Giáo Dục

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII

Tải về Bản in

Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII

Ngày 3-8, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 66-HD/BTGTW về tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII. Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội xin trân trọng giới thiệu toàn văn bản Hướng dẫn tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII để các bạn cùng tham khảo.

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021 – 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 24 – 26/9/2018 tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), khẳng định vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 17/11/2016 của Ban Bí thư trung ương Đảng “về lãnh đạo đại hội công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021 – 2023”, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn công tác tuyên truyền như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

– Làm cho toàn Đảng, toàn xã hội, các cấp công đoàn, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) cả nước hiểu biết sâu sắc về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, truyền thống vẻ vang và những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự phối hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đối với phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh theo Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

– Khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, củng cố niềm tin của CNVCLĐ vào sự lãnh đạo của Đảng và sự thắng lợi của công cuộc đổi mới; đề cao trách nhiệm tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa, tham gia xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn.

– Các hoạt động tuyên truyền cần được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, chú trọng hướng về cơ sở, các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có đông CNLĐ, vùng sâu, vùng xa. Kết hợp tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII gắn với tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi CNVCLĐ; vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và nhân dân tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng, thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, thể hiện qua một số văn bản quan trọng sau:

– Nghị quyết 20-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

– Kết luận số 62-KL/TW ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội”.

2. Vị trí, vai trò, sự trưởng thành của giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn Việt Nam qua 11 kỳ đại hội; những thành tựu đóng góp nổi bật của đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Kết quả nổi bật triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2013 – 2021 trong các cấp công đoàn; những mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả; gương tập thể, cá nhân cán bộ công đoàn tiêu biểu, xuất sắc, CNVCLĐ giỏi, có thành tích xuất sắc.

4. Mục đích, ý nghĩa, chủ đề, tầm quan trọng của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII; nội dung dự thảo các văn kiện trình Đại hội; các phong trào thi đua, các công trình, sản phẩm của đoàn viên, CNVCLĐ, các cấp công đoàn cả nước chào mừng Đại hội.

5. Diễn biến, kết quả Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII; phương hướng hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ nhiệm kỳ 2021-2023; hoạt động quán triệt, học tập, triển khai Nghị quyết ngay sau khi Đại hội kết thúc.

6. Một số khẩu hiệu tuyên truyền

– Nhiệt liệt chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021 – 2023 !

– Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo vì quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước !

– Công nhân, viên chức lao động quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam !

– Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước!

– Công nhân, viên chức lao động đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” !

– Năng suất, chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi đoàn viên và người lao động !

– Công nhân, viên chức lao động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam !

– Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo!

– Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam muôn năm !

– Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm !

– Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta !

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị – xã hội

– Chỉ đạo và hướng dẫn các phương tiện thông tin đại chúng của ngành, cấp mình tuyên truyền về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, gắn với các nhiệm vụ tuyên truyền khác trong năm 2021.

– Tổ chức cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền về Đại hội XII Công đoàn Việt Nam tại các hội nghị, hội thảo về công tác tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên theo Đề cương tuyên truyền do Ban Tuyên giáo Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biên soạn.

– Phối hợp với công đoàn cùng cấp để cập nhật tài liệu, nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và kịp thời định hướng tuyên truyền; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác tuyên truyền về Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

– Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội XII Công đoàn Việt Nam trong các cấp công đoàn và CNVCLĐ.

– Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền về Đại hội; cung cấp thông tin về Đại hội tại các hội nghị báo cáo viên Trung ương và hội nghị giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí.

– Phối hợp với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, các ngành, địa phương tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, triển lãm, chiếu phim, tuyên truyền, cổ động chào mừng Đại hội.

– Chỉ đạo tuyên truyền, phản ánh về Đại hội trên các phương tiện thông tin đại chúng của tổ chức Công đoàn.

3. Các báo, đài Trung ương và địa phương:

– Dành thời lượng thoả đáng để tuyên truyền trước, trong và sau khi diễn ra Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

– Mở chuyên trang, chuyên mục, diễn đàn, hội thảo, giao lưu trực tuyến, xây dựng các phóng sự, tin, bài về phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn về các hoạt động diễn ra trước, trong và sau Đại hội.

– Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức truyền hình trực tiếp và phát thanh trực tiếp phiên khai mạc và bế mạc Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; đưa tin, bài, hình ảnh đậm nét về Đại hội trên các bản tin thời sự trong những ngày diễn ra Đại hội; xây dựng, phát sóng phim tài liệu về Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

– Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và các đài phát thanh truyền hình địa phương tổ chức tiếp sóng đài Trung ương và sản xuất các chương trình tuyên truyền, cổ vũ Đại hội.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button