem lại ánh sáng cho dân tộc thì cuộc sống con người luôn lầm than, rơi vào cảnh bế tắc không lối thoát. Thật vậy, đã có biết bao tiếng kêu cứu, những van nài mong được cứu rỗi. Nhiều người bị hoàn cảnh xô bồ đánh mất đi nhân phẩm, những kẻ kém may mắn hơn thì phải chịu những bất hạnh mà họ chẳng ngờ tới. Nhiều bi kịch, nhiều đau đớn vẫn cứ diễn ra xung quanh và họ không cách nào để thoát khỏi sợi tơ định mệnh đầy bất hạnh ấy. Những tiếng van nài kêu cứu không ai đáp trả, những khẩn cầu dường như không đến được với chúa trời, có lẽ cũng vì như vậy mà con người bắt đầu rơi vào tuyệt vọng. Họ chọn cái chết để giải thoát cho số phận trớ trêu của mình, nhưng không phải ai cũng như vậy và Thị Kính trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính là một minh chứng cụ thể cho con người phải chịu nỗi bất hạnh nhưng vượt lên trên tất cả nàng chọn cách buông bỏ chuyện thế gian và sống trong cõi tu hành nơi cửa Phật.

Nhắc đến Thị Kính là nhắc đến một người con gái hiền lành, xinh đẹp nhưng số phận của nàng lại đối nghịch với cái vẻ đẹp ấy. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của Mãng Ông, cuộc đời nàng tưởng chừng như được sang trang mới khi lấy chồng là con nhà giàu, chàng là Thiện Sĩ con nhà họ Sùng, hơn thế nữa lại là người có ăn có học nên có lẽ sẽ hiểu chuyện và cảm thông cho vợ. Nhưng bi kịch của cuộc đời Thị Kính mới chính thức bắt đầu khi bước chân vào cảnh cửa nhà chồng, chịu số phận con dâu đầy ngang trái, tủi nhục.

Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn như bao ngày và nàng vẫn cố gắng làm tốt bổn phận của một người vợ, của phận con dâu hiền lành hiếu thảo. Thế nhưng ai đâu ngờ bi kịch lại ập xuống cuộc đời nàng, nó như một cơn lốc cuốn xô đi bao yên bình, bóp ngạt mọi thứ trên đường đi. Và đó là một đêm yên bình khi nàng ngồi cạnh chồng khâu vá còn chồng mình thì cặm cụi đọc sách, vì học hành quá mệt mỏi nên chàng thiếp đi trong vô thức. Thị Kính ở cạnh chồng và yên lặng ngắm nhìn dáng vẻ ấy, sau một hồi quan sát kĩ nàng chợt thấy một sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng, sẵn đang cầm dao trên tay nên nàng toan cắt đi để đẹp cho chồng:

“Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc

Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta

Râu làm sao một chiếc chồi ra …

Dạ thương chồng lòng thiếp sao an

Âu dao bén, thiếp xén tày một mực.”

Hành động lấy dao cắt đi sợi râu mọc ngược của chồng suy cho cùng cũng xuất phát từ tấm lòng thương yêu, nàng muốn khuôn mặt chồng mình thêm gọn gàng, đẹp đẽ, thế nhưng đau đớn thay chồng nàng lại chợt tỉnh giấc, chàng hốt hoảng khi thấy vợ cầm dao kề cổ mình, ngu dốt, mù quáng chẳng hỏi rõ chuyện ra sao để hiểu cho nỗi khổ của nàng, vậy mà hắn khăng khăng là nàng hai lòng muốn giết mình. Hắn hốt hoảng la hét gọi vợ chồng lão Sùng đến để bảo vệ, làm chứng mà đâu hay người vợ vẫn đang cố gắng hết sức để giãi bày cho hắn nghe đầu đuôi sự việc:

“Thưa cha mẹ, đêm qua con ngồi học đã khuya

Vừa chợp mắt thấy dao kia kề cổ

Con nói đây có quỷ thần hai vai chứng tỏ

Dẫu thực hư đôi lẽ con chưa tường.”

