Địa lí 12

Đề thi thử THPT quốc gia môn Địa Lý năm 2017 Đề số 16

Sắp sửa đến kì thi quan trọng của cuộc đời học sinh. Do đó, đến tận thời điểm này, các bạn không chỉ miệt mài ôn luyện kiến thức mà còn cố gắng luyện đề. Vậy để các bạn không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm đề thi thử, ConKec đã sưu tập cho các bạn những bộ đề hay để tham khảo. Dưới đây cũng là một trong những bộ đề như vậy, mời các bạn cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

 

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1: Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng bao nhiêu hải lý?

A. 8 hải lý             B. 10 hải lý              C. 12 hải lý            D. 14 hải lý

 

Câu 2: Bộ phận vùng biển nào của nước ta được xem như lãnh thổ trên đất liền

A: Đặc quyền kinh tế            B: Nội thủy                 C: Lãnh hải             D: Tiếp giáp lãnh hải

 

Câu 3: Hạn chế lớn nhất về chất lượng nguồn lao động nước ta hiện nay là:

A: Số lượng quá đông                        B: Thiếu công nhân lành nghề

C: Trình độ được nâng cao                D: Có kinh nghiệm trong sản xuất

 

Câu 4: Khu vực hạn hán kéo dài nhất nước ta là

A: Vùng đất thấp thuộc Tây Nguyên                      B: Đồng bằng ven biển Bắc Bộ

C: Ven biển cực Nam Trung Bộ                               D: Các thung lũng khuất gió

 

Câu 5: Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A: Khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm

B: Đồi núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi lớn hướng vòng cung

C: Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ thung lúng sông hướng Tây Bắc – Đông Nam

D: gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, tạo nên mùa đông lạnh nhất nước ta

 

Câu 6: Ở nước ta hiện nay, những ngành công nghiệp nào tương đối non trẻ nhưng phát triển mạnh?

A: Sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác dầu khí

B: Khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm

C: Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản

D: Chế biến lương thực – thực phẩm, năng lượng

 

Câu 7: Kim ngạch xuất khẩu ở nước ta liên tục tăng chủ yếu nhờ:

A: Tăng cường xuất khẩu nông sản                            B: Sản xuất nước phát triển

C: Mở rộng đa và đa dạng hóa thị trường                  D: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may

 

Câu 8: Hạn chế số ngày ra khơi của ngư dân nước ta là:

A: Sạt lở bờ biển         B: Tàu công suất nhỏ            C: gió mùa Tây Nam        D: Bão nhiệt đới

 

Câu 9: Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta là:

A: Chè, Cafe, đay, hồ tiêu                                B: Cafe, chè, hồ tiêu, cao su

C: Cao su, chè, bông, thuốc lá                         D: Cafe, bông, cao su, chè

 

Câu 10: Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là

A. cây công nghiệp.                 B. cây ăn quả.                    

C. cây rau đậu.                         D. cây lương thực

 

Câu 11: Sông ngòi ở khu vực nào sau đây thường có mùa lũ vào thời kỳ thu đông?

A. Đông Trường Sơn.                 B. Đồng bằng Bắc Bộ.             

C. Đồng bằng Nam Bộ.              D. Đông Bắc

 

Câu 12: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tài nguyên rừng nước ta hiện nay?

A. Tổng diện tích rừng đang tăng lên.

B. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi được như những năm đầu thế kỉ XX.

C. Diện tích rừng trồng lớn hơn diện tích rừng tự nhiên.

D. Độ che phủ rừng đang tăng lên.

 

Câu 13: Đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng núi vòng cung; các thung lũng sông lớn với các đồng bằng mở rộng; gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh là đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền nào?

A. Tất cả các miền nước ta.                      B. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.            D. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

 

Câu 14: Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước ta là

A. Đông Nam Bộ.                                        B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                  D. Đồng bằng sông Hồng

 

Câu 15: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta hiện nay là

A. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến.

B. giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp- xây dựng.

C. giảm tỉ trọng kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.

D. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi

 

Câu 16: Loại hình vận tải nào sau đây chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu số lượng hành khách vận chuyển nước ta hiện nay?

A. Đường ô tô.                B. Đường hàng không.    C. Đường sắt.                  D. Đường biển.

 

Câu 17: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm của ngành nội thương ở nước ta hiện nay?

A. Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.

B. Hàng hóa phong phú, đa dạng.

C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất.

 

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay phát triển?

A. Quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.

B. Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường.

C. Nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực.

D. Nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.

 

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long :

A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.

B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.

D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

 

Câu 20: Ngành công nghiệp đường mía phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                                B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Trung du miền núi Bắc Bộ.                                 D. Tây Nguyên.

 

Câu 21. Dân cư nước ta hiện nay phân bố

A. hợp lí giữa các vùng.                              B. chủ yếu ở thành thị.

C. tập trung ở khu vực đồng bằng.               D. đồng đều giữa các vùng.

 

Câu 22. Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc nước ta hiện nay là

A. than bùn.                     B. than đá.

C. dầu mỏ.                       D. khí tự nhiên.

 

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết sản phẩm chuyên môn hóa chè, cây ăn quả, chăn nuôi trâu bò là đặc trưng của vùng nông nghiệp nào?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                             B. Đông Nam Bộ.           

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                             D. Bắc Trung Bộ.

