Lớp 6

Viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đề bài: Em hãy viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

viet tiep phan ket truyen ong lao danh ca va con ca vang

Phần 1: Dàn ýem hãy viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Xem chi tiết Dàn ýem hãy viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàngtại đây

Phần 2: Bài văn mẫuEm hãy viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Bài làm:

Sau khi ông lão nói ra nguyện vọng quá đáng của mụ vợ – muốn trở thành Long Vương, cá vàng không nói gì nữa, nó chỉ lẳng lặng quẫy đuôi lặng sâu xuống biển. Ông lão lại thất thểu trở về nhà thì thấy hiện ra trước mắt là một khung cảnh quen thuộc, mụ vợ của ông lại ngồi bên cái máng lợn sứt như ngày nào.

Những bước chân của ông lão chậm dần lại, ông băn khoăn nên về nhà hay trở ra biển để hỏi xin cá vàng một lần nữa. Bởi ông sợ mụ vợ của ông sẽ lại nổi điên lên như trước. Thế nhưng, cuối cùng ông quyết định tiến tới chỗ bà vợ của mình. Ông im lặng vì chẳng biết nói gì với bà cả thì đột nhiên bà cất giọng trước: “Ông lão ạ, tôi đã sai rồi, trái tim tôi đã bị lòng tham che phủ. Tôi đã nhẫn tâm đuổi ông ra khỏi nhà, nhẫn tâm lấy của ông mọi thứ. Tôi lại bắt cá vàng biến tôi thành Long Vương cho thỏa lòng tham của mình. Và giờ tôi phải nhận lại những thứ này đây”. Bà nói bằng giọng nói buồn rầu, đầy tâm sự, đôi mắt bà trũng sâu đầy sự hối lỗi muộn màng.

Bà và ông cứ ngồi im lặng bên nhau thật lâu như thế cho đến khi ông cất lời: “Phải, chúng ta đã quá tham lam rồi. Chúng ta đã bắt cá vàng phải thực hiện mọi điều ước của chúng ta trong khi nó chỉ nợ ơn của chúng ta có một lần. Nhưng không sao, mọi chuyện đã trở lại như trước, tôi mong bà sẽ vẫn là người bạn đời bên cạnh tôi”. Mặc dù trong lòng còn đang trĩu nặng những suy tư, ông lão vẫn nói những lời dịu dàng với vợ của mình, bởi ông hiểu bà chỉ nhất thời bị lòng tham che khuất. Ông hiểu giờ bà cũng đang tự dằn vặt chính bản thân mình rất nhiều. Bao nhiêu của cải tưởng có trong tay nhưng giờ đây lại chẳng có gì hết. Phải, bởi của cải phải làm ra từ chính đôi bàn tay của mình thì mới vững bền được. Ông an ủi bà, thế nhưng, bà lão vẫn cúi gằm khuôn mặt mình xuống đất, bên cái máng lợn sứt mẻ cũ mèm.

Ông lão rất lo lắng cho bà lão. Ông đặt bàn tay mình lên đôi vai gầy còm của bà. Thế rồi bà đột nhiên buồn rầu ngẩng mặt lên nói với ông: ” Tôi xin lỗi ông”. “Bà đừng tự trách mình” ông lão nói, “hãy vui vẻ lên, chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu. Cái máng lợn này sẽ giúp chúng ta vỗ béo đàn lợn đấy, rồi chúng sẽ lớn thật mau dưới đôi bàn tay của tôi và của bà cho xem”. Bà lão gật đầu buồn bã. Ông biết bà vẫn còn đau lòng trước những lỗi lầm của mình gây ra, nhưng bà đã thực sự trở lại là một bà lão đơn thuần, chất phác như xưa rồi. Một bà lão hết lòng lo lắng cho ông và gia đình.

Ông lão vô cùng sung sướng khi thấy điều đó, nhưng một mặt ông cũng thật ân hận với bản thân mình và thấy thật có lỗi với cá vàng. Ông đã quá nhu nhược trước bà, để bà lấn tới, bắt cá vàng phải làm theo hết lần này tới lần khác. Chính vì ông mà bà đánh mất mình trước lòng tham. Thật may khi mọi thứ đã trở lại đúng với vị trí ban đầu của nó, thật cảm ơn cá vàng thần kì của biển cả. Ông lão đánh cá và vợ của mình lại bắt đầu những công việc thường ngày của mình, mặt trời đã lên cao rồi!

Một thời gian dài sau đó, ông và bà lão đã có cho mình của cải từ đàn lợn béo tốt, từ những con cá biển ban tặng ông bà. Đột nhiên, một hôm, ông gặp lại cá vàng. Cá vàng nhìn ông chăm chú, còn ông mỉm cười thật tươi và nói: “Cảm ơn cá vàng. Cá vàng đã giúp vợ chồng tôi trở thành những người lương thiện, biết làm ra của cải từ đôi bàn tay của mình. Có như vậy, mọi thứ mới thật vững bền”. Cá vàng cất lời: “Ơn cứu mạng của ông, tôi còn chưa trả hết, ông có mong ước gì hãy nói ra, ta giúp ông để trả món nợ ngày nào!”. Lần này, ông lão chẳng còn chạy về nhà hỏi vợ nữa, cũng chẳng ngập ngừng mà trả lời rằng: “Tôi không cần gì cả, cảm ơn cá vàng”. Nói rồi, ông từ biệt cá vàng trở về túp lều nhỏ với mẻ lưới ít ỏi của mình. Thế nhưng trong lòng ông thật vui sướng, bởi ông nhận ra rằng lòng tham của con người sẽ khiến họ chẳng bao giờ thấy đủ cả. Đôi bàn tay lao động mới giúp làm nên mọi thứ mà thôi.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button