Ngu dốt, mê muội, nhát chết đến mức đáng khinh bỉ như vậy liệu hắn có đáng được sinh ra làm đàn ông. Đau đớn thay cho thân phận người vợ bấy lâu luôn kề vai sát cánh chăm sóc cho hắn. Sống với nhau ngần ấy ngày tháng như vậy chẳng lẽ hắn còn chưa hiểu được tấm lòng của vợ mình. Nếu muốn giết hắn đến thế liệu nàng có để cho hắn kịp mở mắt mà kêu hô cha mẹ tới. Hắn cũng chẳng thèm suy nghĩ xem tại sao vợ mình lại làm như thế, tại sao nàng vẫn đang cố nói với hắn về sự thật. Hèn nhát, yếu đuối khiến hắn hốt hoảng gọi bố mẹ, hắn mù quáng tin vào những gì mình nhìn thấy và tự suy biến ra câu chuyện kể với cha mẹ để rồi gia đình vũ phu, vô cảm ấy dồn ép không cho nàng lên tiếng. Chúng vạch tội nàng, vu khống nàng chẳng khác gì bọn thực dân hùng hổ buộc tội những người dân lương thiện, yếu đuối.

Nếu trước đây chúng ta từng đọc qua tác phẩm “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ thì sẽ không khỏi tức giận với tên chồng vì ghen tuông mù quáng mà bức ép vợ mình vào đường cùng, Vũ Nương hết mực chung thủy nhưng lại bị gán tội hai lòng và cuối cùng khi không thể thanh minh được nàng đã chọn cái chết. Nhưng đến với bi kịch của Thị Kính thì nàng còn đáng thương hơn cả, chí ít chồng Vũ Nương còn yêu thương nàng nên mới sinh ghen tuông còn Thiện Sĩ dường như chẳng có chút tình cảm gì với Thị Kính, hắn vô cảm nhìn nàng nức nở giãi bày nhưng hắn cho rằng đó lại là những lời biện bạch cho kế hoạch giết chồng không thành của nàng. Thật phẫn nộ với những kẻ bạc tình bạc nghĩa như vậy, chẳng lẽ người phụ nữ ở bên cạnh hắn chỉ là con ở, chỉ là người mà hắn lấy về để dọn dẹp, khâu vá quần áo hay sao?

Chuyện ở trên đời thật đúng là vô lí, đôi khi nhiều viễn cảnh diễn ra trái ngang khiến con người ta chẳng thể nào ngờ tới được. Thật vậy, cái khốn nạn đen đủi lại trù ám lấy cuộc đời Thị Kính, nàng không thể kêu oan cũng chẳng thể nói được một lời, và cứ như thế nàng bị mẹ con nhà họ Sùng đay nghiến phỉ báng cay nghiệt đến đau lòng.

“Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?”

Mụ Sùng tuôn ra một tràng những lời lẽ cay độc, một mực khẳng định Thị Kính muốn giết con mình. Sự che chở mù quáng của bố mẹ với con cái đã giết chết cuộc đời của biết bao nhiêu người, mụ giày xéo cuộc đời Thị Kính và buộc tội nàng, chửi rủa nàng, hạ nhục nàng không thương tiếc. Mụ vừa chửi rủa vừa dúi đầu Thị Kính xuống rồi lại bắt nàng phải ngửa mặt lên, ngửa cái khuôn mặt đáng thương lên để mụ đay nghiến. Mụ gào lên như một con thú hoang dã đang đánh nhau với kẻ thù. Từ mồm miệng độc ác của mụ không tiếc lời phun ra chửi rủa, mụ chửi Thị Kính là tuồng lẳng lơ, là đồ mèo mả gà đồng. Cơn thịnh nộ khiến mụ thành con quỷ dữ, mụ chẳng thèm nghe, chẳng dừng chửi rủa. Mụ gạt phắt đi những lời kêu oan của Thị Kính, mặc cho những cố gắng giải thích của nàng. Mụ gán ngay cho nàng các mác lẳng lơ, say hoa đắm nguyệt, gái say trai lập trí giết chồng và điên cuồng đòi băm vằm Thị Kính ra, mụ cầu mong trời đất sẽ khiến cho nàng gặp báo ứng.

Mụ Sùng là “tấm gương” lớn về tình yêu thương và bênh vực con mình mù quáng. Con Mụ cũng chẳng phải thần phật quý phái gì, hắn chẳng là gì ngoài một tên hèn nhát, nhu nhược đầy tội lỗi. Vậy mà trong mắt người mẹ “đáng quý” ấy hắn thật có giá. Mụ khinh thường, cho rằng Thị Kính không xứng với con mụ rồi tuôn ra một tràng đạo lí nào là gia đình mình cao môn lệch tộc, là dòng dõi rồng phượng không thể sống cùng lũ tôm tép cua ốc liu điu.

