Lớp 10

Thuyết minh về di tích lịch sử ngục Kon Tum

Đề bài: Thuyết minh về di tích lịch sử ngục Kon Tum

thuyet minh ve di tich lich su nguc kon tum

Thuyết minh về di tích lịch sử ngục Kon Tum

I. Dàn ý Thuyết minh về di tích lịch sử ngục Kon Tum

1. Mở bài

Giới thiệu về di tích lịch sử ngục Kon Tum

2. Thân bài

– Khái quát về vị trí địa lý của di tích lịch sử ngục Kon Tum
+ Thuộc địa phận xã Tân Hương, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
+ Nằm ở phía bắc hạ lưu sông Đắk Bla

– Lịch sử hình thành và hoạt động của di tích lịch sử ngục Kon Tum
+ Nhà ngục Kon Tum được Pháp xây dựng năm 1930
+ Là nơi giam giữ các tù binh chính trị, chiến sĩ cách mạng yêu nước của ta giai đoạn phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh 1930-1931
+ Tại ngục Kon Tum tháng 9/1930 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập.
+ Nơi cung cấp công nhân khai phá cao nguyên, mở đường, từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình.
+ Tháng 12/1935 ngục Kon Tum được lệnh đóng cửa, ngày 16/11/1988 được công nhận là di tích lịch sử.

– Các khu vực của di tích lịch sử ngục Kon Tum
+ Nhà tưởng niệm
+ Nhà truyền thống
+ Cụm tượng đài “Bất khuất”
+ Hai ngôi mộ tập thể

– Ý nghĩa của di tích lịch sử ngục Kon Tum
+ Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân miền Nam
+ Là minh chứng cho những năm tháng gian khổ của người dân Tây Nguyên
+ Là biểu tượng cho ý chí quyết tâm, lòng quả cảm của những chiến sĩ Cộng sản

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về di tích lịch sử ngục Kon Tum

II. Bài văn mẫuThuyết minh về di tích lịch sử ngục Kon Tum

Trong chuyến hành trình về với miền núi rừng thiên nhiên hoang dã chúng tôi đã đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử hào hùng với những trận đánh lịch sử và không ít những sự kiện cách mạng. Đặc biệt là di tích lịch sử ngục Kon Tum – một dấu ấn hào hùng của dân tộc, sự hiện diện của di tích lịch sử ngục Kon Tum là chứng nhân cho những gian khổ, sự hy sinh anh dũng của người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân miền Nam nói chung trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.

Trải qua thăng trầm lịch sử, mảnh đất Kon Tum cằn cỗi nắng gió ngày nay đã phát triển không ngừng, trở thành một trong những thành phố núi phát triển của vùng Tây Nguyên. Di tích lịch sử ngục Kon Tum nằm trên đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, nằm ở phía bắc hạ lưu của dòng sông Đắk Bla nơi có những hàng cây xà cừ vươn cao bóng cả. Trong chiến tranh kháng chiến chống Pháp những năm 1930, thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà ngục Kon Tum làm nơi giam giữ các tù binh chính trị, các chiến sĩ cách mạng yêu nước của ta bị bắt từ Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế trong giai đoạn phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh 1930-1931. Ngục Kon Tum còn là nơi cung cấp công nhân đi khai phá cao nguyên, đi làm đường, chính vì bị bắt đi khai phá và làm đường nên các tù binh của ngục tù Kon Tum đã nhiều lần phát động các cuộc biểu tình, đã có những cuộc biểu tình khiến nhiều người chết và bị thương thế nhưng phải đến tháng 12 năm 1935 nhà ngục Kon Tum mới đóng cửa. Sau năm 1975 khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, hòa bình lặp lại trên cả 2 miền Nam – Bắc, nơi đây đã trở thành một di tích sót lại của chiến tranh, ngày 16/11/1988 nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Khu di tích có khuôn viên rộng, nhiều cây xanh và đã được tu sửa lại nhiều hạng mục, tổng thể gồm 4 khu vực chính là Nhà tưởng niệm, Nhà truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể. Ngục Kon Tum từng được gọi là “địa ngục trần gian” bởi ở nơi đây có hơn 500 chiến sĩ cách mạng của ta bị giam giữ, đọa đày đến cùng cực, thực dân Pháp hành hạ tù binh bằng lao động khổ sai, làm thì khổ cực mà không làm thị bị giết một cách man rợ hoặc là thiêu sống hoặc là chôn sống. Chỉ tính đến tháng 6 của năm 1930 đã có 170 chiến sĩ của ta bị giết tại ngục Kon Tum, sự hy sinh của các anh đã trở thành động lực cho phong trào đấu tranh chống Pháp lan rộng ra khắp các tỉnh Tây Nguyên. Có thể nói, di tích lịch sử ngục Kon Tum có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân Kon Tum, Tây Nguyên nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Là nơi để chúng ta ghi nhớ về tinh thần chiến đấu bất khuất, sự hy sinh quả cảm, anh dũng của những chiến sĩ cách mạng. Rất nhiều những nhà lãnh đạo đã đến viếng thăm nhà ngục như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng,… Bên cạnh đó mỗi năm có đến 10 nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến đây tham quan, dâng hương kính viếng. Các trường học cũng lựa chọn đây là điểm đến tham quan, tìm hiểu lịch sử dân tộc, tinh thần cách mạng Việt Nam.

Chúng tôi cùng nhau thắp những nén hương, đặt những bông hoa tươi thắm nhất gửi đến các chiến sĩ với lòng tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc. Các anh đã hy sinh nhưng tên tuổi của các anh đã gắn liền với dân tộc, người dân Việt Nam đời đời nhớ đến những chiến sĩ cách mạng tại ngục tù Kon Tum.

Trên mảnh đất hào hùng Việt Nam này đã ghi dấu những chặng đường lịch sử của dân tộc, mỗi thời kỳ lịch sử qua đi để lại những chứng tích để thế hệ đời sau nhìn vào đó mà cố gắng, phấn đấu. Các em có thể tìm hiểu thêm về các di tích lịch sử và các di tích thắng cảnh qua bài viết Thuyết minh về di tích lịch sử, Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em, Thuyết minh về nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh Cung đình Huế, Thuyết minh về một Di Tích Lịch Sử Đền Hùng – Đất Tổ của con Rồng cháu Tiên.

Nguyễn Thị Hương Thủy

Cô giáo Nguyễn Thị Hương Thủy tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiện đang tham gia giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Chu Văn An. Cô có 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh đạt những thành tích cao và đặt chân vào các trường đại học danh tiếng. Cô gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp: giải Nhì trong cuộc thi giáo viên giỏi do thành phố Hà Nội tổ chức, tham gia giảng dạy đội tuyển Học sinh giỏi Quốc gia.
Back to top button