Giáo Dục

Cân bằng của vật có trục quay cố định, Quy tắc Momen lực, Công thức và Bài tập – Vật lý 10 bài 18

Như Ác-si-mét từng nói:”Cho tôi một điểm tựa – Tôi sẽ nhấc bổng trái đất” đây chỉ là trường hợp riêng của một vật rắn có trục quay và quy tắc đòn bẩy chỉ là quy tắc riêng của quy tắc Momen lực.

Vậy Momen lực là gì? Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định (quy tắc Momen lực) là gì? Momen lực được tính theo công thức nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Cân bằng của vật có trục quay cố định. Momen lực

1. Thí nghiệm về sự cân bằng của vật có trục quay cố định

thí nghiệm về sự cân bằng của  vật có trục quay cố định– Nếu không có lực 1572839920s8guatiqwz 1609817271 1 thì lực 1572839922ynjqyp64x5 1609817271 1 làm cho đĩa quay theo chiều kim đồng hồ.

– Nếu không có lực 1572839922ynjqyp64x5 1609817271 1 thì lực 1572839920s8guatiqwz 1609817271 1 làm cho đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ. 

– Đĩa sẽ đứng yên khi tác dụng làm quay của lực 1572839922ynjqyp64x5 1609817271 1 cân bằng với tác dụng làm quay của lực 1572839920s8guatiqwz 1609817271 1

2. Momen lực là gì? Công thức cách tính.

– Định nghĩa: Momen lực đối vói một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

– Công thức tính Momen lực: M = F.d

 Trong đó:

 M: Momen của lực, đơn vị là Niu-tơn mét, kí hiệu là (N.m).

 d: Cánh tay dòn của lực là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực

II. Quy tắc Momen lực, Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định.

1. Quy tắc Momen lực

– Muốn cho một vật có trục quay cố định ỏ trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lc có xu hướng làm vật quay theo chiu kim đng h phải bằng tổng các momen lc có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

 M1 = M2 ⇔ F1.d1 = F2.d2

2. Chú ý khi sử dụng quy tắc Momen lực

– Quy tắc momen lực còn được áp dụng cho cả trường hợp một vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay.

III. Bài tập Momen lực, Cân bằng của vật có trục quay cố định.

* Bài 1 trang 103 SGK Vật Lý 10: Momen lực đối với một trục quay là gì? Cánh tay đòn của lực là gì? Khi nào thì lực tác dụng vào một vật có trục quay cố định không làm cho vật quay?

° Lời giải bài 1 trang 103 SGK Vật Lý 10:

– Phát biểu: Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm – quay của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.

– Công thức: M = F.d

 Trong đó:

 M: Momen lực (N.m)

 F: là lực tác dụng (N)

 d: là cánh tay đòn (m).

– Cánh tay đòn của lực là khoảng cách d từ trục quay đến giá của lực

– Lực tác dụng vào một vật cố định không làm cho vật quay khi lực tác dụng có giá đi qua trục quay (khi đó d = 0).

* Bài 2 trang 103 SGK Vật Lý 10: Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay qui tắc momen lực).

° Lời giải bài 2 trang 103 SGK Vật Lý 10:

♦ Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định:

– Tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các monen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

* Bài 3 trang 103 SGK Vật Lý 10: Hãy vận dụng qui tắc momen lực vào các trường hợp sau:

a) Một người dùng xà beng để bẩy một hòn đá (hình dưới – hình 18.3 sgk).bài 3 trang 103 sgk vật lý 10

b) Một người cầm càng xe cút kít nâng lên (hình dưới – hình 18.4 sgk).hình 2 bài 3 trang 103 sgk vật lý 10c) Một người cầm hòn gạch trên tay (hình dưới – hình 18.5 sgk).

hình 3 bài 3 trang 103 sgk vật lý 10

° Lời giải bài 3 trang 103 SGK Vật Lý 10:

a) Gọi chiều dài OA và OB lần lượt là dOA và dOB ta có: FA.dOA = FB.dOB

b) Gọi O là trục quay của bánh xe cút kít;

 d1 khoảng cách từ trục quay đến giá của trọng lực

 d2 khoảng cách từ trục quay đến giá của lực

⇒ Ta có: P.d1 = F.d2

c) Gọi dF là khoảng cách từ trục quay O đến giá của lực

 Gọi dP là khoảng cách từ trục quay O đến giá của lực

⇒  Ta có: F.dF = P.dp

* Bài 4 trang 103 SGK Vật Lý 10: Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh (Hình 18.6). Khi người ấy tác dụng một lực 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đinh.hình bài 4 trang 103 sgk vật lý 10° Lời giải bài 4 trang 103 SGK Vật Lý 10:

– Gọi dF là cánh tay đòn của lực F, ta được: dF = 20(cm) = 0,2(m).

– Gọi dC là cánh tay đòn của lực cản gỗ: dC = 2(cm) = 0,02(m).

– Áp dụng quy tắc Momen lực, ta có: F.dF = FC.dC

 1572839930dkui48cn53 1609817271 1

* Bài 5 trang 103 SGK Vật Lý 10: Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của chiếc cân (Hình 18.7 sgk – hình dưới).hình bài 5 trang 103 sgk vật lý 10

° Lời giải bài 5 trang 103 SGK Vật Lý 10:

– Khi cân nằm cân bằng, theo qui tắc momen lực ta có: Phs.d1 = Pqc.d2 

 (hs: hộp sữa; qc: quả cân; d1 và d2 là hai cánh tay đòn của cân)

– Vì d1 = d2 ⇒ Phs = Pqc ⇒ mhs = mqc

⇒ Nguyên tắc hoạt động của cân là dựa vào quy tắc momen.

Hy vọng với bài viết về sự Cân bằng của vật có trục quay cố định, Quy tắc Momen lực, Công thức và Bài tập ở trên hữu ích cho các em, mọi thắc mắc và góp ý các em hãy để lại dưới phần đánh giá để Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội ghi nhận và hỗ trợ nhé.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button