Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu Tài sản công là gì? Quy định sử dụng và quản lý tài sản công như thế nào?
Tài sản công là gì? Tài sản công ở cấp chính quyền địa phương là gì? Thẩm quyền, trách nhiệm và cơ chế giám sát quản lý, sử dụng tào sản công ở địa phương được quy định như thế nào? Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội đã sưu tầm và biên tập trong nội dung bài viết dưới đây:
Tài sản công là gì? Các định nghĩa liên quan đến tài sản công
Tài sản công được định nghĩa như sau:
Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.
Đi liền với tài sản công là các định nghĩa (khái niệm) có liên quan, bao gồm:
Nguồn lực tài chính từ tài sản công là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trụ sở làm việc là đất, nhà làm việc và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
Cơ sở hoạt động sự nghiệp là đất, nhà làm việc, công trình sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân là tài sản công được sử dụng trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và nghiệp vụ quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang nhân dân.
Tài sản chuyên dùng là những tài sản có cấu tạo, công năng sử dụng đặc thù được sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
Đấu giá tài sản công là hình thức bán tài sản công theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Bán trực tiếp tài sản công là hình thức bán tài sản công thông qua việc niêm yết giá hoặc chỉ định người mua tài sản.
Sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết là việc cơ quan, người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài sản công để hợp tác với tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh có thời hạn theo quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước.
Dự án sử dụng vốn nhà nước là các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh.
Tài sản bị tịch thu là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân bị tịch thu theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Hệ thống thông tin về tài sản công là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích, tổng hợp và truy xuất thông tin về tài sản công.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công là tập hợp các dữ liệu về tài sản công được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
Phân loại tài sản công
Theo Luật số 15/2017/QH14 về việc Quản lý, sử dụng tài sản công; Tài sản công được phân loại như sau:
1. Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản quy định tại khoản 4 Điều này (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);
2. Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng);
3. Tài sản công tại doanh nghiệp;
4. Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
5. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;
6. Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;
7. Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.
Quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công ở chính quyền địa phương
Tài sản công ở cấp chính quyền địa phương
Thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương
Chế độ trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương
Cơ chế giám sát quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương
Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương
Việc giám sát đối với quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương hiện nay chủ yếu được thực hiện bằng cơ chế hành chính, thông qua thanh tra và kiểm tra hành chính. Vai trò giám sát của nhân dân chủ yếu được thực hiện bởi cơ chế đại diện, thông qua Hội đồng nhân dân, chưa hình thành cơ chế giám sát cộng đồng. Hơn nữa, do thiếu cơ sở là trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trước người dân nên việc giám sát khó có thể đạt hiệu quả.
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương chủ yếu dựa vào cơ chế hành chính. Mặc dù áp dụng cơ chế hành chính là cần thiết, tuy nhiên, việc chỉ chú trọng vào yêu cầu tuân thủ, chưa chú ý đến phát huy vai trò chủ động của chính quyền địa phương cũng như chưa chú ý phát huy vai trò của người dân địa phương với tư cách là thành phần của sở hữu toàn dân và là người trực tiếp tương tác với các tài sản công tại địa phương có thể coi là điểm thiếu sót trong cơ chế về quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương hiện nay.
Những bất cập nêu trên phần nào lý giải cho những vấn đề nổi cộm phát sinh trong thực tiễn quản lý, sử dụng tài sản công ở cấp chính quyền địa phương, được phản ánh khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm tình trạng tham nhũng, đặc biệt là việc tham nhũng liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai; tình trạng khai thác tài nguyên tràn lan, trong đó có nạn phá rừng; tình trạng lãng phí trong quản lý tài sản công… Đáng chú ý, những vụ việc được phát hiện chủ yếu thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên, ít có trường hợp là kết quả của việc người dân lên tiếng. Do vậy, thời điểm phát hiện thường khá muộn và hậu quả khó khắc phục. Những vấn đề này có thể được giảm thiểu nếu những bất cập về mặt pháp lý như trên được khắc phục, bởi khi đó trách nhiệm của chính quyền trước người dân địa phương rõ ràng hơn và người dân có cơ chế đầy đủ hơn để hưởng lợi cũng như tham gia một cách hữu hiệu vào quá trình quản lý và sử dụng tài sản công tại địa phương.
Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)