Đề bài: Phân tích bài thơ Xuân hiểu của Trần Nhân Tông
Phân tích bài thơ Xuân hiểu của Trần Nhân Tông
I. Dàn ý phân tích bài thơ Xuân hiểu của Trần Nhân Tông (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua anh minh của dân tộc mà còn là một nhà thi sĩ với bao bài thơ hay, trong đó có bài thơ “Xuân hiểu”.
2. Thân bài
* Hai câu thơ đầu:
– Thông báo về hoàn cảnh, về không gian, thời gian (những ngày đầu xuân)
– Sống trọn từng phút, từng giây trong ngày xuân, trong những năm tháng cuộc đời…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích bài thơ Xuân hiểu của Trần Nhân Tông tại đây
II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Xuân hiểu của Trần Nhân Tông (Chuẩn)
Trần Nhân Tông – một trong những vị vua anh minh nhất của dân tộc. Ông luôn dành mọi tình cảm, dốc sức vì nước vì dân. Sau khi nhường ngôi, ông đã quyết định đi theo triết lý đạo Phật, tìm tòi nghiên cứu, mong mang lại những điều tốt đẹp cho nhân dân. Ông là một vị vua đa tài, không chỉ có sự nhạy bén trong việc cầm quân đánh giặc mà còn là một nhà thi sĩ tài ba. “Xuân hiểu” là một bài thơ hay về cuộc sống, về thiên nhiên con người, luôn in đậm trong lòng người cho đến tận ngày nay.
Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm, mùa tràn đầy sức sống, chính bởi vậy, nó luôn là đề tài gây hứng thú cho những người cầm bút. Trần Nhân Tông cũng vậy, bắt gặp cảnh xuân đến, trong lòng không khỏi đầy bồi hồi, ngỡ ngàng:
“Thủy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy.”
(Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay).
Trong buổi sáng đón chào ngày mới, thi nhân vẫn còn ngỡ ngàng trước cảnh vật, sắc trời. Xuân đã đến từ hôm qua, mà lòng có biết? Vậy là mùa xuân đã về, mang theo bao sức sống mới đến đất nước. Có thể nói, tác giả là một người luôn để ý từng chút đến vạn vật xung quanh mình, ông quan tâm đến từng biến đổi của đất trời. Khi ngủ dậy, việc đầu tiên là nhìn ra khung cửa sổ – nơi khung cảnh thiên nhiên để cảm nhận mùa xuân đến. Tác giả luôn trân trọng từng phút từng giây, sống trọn những ngày tháng của cuộc đời.
Trần Nhân Tông là một con người vô cùng yêu quý thiên nhiên, biết thưởng thức những cái đẹp mà tạo hóa mang lại cho cuộc sống con người:
“Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi.”
(Song song đôi bướm trắng
Phất phới sấn hoa bay.)
Mùa đông đem đến những cơn gió rét buốt làm cho cây cối cảnh vật hiu quạnh hơn. Khi xuân về, nó khoác lên mọi cảnh vật một màu sắc mới, tươi sáng, tràn đầy sức sống hơn. Tác giả đã nhắc đến “đôi bướm trắng” trước bởi lẽ, tác giả muốn nhắc đến những chuyển động của cuộc sống, những cái “động” mà vô cùng “tĩnh”. Bởi thi nhân ở đây là một người con của Phật với tâm hồn thanh tịnh, khiến cho mọi vật xung quanh cũng yên bình, nhẹ nhàng theo. Hoa mùa nào có đẹp bằng hoa xuân. Hoa lá, cây cối đua nhau khoe sắc, sự mới mẻ mà đầy tươi mát của thiên nhiên. Trên nền sắc xuân ấy, một đôi bướm trắng tinh tô điểm thêm cho vận vật thêm chuyển động, thêm sôi động hơn nhưng cũng thật yên bình. Có thể thấy tác giả vô cùng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên.
Chỉ vẻn vẹn hai mươi chữ, ta có thể thấy được sự tinh tế của tác giả trong từng câu chữ. Nghệ thuật chấm phá cùng với những hình ảnh gợi hình, gợi tả đã làm nên nét đẹp tinh tế của bài thơ. Một hồn thơ luôn mang sự sống của cảnh vật mà chứa chan tình người.
Qua bài thơ, ta có thể thấy ẩn sâu trong tâm hồn của tác giả là một con người giản dị, mộc mạc, yêu cuộc sống, luôn trân trọng mọi thứ xung quan. Ông đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp không chỉ về cảnh thiên nhiên mà còn là một bức tranh có hồn trong đó. Đây sẽ mãi là một bức tranh xuân sống mãi với thời gian.