Kĩ năng sử dụng Atlat để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Địa lí

Atlat là “cuốn tài liệu” duy nhất mà bạn có thể sử dụng để hỗ trợ mình trong quá trình làm bài kiểm tra. Do đó, nếu bạn biết tận dụng nó, bạn sẽ có rất nhiều lợi thế và hoàn toàn có thể đạt được những điểm số cao như mình mong muốn. Vậy làm như thế nào để sử dụng được nó tốt nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

atlat

Khi sử dụng Atlat, các bạn học sinh cần lưu ý đến những điều gì?

1. Nắm được cấu trúc của cuốn Atlat Địa lí Việt Nam

Người ta ví rằng, nếu như sách giáo khoa địa lí là kênh chữ thì cuốn Atlat địa lí là kênh hình. Bởi nó được xây dựng trên nền tảng chương trình của cuốn sách địa lí Việt Nam. Chính vì vậy mà chương trình ở trong sách địa lí có 4 phần đơn vị kiến thức cơ bản thì ở trong cuốn Atlat địa lí cũng tương tự như vậy.

Nó bao gồm:

  • Từ trang 4 đến trang 14: Địa lí tự nhiên
  • Từ trang 15 đến trang 16: Địa lí dân cư
  • Từ trang 17 đến trang 25: Địa lí các ngành kinh tế
  • Từ trang 26 đến trang 30: Địa lí các vùng kinh tế.

Khi nắm được cấu trúc, bạn sẽ không phải mất thời gian tìm kiếm. Khi xác định được câu hỏi nằm ở phần nào bạn có thể nhanh chóng tìm câu trả lời ngay ở phần đó.

2. Nắm rõ kí hiệu bản đồ trong Atlat

Sẽ có rất nhiều các kí hiệu bản đồ khác nhau ở trong cuốn Atlat địa lí. Vì vậy, bạn phải biết được các kí hiệu ở trên bản đồ. Ví dụ đô thị kí hiệu như thế nào, khoáng sản, thủy điện kí hiệu ra làm sao…Bởi nếu để ý, bạn sẽ thấy, một số trang bản đồ không cho chú thích đi kèm theo. Do đó, nếu rơi vào trường hợp như vậy, bạn chưa nắm rõ chú thích thì chắc chắn bạn sẽ lúng túng.

atlat3

3. Đọc kĩ câu hỏi và áp dụng vào Atlat

Những câu hỏi về sự phân bố, nằm ở đâu, vùng nào… đều có thể sử dụng Atlat địa lí nếu bạn chưa chắc hoặc chưa nhớ lại đáp án.

Ngoài ra, bạn cũng nên dựa vào các biểu đồ trong bản đồ để khai thác tài liệu. Ví dụ như đối với các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, học sinh cũng có thể tìm thấy một vài số liệu ở các biểu đồ trong Atlat.

Biết kết hợp nhiều bản đồ trong Atlat để trả lời cho một câu hỏi.

Đối với những câu hỏi có tính định hướng , cần trả lời nhiều vấn đề, bạn cần phải biết kết hợp và vân dụng nhiều bản đồ khác nhau để đưa ra một câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ: Tại sao đồng bằng Sông Hồng lại là vựa lúa lớn nhất nước ta?

A. Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ

B. Có nhiều hệ thống sông cung cấp nước tưới tiêu

C. Có nguồn lao động dồi dào

D. Cả 3 đáp án trên

Trong trường hợp này, bạn có thể vận dụng về bản đồ đất đai, địa hình, dân cư…để kiểm tra lại nếu bạn còn mơ hồ và chưa chắc chắn.

 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó chính là các bạn học sinh phải  nắm được nền tảng kiến thức cũng như những kĩ năng làm bài. Khi các bạn học sinh luyện đề nhiều, các bạn không chỉ nhớ lại kiến thức mà còn biết thêm được rất nhiều kĩ năng làm đề quý giá.

Back to top button