Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 mang tới bộ đề cương ôn tập sách Chân trời sáng tạo, Cánh diều cho các em học sinh lớp 6 chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi cuối học kì 2 năm 2021 – 2022 sắp tới.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 2 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Ngữ văn lớp 6. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí đề cương học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo
A. LÝ THUYẾT
- Virus
- Nấm
- Nguyên sinh vật
- Thực vật
- Động vật
B. BÀI TẬP
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đặc điểm của virus:
A. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc
B. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc
C. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.
D. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.
Câu 2. Đâu không phải tác hại của virus
A. Gây bệnh cho con người
B. Gây bệnh cho động vật
C. Sản xuất vaccine chữa bệnh
D. Gây bệnh cho cây trồng
Câu 3. Virus nào dưới đây có dạng hình khối
A. Virus HIV.
B. Virus dại.
C. Virus đậu mùa.
D. Virus Ebola.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây khi nói về virus là đúng?
A. Cấu tạo rất phức tạp
B. Kích thước khoảng vài mm.
C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. Có thể quan sát bằng mắt thường.
Câu 5. Virus khác với các sinh vật khác ở
A. Khả năng dinh dưỡng
B. Cấu trúc tế bào
C. Vật chất di truyền
D. Hình dạng
Câu 6. Người ta quan sát hầu hết nguyên sinh vật bằng gì?
A. Kính lúp
B. Kính viễn vọng
C. Kính hiển vi
D. Mắt thường
Câu 7. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. Có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. Chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. Có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Câu 8. Bệnh kiết lị ảnh hưởng đến
A. Hệ tiêu hóa
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tuần hoàn
D. Hệ thần kinh
Câu 9. Cách phòng chống bệnh sốt rét
A. Không để chum, vại đọng nước; phát quang bụi rậm; ngủ nằm màn
B. Không thường xuyên vệ sinh môi trường sống
C. Đi ngủ không mắc màn, không phun thuốc muỗi
D. Ăn chín, uống sôi
Câu 10. Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục
A. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho động vật thủy sinh, làm đẹp bể
B. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản
C. Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn, làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước
D. Tảo làm đẹp bể và làm tăng lượng oxygen hòa tan trong nước trong nước
Câu 11. Các khẳng định nào sau đây đúng
A. Nấm hương, nấm mốc đen bánh mì là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
B. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân thực.
C. Chỉ có thể quan sát được nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả các loại nấm đều có lợi cho con người.
Câu 12. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.
B. Thường sống quanh các gốc cây.
C. Có màu sắc rất sặc sỡ.
D. Có kích thước rất lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm).
Câu 1: (2 điểm) Có mấy dạng năng lượng? Kể tên, cho ví dụ?
Câu 2: (2 điểm) Hệ mặt trời là gì? Ngôi sao nào gần trái đất nhất?
Câu 3: (2 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều
Bài 26
Câu 60: Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.
C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
D. Quả bóng không bị biến đổi.
Câu 61: Chọn phương án đúng: Đập một cái búa vào một quả bóng cao su. Lực mà búa tác dụng vào quả bóng sẽ làm cho quả bóng:
A. búa bị biến dạng một chút.
B. bị biến dạng và thay đổi chuyển động.
C. chuyển động của búa bị thay đổi.
D. thay đổi chuyển động.
Câu 62: Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
A. chỉ làm mặt tường bị biến dạng
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của mặt tường
C. không làm mặt tường biến dạng nhưng làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. không gây ra tác dụng nào cả
Câu 63: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Câu 64: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?
A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.
Câu 65: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Đọc một trang sách.
B. Kéo một gàu nước.
C. Nâng một tấm gỗ.
D. Đẩy một chiếc xe.
Bài 27
Câu 66: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.
D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Câu 67: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 68: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Lan cầm bút viết.
Câu 69: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.
Câu 70: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
B. Viên đá rơi.
C. Nam châm hút viên bi sắt.
D. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.
Câu 71: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
Bài 28
Câu 72: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát
A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
C. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
D. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác
Câu 73: Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?
A. Không so sánh được.
B. Lăn vật
C. Cả 2 cách như nhau
D. Kéo vật
Câu 74: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:
A. tăng ma sát
B. giảm ma sát
C. tăng quán tính
D. giảm quán tính
Câu 75: Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây:
A. Ma sát giữa bàn tay với vật được giữ trên tay
B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau
C. Ma sát giữa máy mài và vật được mài
D. Tất cả các trường hợp trên
….
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)