Bị vu oan là giết chồng, bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ đó là sự tủi nhục vô cùng của người phụ nữ trong xã hội cũ và đó cũng là bi kịch của cuộc đời Thị Kính. Trong xã hội thối nát vô nhân đạo ấy thì thân phận người phụ nữ bị coi như cỏ rác, họ chỉ là những con người nhỏ bé không thể làm chủ được cuộc đời mình, họ không có quyền lên tiếng trong xã hội mà chỉ luôn bị vùi dập đầy bất công. Vốn nghèo nàn tưởng được thoát kiếp khổ cực nhờ việc nương tựa vào gia đình chồng nhưng hóa ra đó lại là nợ đời mà nàng phải gánh chịu. Nàng bị làm nhục, cha mẹ nàng cũng bị làm nhục. Mang tiếng thông gia với nhau nhưng cha Thị Kính vẫn không nhận được sự tôn trọng từ phía nhà chồng của nàng nhưng biết làm sao, không có tiền đồng nghĩa với không có tiếng nói trong xã hội vậy nên hai cha con chỉ còn đường đau đớn ôm nhau cùng khóc.

Cuộc đời người con gái ấy đã bị vấy bẩn, bị ô nhục vu oan nhưng vượt lên trên tất cả nàng lại chọn cho mình nương tựa nơi cửa Phật. Và đó là nơi không thị phi cuộc đời, không oan ức thảm thương. Chi ít ở đó sẽ không còn có gia đình mụ Sùng, và nàng đã từ bỏ chốn hồng trần mu muội bước vào cửa phật.

“Không, không phải sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính

Và nàng xuống tóc đi tu.”

Tưởng rằng tu hành nơi cửa Phật sẽ không còn nhiều ngang trái, thế nhưng số phận vẫn không buông tha cho nàng, oan ức này chồng chất oan ức kia, có lẽ cuộc đời nàng đã định sẵn là phải chịu oan uổng. Nàng cũng không thanh minh nữa và sống lặng lẽ tích đức hành thiện. Mãi sau này khi nàng chút bỏ hơi thở cuối cùng rời khỏi thế gian mọi oan ức mới được sáng tỏ. Nàng đã sống cả cuộc đời mình trong tủi nhục, không một giây một phút nào số phận cho nàng được yên ổn nhưng nàng cũng đã sống hết cuộc đời mình. Phải chăng đây cũng là thử thách của thần phật dành cho cuộc đời nàng và khi vượt qua hết các cửa ải nàng đã trở thành Phật Bà Quan Âm, nàng đã không còn nợ gì ở nơi trần thế này nữa và chốn linh thiêng đã đưa nàng trở về nơi mà lẽ ra nàng nên thuộc về.

Cuộc đời là một chuỗi các thử thách đầy khắc nghiệt và chỉ có những người thực sự vững vàng mới vượt qua được. Đừng vội nản lòng trước những khó khăn mà mình đang gặp phải và cũng đừng than trách số phận quá trớ trêu. Vì sau tất cả những khó khăn chúng ta sẽ gặt hái được thành quả, sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để bước đến tương lai. Thất bại hôm nay có thể là bàn đạp cho thành công ngày mai, đừng thấy đời giông bão mà e sợ núp sau lưng người khác vì sau đám mây đen sẽ là những tia nắng rạng rỡ. Đến một thời điểm nào đó tất cả mọi cố gắng của chúng ta sẽ được báo đáp, khi đủ ấm chồi non sẽ bật tung ra khỏi sương giá để viết lên sự sống cho mình.

Câu chuyện về cuộc đời của Thị Kính quả thật đấy rẫy đau thương và oan ức nhưng sau cùng người ở hiền thì vẫn gặp lành, mặc dù nàng không còn trên trần thế nhưng ở một nơi nào đó chắc hẳn cuộc sống tươi đẹp đang chào đón nàng. Và không chỉ mình nàng phải gánh chịu nỗi uất nhục ấy mà là toàn bộ người phụ nữ, những người lao động nghèo trong xã hội cũ, họ luôn bị vùi dập dưới gót giày vô cảm của quân tàn bạo, những kẻ bạo chúa. Nhiều năm dòng dã qua đi, cuối cùng con người cũng tìm thấy ánh sáng cho cuộc đời mình, họ được sống đúng nghĩa như là một con người, và đó là khi có cách mạng, cuộc đời con người được khai sáng, tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên Taimienphi.vn

– Soạn văn lớp 7 – Quan Âm Thị Kính

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button