Tìm hiểu về nội dung bài thơ Đêm nay Bác không ngủ – lớp 6
Từ lâu, tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ, của Bác Hồ đối với nhân dân đã trở thành một nguồn thơ bất tận. Một trong những mạch nguồn đó là bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ viết trong thời chống Pháp. Tuy nhiên có một điều lạ đáng chú ý khi viết bài thơ ấy, Minh Huệ chưa một lần gặp Bác Hồ. Hãy cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đi tìm hiểu về nội dung bài thơ Đêm nay Bác không ngủ trong chương trình văn học lớp 6 qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
Tác giả Minh Huệ là cán bộ tuyên truyền thời kì chống Pháp, sau hoà bình từng làm trưởng ty văn hoá, chủ tịch hội văn nghệ tỉnh Nghệ An. Ông viết bài thơ Đêm nay Bác không ngủ dựa theo lời kể của một người bạn đã chứng kiến cả đêm thức trắng của Bác ở lán chiến dịch. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do 5 chữ kể về một đêm không ngủ được của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Nhân vật trung tâm là Bác Hồ hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên, qua những lần đối thoại của hai người. mặc dù tác giả không sử dụng ngôi kể thứ nhất nhưng rõ ràng lời kể và tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của anh đội viên. Việc sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa chứng kiến vừa tham gia câu chuyện làm hình tượng Bác Hồ hiện ra tự nhiên, có tính khách quan, có quan hệ gần gũi, ấm áp.
2. Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên với Bác Hồ
Bài thơ kể về những lần chợt thức giấc, anh đội viên thấy Bác không ngủ và đã có những tâm trạng khác nhau. Lần đầu thức dậy anh đội viên ngạc nhiên, xúc động, xúc động cao độ, mơ màng cảm nhận sự lớn lao và gần gũi của Bác Hồ qua hình ảnh so sánh rồi thốt ra những câu hỏi thầm thì đầy tin yêu và lo lắng. Lần thứ ba thức dậy anh hốt hoảng, năn nỉ Bác, hiểu được lòng Bác nên anh thức luôn cùng Bác.
Từ chỗ bồn chồn, lo lắng, nằng nặc mời Bác đi ngủ, anh đội viên lại bỗng “Lòng vui sướng mênh mông. Anh thức luôn cùng Bác” vì đây là tình cảm rất thật của anh đội viên. Anh lo cho Bác nhưng trước đó do chưa hiểu hết lòng Bác nhưng khi đã hiểu ra thì anh biết rằng không thể mời Bác đi ngủ. Anh sung sướng vì biết Bác lo cho tất cả, biết lòng Bác thật bao la “Bác ơi tim Bác…mọi kiếp người”. Anh sung sướng vì biết được tấm lòng nhân hậu bao dung “nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
Mặc dù không kể lần thứ hai nhưng ta cũng thấy được anh đội viên đã nhiều lần thức giấc và lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng của anh mới có sự thay đổi rõ rệt, thể hiện tình cảm của anh và của cả dân tộc đối với Bác “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà- Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”, “Mai về miền Nam thương trào nước mắt… trung hiếu chốn này.
2. Hình tượng Bác Hồ
Bác Hồ thức trong một đêm lạnh tại căn lều xơ xác, trời mưa lâm thâm. Nét đặc biệt là Bác chủ động ngồi chứ không phải là Bác không ngủ được. Lần đầu, anh đội viên thấy Bác Hồ lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt trầm ngâm như đang nghĩ ngợi. Nét ấy lặp đi lặp lại và nhấn mạnh hơn lần ba, từ chỗ lặng yên thành đinh ninh, từ vẻ mặt trầm ngâm đến chòm râu im phăng phắc.
Bác Hồ như người cha, người mẹ chăm con đốt lửa, dém chăn, chăm sóc chu đáo không sót ai từng người từng người một. Nhón chân nhẹ nhàng là chi tiết đặc sắc giản dị nhưng xúc động bộc lộ tấm lòng yêu thương chứa chan như cử chỉ của một người mẹ chăm con.
Nét ngoại hình ấy biểu hiện chiều sâu tâm trạng suy nghĩ, lo lắng của Bác Hồ và bộc lộ rõ hơn qua cử chỉ, hành động, lời nói. Khổ thơ đã diễn tả tâm lí nửa tỉnh nửa mê của người chợt thức giấc trong đêm khuya. Mặt khác do lần đầu tiên được chứng kiến nên anh đội viên như không tin vào mắt mình và tình cảm Bác ấm hơn lửa khi Bác quan tâm, săn sóc đến giấc ngủ từng người.
Bác thức để chăm lo giấc ngủ cho bộ đội nhưng sau khi đốt lửa, dém chăn rồi nhưng Bác vẫn không ngủ vì nếu chỉ lo cho người trong lều thì Bác có thể chợp mắt được. Nhưng Bác “thương đoàn…khỏi ướt”, vì thương nên Bác “không an lòng” và trời cành lạnh càng mưa thì Bác “càng nóng ruột”. Đó là lí do mà Bác Hồ không ngủ mặc dù cả ba lần anh đội viên năn nỉ.
Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Bài thơ thể hiện cảm động, tự nhiên, sâu sắc tấm lòng yêu thương của Bác như Tố Hữu đã viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”.
Trên đây, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội vừa giúp các em tìm hiểu nội dung bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Với những nội dung chính đã được đề cập, hi vọng sẽ giúp các em nắm chắc bài học hơn. Chúc các em học tốt!
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)