 

Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy sắp xếp các cao nguyên ba dan của Tây Nguyên theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

A. Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh.                   B. Đắc Lắc, Di Linh, Kon Tum, Lâm Viên.

C. Lâm Viên, Di Linh, Kon Tum, Đắc Lắc.                   D. Di Linh, Lâm Viên, Đắc Lắc, Kon Tum.

 

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các sông theo thứ tự từ bắc xuống nam ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

A. sông Mã, sông Cả, sông Gianh.                          B. sông Gianh, sông Mã, sông Cả.

C. sông Gianh, sông Cả, sông Mã.                          D. sông Mã, sông Gianh, sông Cả.

 

Câu 26: Dựa vào Atlat Địa lý, giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh nào cao nhất:

A. Bạc Liêu                    B. Nghệ An                    C. Trà Vinh                          D. Khánh Hòa

 

Câu 27. Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào Nam loại gió nào sau đây chiếm ưu thế?

A. Gió mùa Đông Bắc.                              B. Gió phơn Tây Nam.

C. Tín phong bán cầu Bắc.                        D. Tín phong bán cầu Nam.

 

Câu 28: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đồ thị nào dưới đây có quy mô dân số từ 200.001 đến 500.000 người?

A: Đà Lạt                   B: Biên Hòa                       C: Vinh                 D: Hải Phòng

 

Câu 29. Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc phát triển đánh bắt hải sản xa bờ ở nước ta?

A. Khẳng định chủ quyền biển đảo.

B. Góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

C. Phòng tránh được thiên tai.

D. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

 

Câu 30. Đông Nam Bộ trở thành vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là do

A. khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có.

B. dân số và nguồn lao động lớn nhất cả nước.

C. tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước.

D. giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước.

 

Câu 31. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay?

A. Đàn trâu lớn nhất cả nước.

B. Bò được nuôi nhiều hơn trâu.

C. Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi.

D. Bò sữa được nuôi tập trung ở Mộc Châu

 

Câu 32. Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Mạo hiểm.            B. Nghỉ dưỡng.         

C. Sinh thái.               D. Văn hóa

 

Câu 33: Hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai thuộc địa phận các huyện, thị xã nào?

A. Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc.

B. Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc

C. Phú Vang, và Phú Lộc, Nam Đông, Quảng Điên

D. Phú Vang và Hương Thủy, Hương Thủy, A Lưới

 

Câu 34. Ý nào sau đây không đúng về chất lượng nguồn lao động nước ta?

A. Công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

B. Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.

C. Lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao.

D. Trình độ lao động đang được nâng cao.

 

Câu 35: Cho biểu đồ sau:

bai1 de 21

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh?

A. Nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

B. Lạng Sơn có mùa đông lạnh (<200C) kéo dài 5 tháng.

C. Nhiệt độ trung bình các tháng của TP. Hồ Chí Minh đều lớn hơn 250C.

D. Biên độ nhiệt trung bình năm của Lạng Sơn thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.

 

Câu 36: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH SẢN SUẤT LÚA Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2013

bai 2 de 21

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Năng suất lúa ngày càng giảm.                            B. Diện tích lúa mùa có xu hướng tăng.

C. Sản lượng lúa tăng liên tục.                                 D. Tổng diện tích lúa giảm.

 

Câu 37. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2014

Năm

2005

2009

2011

2014

Diện tích (nghìn ha)

7329,2

7437,2

7655,4

7816,2

Sản lượng (nghìn tấn)

35832,9

38950,2

42398,5

44974,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2005 – 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ kết hợp.                     B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ đường.                      D. Biểu đồ cột.

 

Câu 38: Dựa vào bảng số liệu:

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CÓ HẠT CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

Năm

2000

2005

2007

2009

2010

Diện tích (nghìn ha)

8396,5

8381,8

8303,5

8526,4

8615,1

Sản lượng (nghìn tấn)

34538,9

39621,6

40247,4

43323,4

44632,2

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2010, NXB thống kê, 2011)

Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích, sản lượng lương thực có hạt của nước ta giai đoạn 2000 – 2010?

A. Sản lượng tăng mạnh hơn diện tích.                   B. Sản lượng tăng gấp gần 1,03 lần.

C. Diện tích tăng gấp gần 1,3 lần.                            D. Diện tích tăng mạnh hơn sản lượng.

 

Câu 39: Dựa vào bảng số liệu:

DIỆN TÍCH, DÂN SỐ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2014

Vùng

Diện tích (km2)

Dân số (nghìn người)

Đồng bằng sông Hồng

14964,1

19505,8

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2014, NXB thống kê, 2015)

Hãy cho biết mật độ dân số của Đồng bằng Sông Hồng là bao nhiêu?

A. 1203,5 người/km2.      B. 1103,5 người/km2.     

C. 1403,5 người/km2.      D. 1303,5 người/km2.

 

Câu 40: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta thời kì 1990 – 2009

(đơn vị: %)

Ngành/ năm

1990

1991

1995

2002

2005

2009

Nông – lâm – ngư nghiệp

38,7

40,5

27,2

23,0

21,0

20,5

Công nghiệp – xây dựng

22,7

23,8

28,8

38,5

41,0

42,1

Dịch vụ

38,6

35,7

44,0

38,5

38,0

37,4

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế ở nước ta thời kì 1990 – 2009, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền.               B. Biểu đồ tròn.                   

C. Biểu đồ kết hợp.           D. Biểu đồ đường.

————————-HẾT—————————

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button