Lớp 12

Trình bày cảm nhận và ấn tượng của anh (chị) về Lor-ca

Đề bài: Trình bày cảm nhận và ấn tượng của anh (chị) về Lor-ca

trinh bay cam nhan va an tuong cua anh chi ve lor ca

 

Phần 1: Dàn ý Trình bày cảm nhận và ấn tượng của anh (chị) về Lor-ca

Xem chi tiết Dàn ý Trình bày cảm nhận và ấn tượng của anh (chị) về Lor-ca tại đây

 

Phần 2: Bài văn mẫu Trình bày cảm nhận và ấn tượng của anh (chị) về Lor-ca

Văn đàn thế giới đã ghi dấu sự tên tuổi của hàng loạt các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Nếu văn học Pháp có Victor Hugo, văn học Nga có Sholokhov, văn học Anh có Shakespeare thì đến với nền văn học của đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp không thể không nhắc tới Lor-ca – một nhà thơ, nhà soạn kịch tài ba.

Hàng loạt tập thơ nổi tiếng của ông ra đời đánh dấu sự nghiệp to lớn trong cuộc đời ông như: Y thuật của bướm, Ấn tượng và phong cảnh, Nhà thơ ở New York,… Ông là một nghệ sĩ, một chiến sĩ đại diện tiêu biểu cho tình thần yêu tự do, cả cuộc đời ôm ấp khát vọng cách tân cho nghệ thuật, đưa nghệ thuật đất nước phát triển một tầm cao mới.

Năm 1936, trên đất Ganara xinh đẹp, thi thể của Lorca được tìm thấy trong đống xác của hàng chục ngàn người chết bởi những phát súng của chế độ kinh hoàng độc tài phát xít. Với Lor-ca, Ganara là linh hồn, là nghệ thuật, là sức sống của cuộc đời ông. “Nếu có ngày, nhờ Trời, tôi được vinh quang, thì vinh quang ấy phân nửa thuộc về Granada, nơi đã tạc nặn nên cái tạo vật tôi – “thi sĩ bẩm sinh không thể cải hồi”. Từ nhỏ, ông được thừa hưởng bởi sự gắn bó nguồn cội nơi tâm hồn người cha và những nét tinh tế, sự thông minh và năng khiếu nghệ thuật của mẹ. Lớn lên, Lor-ca trở thành một thi tài của văn học Tây Ban Nha, là biểu tượng của Tây Ban Nha.

Trong con người Lor-ca, luôn ẩn chứa sự hồn hậu, nồng nhiệt, chân thành và một năng lượng tích cực, đầy khát khao mãnh liệt với nghệ thuật. Ông cũng là một thi sĩ có lòng say mê với nền âm nhạc nước nhà, với vẻ đẹp của hội hoạ. Trong nền thơ ca đầy màu sắc của văn học nước nhà, ông chọn cho mình một hướng đi riêng và độc đáo, ông yêu cội nguồn, yêu những vẻ đẹp dân gian gắn bó với quê hương mình. Bởi vậy, sáng tác của ông khai thác lối dân gian – những bài dân ca trữ tình lắng động lòng người, những lời thơ hồn hậu chân chất. Thơ ông là sự kết nối thiết tha giữa những giá trị truyền thống và nét đẹp của hiện đại. Để có được những tác phẩm đầy thành công, ông luôn nỗ lực tìm tòi thu thập những điệu xưa với lời ca gợi cảm, đắm say. Thơ ông còn chịu sự ám ảnh bởi cái chết, với ông, cái chết như luôn hiện diện, khiến tâm hồn nhà thơ chẳng thể ngừng nghĩ về nó. Vậy nên, những vần thơ còn chất chứa, mang bao nhiêu nỗi buồn và nỗi sầu nhân thế:

“Tôi chết, chôn tôi đứng,
Để tình yêu đi qua,
Nhìn thấy tôi, phải thốt:
– Chết, vẫn còn ngóng ta!”

Tác phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo đã khắc hoạ nên hình ảnh của một Lor-ca khí phách, đam mê với nghệ thuật và sự hi sinh đầy cao cả. Bài thơ đã để lại trong lòng mỗi người một dư âm về Lor-ca. Dường như, Lor-ca đã linh cảm trước về cái chết của cuộc đời mình, bởi vậy ông đón nhận cái chết của mình một cách đầy nhẹ nhàng. Nhưng đối với những người yêu tự do và nghệ thuật trên thế giới, đó là một cái chết kinh hoàng, đột ngột, khiến người người tiếc nuối: “Tây Ban Nha

bỗng kinh hoàng
áo choàng
bê bết đỏ”

Ông đã ra đi vì lý tưởng muôn đời của mình, vì cuộc chiến đấu giữa tự do dân chủ với chế độ độc tài tàn bạo. Ông là một nghệ sĩ yêu tự do, yêu nền văn học dân gian, đã từng đi khắp nơi để tích lũy những bài học dân gian góp phần vào thành tựu văn học của mình.

Đất nước Tây Ban Nha nổi tiếng với xứ sở đấu bò tót, với sự dũng mãnh và tinh thần chiến đấu cao cả. Có lẽ với mỗi người nơi đây luôn mang trong mình vẻ đẹp bóng hình của thi nhân, của hồn thơ Lor-ca. Đó là vẻ đẹp trường tồn của một vĩ nhân hết lòng vì dân tộc, vì cội nguồn, vì nghệ thuật.

Tìm hiểu về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, bên cạnh bài Trình bày cảm nhận và ấn tượng của anh (chị) về Lor-ca, các bạn có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca, Phân tích và bình giá chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm đàn ghi ta của Lorca, Nêu cảm nhận của em về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca, Phân tích giá trị nghệ thuật trong hai khổ thơ trong bài Đàn ghi-ta của Lor-ca: “Tây Ban Nha… ròng ròng máu chảy”.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button